Những lầm tưởng cố hữu khi lái ôtô

hieusghd

Xe hơi
Biển số
OF-300196
Ngày cấp bằng
29/11/13
Số km
111
Động cơ
309,010 Mã lực
Xăng cao cấp không phải bao giờ cũng tốt hơn xăng thường, quan trọng là động cơ xe phù hợp với loại xăng nào.

Có những kinh nghiệm, lý thuyết về xe hơi được truyền tai từ người này qua người khác, từ đời lài xe trước sang đời lái xe sau, và coi đó là điều đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực tế, có những điều là ngộ nhận, lầm tưởng thành hệ thống. Dưới đây là những sai lầm cơ bản của các lái xe theo tổng hợp của Straitstimes.

1. Xăng cao cấp luôn tốt hơn


Không phải cứ đổ xăng cao cấp hơn thì sẽ tốt cho động cơ hay tiết kiệm nhiên liệu hơn. Thực tế, chọn loại xăng phù hợp với thiết kế của nhà sản xuất mới là đúng đắn. Loại xăng phù hợp cho xe luôn được ghi trong sổ tay hướng dẫn của xe hoặc trong nắp che bình xăng.

Xăng cao cấp hơn được hiểu là loại xăng có chỉ có octane cao hơn. Nếu động cơ ra đời để sử dụng loại xăng có chỉ số octane là 95 nhưng đổ loại xăng có chỉ số octane 98 thì cũng không giúp xe mạnh lên hoặc tiết kiệm nhiên liệu hơn, bền hơn.

2. Để xe nổ máy tiết kiệm nhiên liệu hơn


Hầu hết các tài xế cho rằng việc khởi động lại xe sau một thời gian ở trạng thái chờ sẽ tốn xăng hơn là để xe nổ máy. Lý thuyết này chỉ đúng với những loại xe đời cũ, sử dụng chế hòa khí. Với xe ngày nay sử dụng thiết bị phun xăng điện tử hoặc trực tiếp thì để xe nổ máy tốn xăng hơn nhiều. Các chuyên gia khuyên nên tắt máy nếu chờ lâu hơn một phút.

3. Chỉ thay dầu khi đủ cây số


Nhiều tài xế thường đợi đến khi đi được một quãng đường nhất định mới thay dầu. Nhưng thực tế, dầu để càng lâu, khả năng bôi trơn và bảo vệ động cơ càng giảm.

Ví dụ, nhà sản xuất khuyến khích thay dầu mỗi 10.000 km. Chủ xe đợi 18 tháng để đi hết 10.000 km rồi mới thay dầu, nhưng thời gian quá lâu khiến dầu đọng bụi than, axit nên dù có chạy đủ cây số thì chất lượng dầu đã giảm trước đó. Thời gian hợp lý để thay dầu là mỗi 6 tháng hoặc mỗi 5.000 km.

4. Không cần cài dây an toàn khi chạy chậm


Đây là nhận thực hết sức sai lầm, bởi lẽ tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ tốc độ nào chứ không chỉ khi chạy nhanh. Dây an toàn giúp hãm quán tính của cơ thể khi phanh phải đột ngột, do đó tránh những chấn thương nghiệm trọng. Dù cho xe đang chạy chậm, nhưng nếu bị một xe khác chạy nhanh đâm vào, hoặc tài xế bất ngờ đạp nhầm phanh, ga thì tác hại cũng không khác gì chạy nhanh.

5. Đặt tay ở vị trí 10 giờ 10 phút


Đây là cách đặt tay trên vô-lăng khi lái xe thành thói quen của rất nhiều tài xế bởi cảm thấy thoải mái, và có cảm nhận rõ nét về phản ứng của mặt đường lên tay lái.

Tuy nhiên, túi khí lại không cho phép để tay như thế này. Bởi lẽ, khi xảy ra va chạm, túi khí sẽ bung với tốc độ 200 km/h, nếu để tay hướng 10 giờ 10 phút sẽ trở thành vật cản thu hẹp đường bung của túi khí, đồng thời có thể ép gây thương tích cho tay. Cách đặt tay chuẩn là 9 giờ 15 phút.

6. Phanh khi nổ lốp


Phanh là phản xạ tự nhiên của đại đa số tài xế khi gặp trường hợp nổ lốp. Nhưng khi xe vừa mất trọng tâm, lệch hướng mà phanh gấp sẽ dẫn tới đột ngột mất lái, xoay vòng hoặc trượt. Lời khuyên của chuyên gia là thả phanh, giữ chắc vô-lăng để cố định hướng di chuyển của xe, từ từ chờ xe giảm tốc và đánh lái vào sát lề.
 

CuaTom

Xe đạp
Biển số
OF-208742
Ngày cấp bằng
4/9/13
Số km
29
Động cơ
316,890 Mã lực
Lúc sáng rõ ràng em đọc được 1 bài viết về : Thắt dây an toàn ở Việt Nam coi như là thừa ( vì tác giả phân tích rằng dây an toàn chỉ có tác dụng khi chạy vận tốc trên 80km/h ...gì gì đó), định copy về để các cụ bình loạn, một lúc quay lại tìm nguồn, thì chả thấy đâu các cụ ợ, chắc bị gỡ xuống rồi
 

RR Evoque

Xe tăng
Biển số
OF-313281
Ngày cấp bằng
25/3/14
Số km
1,776
Động cơ
311,990 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
Cầm vô lăng lúc em được học là 10g20.
Dây an toàn thì cứ lên xe là thắt dù là phi xe từ bãi đỗ xe ra đến cổng bảo vệ chỉ có 50m =)). Nó thành thói quen rồi ạ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,253
Động cơ
896,962 Mã lực
Lúc sáng rõ ràng em đọc được 1 bài viết về : Thắt dây an toàn ở Việt Nam coi như là thừa ( vì tác giả phân tích rằng dây an toàn chỉ có tác dụng khi chạy vận tốc trên 80km/h ...gì gì đó), định copy về để các cụ bình loạn, một lúc quay lại tìm nguồn, thì chả thấy đâu các cụ ợ, chắc bị gỡ xuống rồi
Ông ấy bị khùng bác àh!
chưa cần nói lúc va chạm, mà khi chạy vào cua thì dây an toàn cũng đã giúp người ngồi ổm định được tư thế lái rồi!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lúc sáng rõ ràng em đọc được 1 bài viết về : Thắt dây an toàn ở Việt Nam coi như là thừa ( vì tác giả phân tích rằng dây an toàn chỉ có tác dụng khi chạy vận tốc trên 80km/h ...gì gì đó), định copy về để các cụ bình loạn, một lúc quay lại tìm nguồn, thì chả thấy đâu các cụ ợ, chắc bị gỡ xuống rồi
Tầm trên 80km/h mà có va chạm thì kể cả có dây AT cũng không nói mạnh đựoc, các trường hợp đó dây an toàn chỉ tăng khả năng sống sót lên chứ không bảo vệ ta 100%.
Còn ở tốc độ 40-50 (trong phố), nếu va chạm đối đầu thì kính lái vẫn có thể bị húc vỡ (bằng đầu) và vô lăng có thể bị bẹp do lồng ngực đập vào. Chính 1 vụ TN trên cầu Thăng long cách đây 2, 3 năm có 1 xe taxi đâm vào xe khách mà em nhìn ảnh cái vô lăng xe taxi bị méo sệch mà cảm thấy ái ngại cho chú tài xế (lúc đó đã đi viện).
Nói chung cứ lên xe là quàng dây, ít nhất là hàng ghế đầu. Xe em mà ai ko quàng là ra phía sau ngồi. Em có ông anh gấu cũng ko khi nào quàng, lên xe em cũng vậy, em nói: ra kia là CA bắt thì anh trả hộ em nhá, thế là lại lật đật quàng.
 

GFOODS VIETNAM

Đi bộ
Biển số
OF-302851
Ngày cấp bằng
25/12/13
Số km
3
Động cơ
305,330 Mã lực
"Cách đặt tay chuẩn là 9 giờ 15 phút".
Em không biết cụ đưa ra thông tin này là lấy từ đâu nhưng các trường dạy lái xe đều yêu cầu học viên cầm vô lăng theo hường 10h15'
Vậy xin mạn phép hỏi cụ chủ lý do gì mà nhà nước Việt Nam lại dạy "nhân dân" mình 01 mình 01 kiểu như vậy nhỉ....?
Em chưa hiểu mong cụ giải thích giúp em !
 

mr zeus

Xe hơi
Biển số
OF-350107
Ngày cấp bằng
9/1/15
Số km
154
Động cơ
268,872 Mã lực
em bị mắc lỗi đặt tay 10h10p :D
Theo kinh nghiệm của em thì đặt tay dư này là vị trí chuẩn của XE LIÊN XÔ ngày trước. Ngày ấy vành volang của xe to hơn nhiều so với bây giờ, do đó vị trí đặt tay dư này là cực chuẩn, giúp ta lái, xử lý sự cố đột ngột rất chuẩn, linh hoạt. Bây giờ xe có công nghệ xe tiên tiến, việc vận hành xe dễ dàng hơn, quan trọng là vành volang nhỏ hơn nên vị trí đặt tay ấy không còn thích hợp nữa
 

lai thue

Xe điện
Biển số
OF-63648
Ngày cấp bằng
8/5/10
Số km
2,914
Động cơ
467,578 Mã lực
Nơi ở
Bánh đa cua
Tầm trên 80km/h mà có va chạm thì kể cả có dây AT cũng không nói mạnh đựoc, các trường hợp đó dây an toàn chỉ tăng khả năng sống sót lên chứ không bảo vệ ta 100%.
Còn ở tốc độ 40-50 (trong phố), nếu va chạm đối đầu thì kính lái vẫn có thể bị húc vỡ (bằng đầu) và vô lăng có thể bị bẹp do lồng ngực đập vào. Chính 1 vụ TN trên cầu Thăng long cách đây 2, 3 năm có 1 xe taxi đâm vào xe khách mà em nhìn ảnh cái vô lăng xe taxi bị méo sệch mà cảm thấy ái ngại cho chú tài xế (lúc đó đã đi viện).
Nói chung cứ lên xe là quàng dây, ít nhất là hàng ghế đầu. Xe em mà ai ko quàng là ra phía sau ngồi. Em có ông anh gấu cũng ko khi nào quàng, lên xe em cũng vậy, em nói: ra kia là CA bắt thì anh trả hộ em nhá, thế là lại lật đật quàng.
Em cũng gặp 1 lần giống cụ, thằng đó công nhận có anh trai là xxx thật, nhưng e nói luôn, tao ko thích mất time, kể cả mày có gọi được cho a mày thì tao cũng mất 15p vậy thì tốt nhất là mày đừng tinh tướng, mất time của tao
 

Bausi70

Xe hơi
Biển số
OF-366201
Ngày cấp bằng
10/5/15
Số km
103
Động cơ
256,250 Mã lực
Đọc xong bài của cụ này chắc cũng phải sửa lại cách cầm vô lăng,mình toàn cầm 10h10 thành thói quen rồi.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,253
Động cơ
896,962 Mã lực
Khi đường xấu, phải cua, tránh nhiều,... thì phản ứng tự nhiên của em là 10h15. Chẳng phải tự nhiên mà trong trường họ dạy như vậy. Đó là vị trí tay lái (cho người lái quen xe số sàn, tay trái lái chính) linh động nhất khi phải vòng gấp sang cả 2 phía...!
Còn khi lên đường cao tốc, xe gần như chỉ chạy thẳng, cùng lắm là chuyển làn hay lượn nhẹ và chạy ở tốc độ cao theo đường thì góc 9h15, nhưng khi chạy rất dài, lâu ở tốc độ cố định (đang đi số sàn thì chân trái cũng đã bỏ bàn đạp côn đặt lên chỗ nghỉ chân) thì chỉ tay trái ở góc 8h. Ở vị trí này khủy tay trái còn có chỗ kê bọc da có mút bên cửa!

Em cũng có thời gian gần 5 hay 6 năm ngồi ghế phụ với 1 bác lái xe Đoàn 12 (đoàn xe phụ vụ chuyên gia - trụ sở cũ ở KS La Thành hện nay). Cách cầm vô lăng vẫn bị gọi là "ôm vô lăng": 10h10. Chắc do bác ấy là lính lái xe Trường Sơn cũ, chỉ biết mỗi loại đường cực xấu. Nhưng với cái Uát đi với bác ấy khắp nơi trên miền Bắc mà chưa bao giờ bị dừng lại giữa đường. Chắc cũng do thói quen thời Trường Sơn mà cứ dừng xe là bác ấy bật nắp ca bô xe rồi hý hoáy...!
 
Chỉnh sửa cuối:

Sleeping Dragon

Xe buýt
Biển số
OF-312180
Ngày cấp bằng
18/3/14
Số km
849
Động cơ
305,158 Mã lực
Cách cầm vô lăng 10h10' ngày xưa có lẽ là do xe thời đó chưa có túi khí chăng? Chứ em đi học thì thầy cũng dạy cầm vô lăng ở 9h15' các cụ ạ. :)
 

giadinhcovua

Xe đạp
Biển số
OF-374923
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
35
Động cơ
248,150 Mã lực
bài viết rất hay
 

SM3PE

Xe buýt
Biển số
OF-319098
Ngày cấp bằng
10/5/14
Số km
715
Động cơ
298,920 Mã lực
Nơi ở
Cầu giấy - Hà nội
Thời gian hợp lý để thay dầu là mỗi 6 tháng hoặc mỗi 5.000 km.
Cái này chỉ đúng với dầu gốc khoáng thôi cụ ơi! Dầu tổng hợp toàn phần thì tối thiểu là gấp đôi thậm chí là còn có thể gấp 3 về số km hay thời gian nếu ít đi trong phố. Em thường dùng dầu tổng hợp toàn phần 5W30 cứ khoảng 1,5 vạn km hoặc 12 tháng tuỳ điều kiện nào đến trước là em thay. (Theo khuyến cáo của nhà sx thì dầu tổng hợp toàn phần có thể dùng tới 16.000 dặm tương đương 2,5 vạn km)
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
Lúc sáng rõ ràng em đọc được 1 bài viết về : Thắt dây an toàn ở Việt Nam coi như là thừa ( vì tác giả phân tích rằng dây an toàn chỉ có tác dụng khi chạy vận tốc trên 80km/h ...gì gì đó), định copy về để các cụ bình loạn, một lúc quay lại tìm nguồn, thì chả thấy đâu các cụ ợ, chắc bị gỡ xuống rồi
bác tìm với từ khóa Crash test, tiêu chuẩn là tốc độ 50kmh đối với xe con, đâm trực diện vào tường bê tông.
Ko đeo dây thì chắc chắn là gẫy chân.
Có thể đập ngực vào vô lăng và mất mạng.

Có dây thì chắc chắn sống sót, có bị thương tùy trường hợp, nhưng còn giữ được cái mạng.
 

bandieuhanh

Xe hơi
Biển số
OF-377383
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
193
Động cơ
247,766 Mã lực
Tuổi
35
Hữu ích, oánh dấu để hóng!
 

kunitakara

Xe hơi
Biển số
OF-300706
Ngày cấp bằng
5/12/13
Số km
179
Động cơ
309,190 Mã lực
dây an toàn xe em không đeo vào thì nó kêu inh ỏi, lâu dần thành quen các cụ ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top