1896 Langson - Vi Văn Định, con trai Tổng đốc Lạng Sơn, sinh tại Lạng Sơn, 17 tuổi, cha người Việt (gia đình đã lập nghiệp tại vùng Lạng Sơn từ 200 năm nay), mẹ là người Thổ (Tày)
Cựu tổng đốc Vi Văn Định cuối triều Nguyễn, dân tộc Tày thành viên Hội đồng cơ mật và Thuộc địa Bắc Kỳ, sinh ngày 27-8-1878 tại Bần Chu, làng Khuất Xá, châu Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (nay là xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn), không rõ năm mất chính xác; nguyên quán xã Vạn Phần, tổng Vạn Phần, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An là một gia đình thuần Việt. Sau khi làm quan trấn giữ biên cương Lạng Sơn lâu đời mới “Tày hoá”.
Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc gốc Việt-Tày ở Lạng Sơn, là con trai Hiệp tá đại học sĩ Tràng Phái Vi Văn Lý. Cao tổ là cụ Đinh Mật Vi Kim Thắng được triều đình cử ông trấn giữ biên giới phía Bắc. Vì định cư lâu đời tại Lạng Sơn nên tổ tiên ông được “Tày hoá”, “tập tước thổ ti” và nhiều người được phong làm Quận công trong nhiều thế hệ từ đời nhà Trần đến triều Nguyễn (1802-1945).
Khởi đầu hoạn lộ, ông được cử làm Tri châu Lộc Bình. Năm 1901, ông được thăng tri phủ Tràng Khanh. Năm 1908, Thương tá tỉnh Lạng Sơn, rồi năm 1913 làm Án sát cùng tỉnh. Từ năm 1914 – 1921, ông làm Tuần phủ tỉnh Cao Bằng cho đến khi chuyển về giữ chức Tuần phủ tỉnh Phúc Yên (1923-1927), Hưng Yên (1927-1929). Năm 1929, ông được thăng Tổng đốc tỉnh Thái Bình (1929-1937), đến năm 1937, ông chuyển về làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông (1937-1941) tháng 8-1941, ông được tấn phong Hiệp tá Đại học sĩ, Thái tử Thiếu Bảo.
Suốt hoạn lộ của mình, ông được Nam triều và chính phủ Pháp Việt Miên tặng nhiều huân chương cao quý, như: Đại nam long tinh, Kim khánh đệ nhất hạng, Kim tiền, Officier de Ordre Royol du Combodge, Grand Officier de la Légion d’Honneuer...
Ông là một quan lại xuất thân trong một gia đình quý tộc Tày gốc Việt từ lâu đời, gia đình có nhiều người làm quan từ nhiều thế hệ, nhưng không làm mất bản sắc văn hoá Việt Nam.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, gia đình ông tản cư ra Hà Đông, sau đó được chính quyền kháng chiến đưa lên chiến khu Việt Bắc.
Ông có nhiều con, trong đó có ông Vi Văn Kỳ (nhân viên Bộ Nội vụ chính phủ VNDCCH), bà Vi Kim Ngọc (vợ tiến sĩ Văn Khoa Nguyễn Văn Huyên: 1908 -1975, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, bà Vi Kim Phú, vợ Giáo sư Thạc sĩ y khoa Hồ Đắc Di: 1901-1984, Hiệu trưởng Đại học y Hà Nội, cháu nội là bà Vi Nguyệt Đình (vợ Giáo sư y khoa Tôn Thất Tùng (1912- 1982) Giám đốc bệnh viện Việt Đức Hà Nội).
Ông là người sống và làm quan từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, thọ hơn trăm tuổi.