- Biển số
- OF-391903
- Ngày cấp bằng
- 13/11/15
- Số km
- 456
- Động cơ
- 239,480 Mã lực
- Tuổi
- 39
Bài viết khá hay, cảm động và thật nhiều ý nghĩa. Cháu đưa về đây để các cụ cùng đọc và suy ngẫm.
Những kilomet cuối cùng của cuộc đời - Nghẹn lòng với câu chuyện có thật
Nếu bạn người quan tâm tới tôi và hành trình của tôi xin hãy đọc hết bài viết này. Dù nó hơi dài nhưng chất chứa rất nhiều tình cảm và ý nghĩa. Chỉ vẻn vẹn hơn 100km trong 6 tiếng đồng hồ đi từ Đà Nẵng ra Huế nhưng cô đọng lại rất nhiều cảm xúc, nỗi buồn và có cả sự tang tóc mất mát.
8h00 sáng tạm biệt thành phố Đà Nẵng, xuôi theo đường Nguyễn Tất Thành tôi vượt đèo Hải Vân để tới Huế. Gần tới Hải Vân Quan xe tôi bị bể bánh sau khi dừng lại tranh thủ chụp hình. Mất hơn một tiếng đồng hồ, vừa thay ruột xe, vừa ngắm cảnh chụp hình tôi rời khỏi đèo Hải Vân dưới cơn mưa phùn đặc trưng của xứ Huế.
Chuẩn bị lên đèo Phước Tượng tôi thấy trước mặt mình một anh CSGT đang vẩy chiếc xe Airblade đi trước xin quá giang lên đèo. Đến đoạn giữa đèo anh CSGT dừng lại xuống xe. Tại đó một chiếc xe tải lớn đổ sát bên đường, cạnh bên đó một chiếc Exciter màu xanh dương mới cóng đang nằm sõng soài giữa đường đèo. Từ gầm xe tải loan ra vũng máu tươi. Vội tấp xe vào lề, lấy túi cứu thương chạy tới anh CSGT tôi lên tiếng:
- Để em giúp, em có túi cứu thương.
- Chú xem băng bó cho người ta với.
Vừa tiến lại gần gầm xe, tôi bàng hoàng trước cảnh tượng mình thấy. Một thanh niên chỉ hơn 20 tuổi nằm gọn dưới gầm xe. Trên đầu thằng bé lộ rõ mồn một hai vết vỡ sọ chạy dài hơn 10cm, máu từ đó tuôn xối xả xuống mặt đường, vùng máu gần nạn nhân đã đong cứng lại chứng tỏ tai nạn xẩy ra cách đây cũng khá lâu. Xanh mặt tôi vội quay đi trấn an mình. Tình huống tôi gặp hôm nay nằm ngoài khả năng sơ cứu của tôi và những dụng cụ y tế chứa trong cái túi này. Vội chạy lại anh cảnh sát:
- Nó bị nặng lắm! Anh đang mặc áo ngành! Anh chặn xe lại cho em, em cần một chiếc xe du lịch hay bán tải càng tốt.
- Ừ để anh chặn.
Trong lúc đó từ carbin xe vang lên những tiếng nấc nghẹn. Anh CSGT lên tiếng hỏi người đàn ông đứng cạnh xe:
- Ai đang khóc trên đó?
- Dạ tài xế, em là phụ xe thôi. Tội nó lắm anh vợ nó sắp đẻ rồi.
Từ gầm xe tôi thấy chàng thanh niên đó đang nặng nhọc kéo những hơi thở dài một cách khó khăn, thoi thóp vô vọng. Trong lúc này anh CSGT cũng đã ra hiệu cho khoảng 3 chiếc xe dừng lại, nhưng trái với suy nghĩ ban đầu của tôi về sức mạnh của bộ đồng phục CSGT cả ba tài xế lắc tay rồi tăng ga bỏ chạy ra khỏi hiện trường. Từ hướng Huế và Đà Nẵng một chiếc xe bán tải màu trắng đang đi tới – nó là chiếc xe mà tôi đang cần.
- Anh chặn chiếc đó lại cho em!
Anh bước ra giữa đường, huýt còi đưa gậy thẳng đứng hướng về xe ra hiệu dừng lại. Anh tài xế ngồi trên xe lắc đầu rồi cũng như ba chiếc xe trước tăng ga bỏ đi khỏi hiện trường.
Từng phút đang trôi qua dưới cơn mưa này, mỗi nhịp đập của trái tim chàng trai đó, những nhịp thở khò khè đáng giá ngàn vàng với anh ta và gia đình anh ta. Quá bức xúc trước cảnh tượng vô tâm của những chiếc xe trên. Tôi bỏ hết đồ trên xe mình xuống rồi lên tiếng:
- Anh coi đồ giúp em nhé – nói với người cảnh sát. Hai anh đem nạn nhân ra đây em đưa đi cấp cứu bằng xe máy – mắt tôi hướng về người lơ xe và bác tài.
- Chắc nó không qua khỏi đâu chú à – anh CSGT đáp lời tôi.
- Còn nước còn tát! Bệnh viện gần nhất hướng nào? Cách đây bao nhiêu km anh? – tôi trả lời anh CSGT.
- Chú xuống hết đèo Phước Tượng này, còn khoảng 4km.
Vừa lúc đó anh phụ xe và tài xế cũng đã đem được nạn nhân ra khỏi gầm xe. Tôi cầm lái, cậu thanh niên ngồi giữa, anh tài xế ôm chặt nó từ phía sau. Xe tống ba hướng thẳng về bệnh viện. Tiếng anh tài xế khóc nhấc dưới mưa phùn vang lên sau xe tôi:
- Trời ơi! Sao mà tôi khổ quá vậy trời, vợ anh sắp đẻ đó chú. Nhà anh nghèo lắm tiền đâu mà đền cho nó đây. Nó mà dở sống dở chết nuôi suốt đời sao nổi! Trời ơi là trời!
- Anh lái sao mà va phải nó?
- Anh đang ôm cua xuống đèo, anh chạy chậm lắm, hai thằng nó ôm cua lên đèo không hết rồi lao vô gầm xe anh mà. Thằng kia nhẹ hơn có người chở đi rồi. Trời ơi là trời! Sao tui khổ quá! Năm ni là năm tuổi mà.
- Xe anh có camera hành trình không?
- Xe anh không có chú à. Anh lái xe thuê mà.
Cứ như thế tiếng gào khóc sau xe và cơn mưa phùn trước mặt như những nhát cắt vào tim tôi. Phía sau lưng, tôi còn nghe rõ từng nhịp thở của thằng bé. Nhanh lên! Phải nhanh lên!
- Anh tên gì?
- Chớp - người tài xế đáp lời.
- Anh Chớp theo đạo gì?
- Nhà anh theo đạo Phật.
- Anh đừng khóc nữa, không làm được gì đâu. Niệm Phật theo em đi. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
- NAM MÔ A Di ĐÀ PHẬT – tiếng niệm Phật gấp gáp kèm những tiếng nấc từ cổ họng anh Chớp.
- Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.
- Bồ Tát cứu khổ cứu nạn. – anh Chớp lặp lại lời tôi.
Trung tâm y tế huyện Phú Lộc hiện ra trước mắt, tôi chạy thẳng xe vào phòng cấp cứu. Các y tá, bác sĩ, người nhà bệnh nhân gần đó vội lao tới đỡ chàng thanh niên. Sau khi nạn nhân đã nằm yên trên băng ca, bác sĩ cẩn thận lại bắt mạch ở tay, sau đó lấy ống nghe đặt sát vào tim. Như vẫn chưa tin vào những gì mình thấy vị bác sĩ lớn tuổi lại lấy đèn pin rồi vạch mắt nạn nhân soi vào quan sát. Đồng tử đã giãn, không còn phản ứng với ánh sáng. Im lặng đôi chút bác sĩ lên tiếng:
- Nó qua đời trước khi đến đây rồi chú à!
Tôi vừa nhắm mắt lại, ngẩng đầu lên cao trước sự bất lực của mình. Anh Chớp ngồi thụp xuống hai tay ôm mặt mà gào lên: “Trời ơi là trời! Sao tôi khổ quá vậy trời. Vợ tôi sắp đẻ tới nơi rồi, tiền đâu mà lo cho nó đây.” Những vết máu của nạn nhân vẫn còn bám đầy gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay chai sạn của anh.
- Chú có thương thì thương cho trót, nhờ chú chỉnh cho em nó nằm ngay ngắn lại để chị phủ khăn lên cho nó – chị y tá nói với tôi sau khi đã lau sạch vết máu trên mặt nạn nhân.
- Dạ chị.
Tôi và hai người thanh niên nữa chỉnh sửa dáng nằm cho thằng bé thật ngay ngắn. Một tấm drap trắng (loại hay dùng ở bệnh viện) được phủ lên chàng trai trẻ. Đôi bàn tay của cậu ta lạnh ngắt chuyển từ từ sang màu xám trắng. Kết thúc một số phận ngắn ngủi.
Dẫn xe ra khỏi bệnh viện để chạy về hiện trường lấy đồ, từ phía sau anh Chớp gọi vọng theo trong tiếng nấc:
- Chú ơi cho anh quá giang với.
- Dạ, anh lên xe em chở.
Dưới chân xe tôi là mảnh nón bảo hiểm vỡ vụn của nạn nhân. Nhìn qua thôi tôi cũng biết nó là một cái nón dỏm, không đạt chuẩn, phía trong không hề có lớp mút giảm chấn, loại nón hai ba chục ngàn hay bán ngoài đường, người đi đường hay đội đối phó với công an. Anh Chớp vung chân đá mạnh vào cái xác nón đó rồi chửi thề:
- Mạ nó! Nó đội cái nón ni hỏi sao mà không chết! – tiếng nấc nghẹn vẫn vang lên sau câu chửi thề.
Về lại hiện trường, lúc này cơ quan chức năng đã có mặt đầy đủ. Bác sĩ pháp y đang lúi cúi thu dọn mẫu da đầu, lấy dấu máu nạn nhân. Điều tra viên thì đánh số những vật chứng còn lại ở hiện trường rồi chụp ảnh. Vị đại diện viện kiểm soát nhân dân với cái áo màu xanh đậm, phù hiệu trên cổ áo là cái khiêng, đeo lon thiếu tá thì đang hỏi cung phụ xe. CSGT đang điều tiết xe cộ. Trải dài trên mặt đường là vết máu đang lỗ chỗ với những giọt mưa xuân. Có lẽ cách đây vài phút hai chàng thanh niên đó còn đang cười đùa, ai ngờ đâu đó lại là những km cuối cùng!
Nếu bạn đã đọc tới đây, tôi xin cảm ơn bạn vì đã đồng cảm và theo dõi chuyến đi của tôi. Tôi viết không nhằm mục đích kể về những việc mình đã làm mà là để ghi lại cảm xúc và gửi đến mọi người một vài lời khuyên sau:
Với những anh em làm tài xế, hay nhà có xe hơi thì đừng vì tiếc tiền hay bận bịu mà không lắp cho xe một cái camera hành trình. Như tình huống anh tài xế trên, theo tôi quan sát xe của chạy đúng đường đúng vạch nhưng quanh anh lúc này không có bất cứ một minh chứng gì cho lời anh nói. Vì nhân chứng duy nhất là tôi lại đến khi mọi việc đã xong.
Với những bạn trẻ có đam mê du lịch bụi, phượt, ham mê khám phá v…v…. Thì đừng ỉ lại vào tay lái của mình, một tai nạn xẩy ra không chỉ là nỗi đau cho gia đình các bạn mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến những người cùng di chuyển trên tuyến đường đó. Như anh tài xế kia nhận phải tai bay vạ gió từ một thằng nhỏ chạy ẩu. Cũng đừng tiếc tiền mà không mua cho mình một cái nón bảo hiểm đạt chuẩn. Tôi sẽ bị ám ảnh mãi bởi cú đá và câu chửi thề mà anh tài xế trút lên cái vỏ nón dỏm kia.
Với những bậc phụ huynh, cha mẹ, xin đừng vì bài viết này của tôi mà không cho con em mình được tự do khám phá, du lịch. Điều quan trọng không phải là con em các vị đi xa hay gần, đi với ai mà là con em các vị đi với ý thức thế nào, với tinh thần và mục đích ra sao? Bản thân tôi là một người đi du lịch bụi rất nhiều và thường xuyên đi một mình nhưng mỗi chuyến đi đều bình an do biết tự bảo vệ mình và thu nhận được rất nhiều những bài học giá trị sau mỗi kilomet.
Phải chăng một bàn tay vô hình của một đấng thần linh nào đó đã khiến tôi hư xe ở giữa đèo, giữ chân tôi lại hơn một tiếng đồng hồ để có dịp được gặp và tiễn chàng trai kia đi đoạn đường cuối cùng của cuộc đời tươi trẻ dưới mưa phùn.
Thị trấn Phú Lộc – 13h43 phút ngày 20 tháng 2 năm 2016.
Chú thích ảnh: hình ảnh trong bài viết là chiếc mũ bảo hiểm dỏm mà chàng thanh niên kia đã sử dụng trong những km cuối cùng của đời mình. Ảnh được chụp sau cú đá kèm câu chửi thể của anh Chớp “Mạ nó! Nó đội cái nón ni hỏi sao mà không chết!”
http://tuyencongnhan.vn/tin-tuc/nhung-kilomet-cuoi-cung-cua-cuoc-doi-nghen-long-voi-cau-chuyen-co-that
Những kilomet cuối cùng của cuộc đời - Nghẹn lòng với câu chuyện có thật
Nếu bạn người quan tâm tới tôi và hành trình của tôi xin hãy đọc hết bài viết này. Dù nó hơi dài nhưng chất chứa rất nhiều tình cảm và ý nghĩa. Chỉ vẻn vẹn hơn 100km trong 6 tiếng đồng hồ đi từ Đà Nẵng ra Huế nhưng cô đọng lại rất nhiều cảm xúc, nỗi buồn và có cả sự tang tóc mất mát.
8h00 sáng tạm biệt thành phố Đà Nẵng, xuôi theo đường Nguyễn Tất Thành tôi vượt đèo Hải Vân để tới Huế. Gần tới Hải Vân Quan xe tôi bị bể bánh sau khi dừng lại tranh thủ chụp hình. Mất hơn một tiếng đồng hồ, vừa thay ruột xe, vừa ngắm cảnh chụp hình tôi rời khỏi đèo Hải Vân dưới cơn mưa phùn đặc trưng của xứ Huế.
Chuẩn bị lên đèo Phước Tượng tôi thấy trước mặt mình một anh CSGT đang vẩy chiếc xe Airblade đi trước xin quá giang lên đèo. Đến đoạn giữa đèo anh CSGT dừng lại xuống xe. Tại đó một chiếc xe tải lớn đổ sát bên đường, cạnh bên đó một chiếc Exciter màu xanh dương mới cóng đang nằm sõng soài giữa đường đèo. Từ gầm xe tải loan ra vũng máu tươi. Vội tấp xe vào lề, lấy túi cứu thương chạy tới anh CSGT tôi lên tiếng:
- Để em giúp, em có túi cứu thương.
- Chú xem băng bó cho người ta với.
Vừa tiến lại gần gầm xe, tôi bàng hoàng trước cảnh tượng mình thấy. Một thanh niên chỉ hơn 20 tuổi nằm gọn dưới gầm xe. Trên đầu thằng bé lộ rõ mồn một hai vết vỡ sọ chạy dài hơn 10cm, máu từ đó tuôn xối xả xuống mặt đường, vùng máu gần nạn nhân đã đong cứng lại chứng tỏ tai nạn xẩy ra cách đây cũng khá lâu. Xanh mặt tôi vội quay đi trấn an mình. Tình huống tôi gặp hôm nay nằm ngoài khả năng sơ cứu của tôi và những dụng cụ y tế chứa trong cái túi này. Vội chạy lại anh cảnh sát:
- Nó bị nặng lắm! Anh đang mặc áo ngành! Anh chặn xe lại cho em, em cần một chiếc xe du lịch hay bán tải càng tốt.
- Ừ để anh chặn.
Trong lúc đó từ carbin xe vang lên những tiếng nấc nghẹn. Anh CSGT lên tiếng hỏi người đàn ông đứng cạnh xe:
- Ai đang khóc trên đó?
- Dạ tài xế, em là phụ xe thôi. Tội nó lắm anh vợ nó sắp đẻ rồi.
Từ gầm xe tôi thấy chàng thanh niên đó đang nặng nhọc kéo những hơi thở dài một cách khó khăn, thoi thóp vô vọng. Trong lúc này anh CSGT cũng đã ra hiệu cho khoảng 3 chiếc xe dừng lại, nhưng trái với suy nghĩ ban đầu của tôi về sức mạnh của bộ đồng phục CSGT cả ba tài xế lắc tay rồi tăng ga bỏ chạy ra khỏi hiện trường. Từ hướng Huế và Đà Nẵng một chiếc xe bán tải màu trắng đang đi tới – nó là chiếc xe mà tôi đang cần.
- Anh chặn chiếc đó lại cho em!
Anh bước ra giữa đường, huýt còi đưa gậy thẳng đứng hướng về xe ra hiệu dừng lại. Anh tài xế ngồi trên xe lắc đầu rồi cũng như ba chiếc xe trước tăng ga bỏ đi khỏi hiện trường.
Từng phút đang trôi qua dưới cơn mưa này, mỗi nhịp đập của trái tim chàng trai đó, những nhịp thở khò khè đáng giá ngàn vàng với anh ta và gia đình anh ta. Quá bức xúc trước cảnh tượng vô tâm của những chiếc xe trên. Tôi bỏ hết đồ trên xe mình xuống rồi lên tiếng:
- Anh coi đồ giúp em nhé – nói với người cảnh sát. Hai anh đem nạn nhân ra đây em đưa đi cấp cứu bằng xe máy – mắt tôi hướng về người lơ xe và bác tài.
- Chắc nó không qua khỏi đâu chú à – anh CSGT đáp lời tôi.
- Còn nước còn tát! Bệnh viện gần nhất hướng nào? Cách đây bao nhiêu km anh? – tôi trả lời anh CSGT.
- Chú xuống hết đèo Phước Tượng này, còn khoảng 4km.
Vừa lúc đó anh phụ xe và tài xế cũng đã đem được nạn nhân ra khỏi gầm xe. Tôi cầm lái, cậu thanh niên ngồi giữa, anh tài xế ôm chặt nó từ phía sau. Xe tống ba hướng thẳng về bệnh viện. Tiếng anh tài xế khóc nhấc dưới mưa phùn vang lên sau xe tôi:
- Trời ơi! Sao mà tôi khổ quá vậy trời, vợ anh sắp đẻ đó chú. Nhà anh nghèo lắm tiền đâu mà đền cho nó đây. Nó mà dở sống dở chết nuôi suốt đời sao nổi! Trời ơi là trời!
- Anh lái sao mà va phải nó?
- Anh đang ôm cua xuống đèo, anh chạy chậm lắm, hai thằng nó ôm cua lên đèo không hết rồi lao vô gầm xe anh mà. Thằng kia nhẹ hơn có người chở đi rồi. Trời ơi là trời! Sao tui khổ quá! Năm ni là năm tuổi mà.
- Xe anh có camera hành trình không?
- Xe anh không có chú à. Anh lái xe thuê mà.
Cứ như thế tiếng gào khóc sau xe và cơn mưa phùn trước mặt như những nhát cắt vào tim tôi. Phía sau lưng, tôi còn nghe rõ từng nhịp thở của thằng bé. Nhanh lên! Phải nhanh lên!
- Anh tên gì?
- Chớp - người tài xế đáp lời.
- Anh Chớp theo đạo gì?
- Nhà anh theo đạo Phật.
- Anh đừng khóc nữa, không làm được gì đâu. Niệm Phật theo em đi. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
- NAM MÔ A Di ĐÀ PHẬT – tiếng niệm Phật gấp gáp kèm những tiếng nấc từ cổ họng anh Chớp.
- Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.
- Bồ Tát cứu khổ cứu nạn. – anh Chớp lặp lại lời tôi.
Trung tâm y tế huyện Phú Lộc hiện ra trước mắt, tôi chạy thẳng xe vào phòng cấp cứu. Các y tá, bác sĩ, người nhà bệnh nhân gần đó vội lao tới đỡ chàng thanh niên. Sau khi nạn nhân đã nằm yên trên băng ca, bác sĩ cẩn thận lại bắt mạch ở tay, sau đó lấy ống nghe đặt sát vào tim. Như vẫn chưa tin vào những gì mình thấy vị bác sĩ lớn tuổi lại lấy đèn pin rồi vạch mắt nạn nhân soi vào quan sát. Đồng tử đã giãn, không còn phản ứng với ánh sáng. Im lặng đôi chút bác sĩ lên tiếng:
- Nó qua đời trước khi đến đây rồi chú à!
Tôi vừa nhắm mắt lại, ngẩng đầu lên cao trước sự bất lực của mình. Anh Chớp ngồi thụp xuống hai tay ôm mặt mà gào lên: “Trời ơi là trời! Sao tôi khổ quá vậy trời. Vợ tôi sắp đẻ tới nơi rồi, tiền đâu mà lo cho nó đây.” Những vết máu của nạn nhân vẫn còn bám đầy gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay chai sạn của anh.
- Chú có thương thì thương cho trót, nhờ chú chỉnh cho em nó nằm ngay ngắn lại để chị phủ khăn lên cho nó – chị y tá nói với tôi sau khi đã lau sạch vết máu trên mặt nạn nhân.
- Dạ chị.
Tôi và hai người thanh niên nữa chỉnh sửa dáng nằm cho thằng bé thật ngay ngắn. Một tấm drap trắng (loại hay dùng ở bệnh viện) được phủ lên chàng trai trẻ. Đôi bàn tay của cậu ta lạnh ngắt chuyển từ từ sang màu xám trắng. Kết thúc một số phận ngắn ngủi.
Dẫn xe ra khỏi bệnh viện để chạy về hiện trường lấy đồ, từ phía sau anh Chớp gọi vọng theo trong tiếng nấc:
- Chú ơi cho anh quá giang với.
- Dạ, anh lên xe em chở.
Dưới chân xe tôi là mảnh nón bảo hiểm vỡ vụn của nạn nhân. Nhìn qua thôi tôi cũng biết nó là một cái nón dỏm, không đạt chuẩn, phía trong không hề có lớp mút giảm chấn, loại nón hai ba chục ngàn hay bán ngoài đường, người đi đường hay đội đối phó với công an. Anh Chớp vung chân đá mạnh vào cái xác nón đó rồi chửi thề:
- Mạ nó! Nó đội cái nón ni hỏi sao mà không chết! – tiếng nấc nghẹn vẫn vang lên sau câu chửi thề.
Về lại hiện trường, lúc này cơ quan chức năng đã có mặt đầy đủ. Bác sĩ pháp y đang lúi cúi thu dọn mẫu da đầu, lấy dấu máu nạn nhân. Điều tra viên thì đánh số những vật chứng còn lại ở hiện trường rồi chụp ảnh. Vị đại diện viện kiểm soát nhân dân với cái áo màu xanh đậm, phù hiệu trên cổ áo là cái khiêng, đeo lon thiếu tá thì đang hỏi cung phụ xe. CSGT đang điều tiết xe cộ. Trải dài trên mặt đường là vết máu đang lỗ chỗ với những giọt mưa xuân. Có lẽ cách đây vài phút hai chàng thanh niên đó còn đang cười đùa, ai ngờ đâu đó lại là những km cuối cùng!
Nếu bạn đã đọc tới đây, tôi xin cảm ơn bạn vì đã đồng cảm và theo dõi chuyến đi của tôi. Tôi viết không nhằm mục đích kể về những việc mình đã làm mà là để ghi lại cảm xúc và gửi đến mọi người một vài lời khuyên sau:
Với những anh em làm tài xế, hay nhà có xe hơi thì đừng vì tiếc tiền hay bận bịu mà không lắp cho xe một cái camera hành trình. Như tình huống anh tài xế trên, theo tôi quan sát xe của chạy đúng đường đúng vạch nhưng quanh anh lúc này không có bất cứ một minh chứng gì cho lời anh nói. Vì nhân chứng duy nhất là tôi lại đến khi mọi việc đã xong.
Với những bạn trẻ có đam mê du lịch bụi, phượt, ham mê khám phá v…v…. Thì đừng ỉ lại vào tay lái của mình, một tai nạn xẩy ra không chỉ là nỗi đau cho gia đình các bạn mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến những người cùng di chuyển trên tuyến đường đó. Như anh tài xế kia nhận phải tai bay vạ gió từ một thằng nhỏ chạy ẩu. Cũng đừng tiếc tiền mà không mua cho mình một cái nón bảo hiểm đạt chuẩn. Tôi sẽ bị ám ảnh mãi bởi cú đá và câu chửi thề mà anh tài xế trút lên cái vỏ nón dỏm kia.
Với những bậc phụ huynh, cha mẹ, xin đừng vì bài viết này của tôi mà không cho con em mình được tự do khám phá, du lịch. Điều quan trọng không phải là con em các vị đi xa hay gần, đi với ai mà là con em các vị đi với ý thức thế nào, với tinh thần và mục đích ra sao? Bản thân tôi là một người đi du lịch bụi rất nhiều và thường xuyên đi một mình nhưng mỗi chuyến đi đều bình an do biết tự bảo vệ mình và thu nhận được rất nhiều những bài học giá trị sau mỗi kilomet.
Phải chăng một bàn tay vô hình của một đấng thần linh nào đó đã khiến tôi hư xe ở giữa đèo, giữ chân tôi lại hơn một tiếng đồng hồ để có dịp được gặp và tiễn chàng trai kia đi đoạn đường cuối cùng của cuộc đời tươi trẻ dưới mưa phùn.
Thị trấn Phú Lộc – 13h43 phút ngày 20 tháng 2 năm 2016.
Chú thích ảnh: hình ảnh trong bài viết là chiếc mũ bảo hiểm dỏm mà chàng thanh niên kia đã sử dụng trong những km cuối cùng của đời mình. Ảnh được chụp sau cú đá kèm câu chửi thể của anh Chớp “Mạ nó! Nó đội cái nón ni hỏi sao mà không chết!”
http://tuyencongnhan.vn/tin-tuc/nhung-kilomet-cuoi-cung-cua-cuoc-doi-nghen-long-voi-cau-chuyen-co-that