- Biển số
- OF-318532
- Ngày cấp bằng
- 6/5/14
- Số km
- 2,756
- Động cơ
- 319,833 Mã lực
Đi về cái thời xa xôi quá rồi, em quay lại cái thời gần đây thôi
ĐẢO CHÍNH 11-11-1960
Đảo chánh 11-11-1960. Trung tá Vương Văn Đông tại buổi họp báo
Trung tá Vương Văn Đông, 28 tuổi, một trong hai sĩ quan cầm đầu cuộc đảo chánh, tại buổi họp báo.
Ngày 11 tháng 11 năm 1960, cuộc đảo chính quân sự nổ ra. Do lợi thế bất ngờ, quân đảo chính nhanh chóng làm chủ tình hình và kiểm soát một số vị trí quan trọng. Lực lượng chính của quân đảo chính gồm 3 tiểu đoàn dù cộng với một số đơn vị biệt động quân, thiết giáp, do Trung tá Vương Văn Đông trực tiếp chỉ huy đã tiến hành bao vây dinh Độc Lập.
Cuộc đảo chính có một số thành công bước đầu. Một số chính khách và **** phái đối lập cũng tuyên bố ủng hộ và tập hợp lực lượng chính trị ủng hộ đảo chính. Tuy nhiên, do tổ chức kém, sự chần chờ và thiếu mục đích rõ ràng nên quân đảo chính sớm lâm vào thế thất bại. Quân đảo chính không chiếm được đài phát thanh, không ngăn chặn các cửa ngõ vào Sài Gòn, không cắt đường điện thoại từ trong dinh, nhờ đó tổng thống Diệm đã liên lạc được với các sĩ quan còn trung thành với chính phủ, đề nghị tập hợp lực lượng để phản đảo chính. Bên cạnh đó, lợi dụng sự dao động trong mục tiêu của các chỉ huy, từ lật đổ chính phủ sang cải tổ chính phủ, tổng thống Diệm đã dùng các biện pháp trì hoãn để chờ quân đội tiến về giải vây.
Ngày 12 tháng 11, lực lượng bộ binh và thiết giáp thuộc Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho do đại tá Huỳnh Văn Cao Tư lệnh cùng bộ binh và pháo binh thuộc Sư đoàn 21 đóng ở Sa Đéc do đại tá Trần Thiện Khiêm Tư lệnh và trung tá Bùi Dzinh Tư lệnh phó kiêm tham mưu trưởng đã tiến vào Sài Gòn, giao tranh với quân đảo chính. Quân đảo chính nhanh chóng thất bại. Trung tá Vương Văn Đông đã cố gắng liên lạc với Đại sứ Hoa Kỳ Elbridge Durbrow để tìm sự ủng hộ, tuy nhiên Durbrow nhanh chóng nhận ra thế yếu của quân đảo chính và từ chối. Đại tá Nguyễn Chánh Thi cùng với Trung tá Vương Văn Đông, Thiếu tá Nguyễn Triệu Hồng cướp máy bay và bắt Trung tướng Thái Quang Hoàng, Tư lệnh Quân khu Thủ đô, làm con tin và ép Thiếu tá Phan Phụng Tiên làm phi công lái máy bay đào thoát sang Campuchia tị nạn[4]. Đại úy Phan Lạc Tuyên đào thoát bằng đường bộ qua biên giới.
Sau khi kiểm soát được tình hình, tổng thống Diệm đã trừng phạt nghiêm khắc với các chính khách và sĩ quan tham gia hoặc ủng hộ đảo chính. Tuy nhiên, cuộc đảo chính cũng đánh dấu một thời kỳ báo hiệu sự suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm, khi họ không chỉ có kẻ thù là những người Cộng sản mà còn có những người được xem là đồng minh trong cuộc chiến chống lại những người Cộng sản.[5]
ĐẢO CHÍNH 11-11-1960
Đảo chánh 11-11-1960. Trung tá Vương Văn Đông tại buổi họp báo
Trung tá Vương Văn Đông, 28 tuổi, một trong hai sĩ quan cầm đầu cuộc đảo chánh, tại buổi họp báo.
Ngày 11 tháng 11 năm 1960, cuộc đảo chính quân sự nổ ra. Do lợi thế bất ngờ, quân đảo chính nhanh chóng làm chủ tình hình và kiểm soát một số vị trí quan trọng. Lực lượng chính của quân đảo chính gồm 3 tiểu đoàn dù cộng với một số đơn vị biệt động quân, thiết giáp, do Trung tá Vương Văn Đông trực tiếp chỉ huy đã tiến hành bao vây dinh Độc Lập.
Cuộc đảo chính có một số thành công bước đầu. Một số chính khách và **** phái đối lập cũng tuyên bố ủng hộ và tập hợp lực lượng chính trị ủng hộ đảo chính. Tuy nhiên, do tổ chức kém, sự chần chờ và thiếu mục đích rõ ràng nên quân đảo chính sớm lâm vào thế thất bại. Quân đảo chính không chiếm được đài phát thanh, không ngăn chặn các cửa ngõ vào Sài Gòn, không cắt đường điện thoại từ trong dinh, nhờ đó tổng thống Diệm đã liên lạc được với các sĩ quan còn trung thành với chính phủ, đề nghị tập hợp lực lượng để phản đảo chính. Bên cạnh đó, lợi dụng sự dao động trong mục tiêu của các chỉ huy, từ lật đổ chính phủ sang cải tổ chính phủ, tổng thống Diệm đã dùng các biện pháp trì hoãn để chờ quân đội tiến về giải vây.
Ngày 12 tháng 11, lực lượng bộ binh và thiết giáp thuộc Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho do đại tá Huỳnh Văn Cao Tư lệnh cùng bộ binh và pháo binh thuộc Sư đoàn 21 đóng ở Sa Đéc do đại tá Trần Thiện Khiêm Tư lệnh và trung tá Bùi Dzinh Tư lệnh phó kiêm tham mưu trưởng đã tiến vào Sài Gòn, giao tranh với quân đảo chính. Quân đảo chính nhanh chóng thất bại. Trung tá Vương Văn Đông đã cố gắng liên lạc với Đại sứ Hoa Kỳ Elbridge Durbrow để tìm sự ủng hộ, tuy nhiên Durbrow nhanh chóng nhận ra thế yếu của quân đảo chính và từ chối. Đại tá Nguyễn Chánh Thi cùng với Trung tá Vương Văn Đông, Thiếu tá Nguyễn Triệu Hồng cướp máy bay và bắt Trung tướng Thái Quang Hoàng, Tư lệnh Quân khu Thủ đô, làm con tin và ép Thiếu tá Phan Phụng Tiên làm phi công lái máy bay đào thoát sang Campuchia tị nạn[4]. Đại úy Phan Lạc Tuyên đào thoát bằng đường bộ qua biên giới.
Sau khi kiểm soát được tình hình, tổng thống Diệm đã trừng phạt nghiêm khắc với các chính khách và sĩ quan tham gia hoặc ủng hộ đảo chính. Tuy nhiên, cuộc đảo chính cũng đánh dấu một thời kỳ báo hiệu sự suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm, khi họ không chỉ có kẻ thù là những người Cộng sản mà còn có những người được xem là đồng minh trong cuộc chiến chống lại những người Cộng sản.[5]
Chỉnh sửa cuối: