- Biển số
- OF-300196
- Ngày cấp bằng
- 29/11/13
- Số km
- 111
- Động cơ
- 309,010 Mã lực
Khi lái xe tránh mở nhạc quá lớn, hạn chế nói chuyện, trang bị phụ kiện cho xe đúng cách và quan trọng nhất hạn chế nổi nóng.
Ngoài những thói quen thường gặp khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông (GT) như: nghe điện thoại, uống rượu bia, không cài dây an toàn, không đội mũ bảo hiểm, bóp còi chưa đúng cách, thì có những điều ta thường bỏ qua hay xem nhẹ, mà đôi khi những điều đó có thể gây nguy hiểm cho chính mình và mọi người. Vậy, xin góp ý vài điều nên tránh và hạn chế.
1. Không mở nhạc quá lớn
Một bản nhạc yêu thích phần nào đó sẽ làm vơi đi quãng đường dài, vơi đi cái nắng chói chang, khói bụi, cảm giác đỡ bức bối hơn khi ngập ngụa trong dòng xe kẹt cứng. Nhưng nếu mở nhạc quá lớn thì cũng chẳng khác nào người khiếm thính tham gia GT.
Lúc này, khó mà nghe được sự cảnh báo nguy hiểm của người chung quanh khi đến điểm giao cắt (kể cả với đường sắt) hay trong tình huống xe phía sau mất phanh, mất lái. Những tiếng kêu lạ từ động cơ, tiếng ống hơi, tiếng lốp bị xì... cũng dễ dàng bị bỏ qua. Hậu quả có khi khôn lường. Nếu có thói quen hoặc đôi lúc cao hứng theo kiểu "tiếng hát át tiếng xe" thì cũng nên điều chỉnh sao cho "tiếng xe đè tiếng nhạc" sẽ an toàn hơn ạ!
2. Hạn chế nói chuyện, tranh luận
Giữa dòng xe cộ ồn ào, nói chuyện với nhau, chắc hẳn ai cũng đã từng một lần gật gật cái đầu cho có mà không hiểu hoặc không nghe rõ đối phương nói gì. Trừ những trường hợp cần thiết, quan trọng, thì ở đây, phép lịch sự lại bị đặt không đúng nơi và không đúng lúc. Ta sẽ bị cuộc nói chuyện làm xao nhãng, mất tập trung vào việc điều khiển xe.
Tệ hơn nữa là khi cuộc nói chuyện bình thường bỗng trở thành một cuộc tranh luận trái chiều. Đến lúc ấy, khả năng cái tay ga kia, cái chân ga nọ biến thành "thớt" là rất lớn.
3. Trang bị phụ kiện không phù hợp
Kính mắt có gọng quá to, khẩu trang quá lớn phần nào sẽ làm giảm tầm quan sát khi điều khiển xe 2 bánh. Còn trên ôtô, tùy vào diện tích kính lái mà ta trang bị phụ kiện sao cho phù hợp. Những túi thơm, lọ hoa hay camera hành trình... Nếu trang bị không đúng cách sẽ làm tăng thêm điểm mù không đáng có cho xe, mà điều này là tối kỵ.
4. Hạn chế nổi nóng
Một hành trình dù ngắn hay dài đều mang cho ta nhiều cảm xúc, nhiều tâm trạng khác nhau. Không ai trong chúng ta (kể cả tôi) dám nói rằng mình chưa từng nổi nóng khi tham gia GT. Yếu tố tác động để gây ra sự nổi nóng thì phải gọi là nhiều vô kể, mà sự nổi nóng thì cũng có nhiều cấp độ. Từ cái tặc lưỡi, cau mày cho đến ánh mắt long sòng sọc, đầu bốc hỏa- miệng "phun" đao kiếm...
Kết quả cuối cùng là mất khả năng kiểm soát hành vi cũng như lời nói. Khi nhận ra vấn đề thì thường là đã muộn hoặc quá muộn. Vậy nên chăng ta cần bình tâm lại để cân đo giữa được và mất rồi trả lời câu hỏi: Có đáng không?
Các bạn ạ! Ngoài kia có thể là bất cứ ai. Có thể là tôi, có thể là bạn... là cha, là mẹ..., là ông bà... là con trẻ... Là khát vọng, là ước mơ, hoài bão... Xin đừng đánh mất!
Ngoài những thói quen thường gặp khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông (GT) như: nghe điện thoại, uống rượu bia, không cài dây an toàn, không đội mũ bảo hiểm, bóp còi chưa đúng cách, thì có những điều ta thường bỏ qua hay xem nhẹ, mà đôi khi những điều đó có thể gây nguy hiểm cho chính mình và mọi người. Vậy, xin góp ý vài điều nên tránh và hạn chế.
1. Không mở nhạc quá lớn
Một bản nhạc yêu thích phần nào đó sẽ làm vơi đi quãng đường dài, vơi đi cái nắng chói chang, khói bụi, cảm giác đỡ bức bối hơn khi ngập ngụa trong dòng xe kẹt cứng. Nhưng nếu mở nhạc quá lớn thì cũng chẳng khác nào người khiếm thính tham gia GT.
Lúc này, khó mà nghe được sự cảnh báo nguy hiểm của người chung quanh khi đến điểm giao cắt (kể cả với đường sắt) hay trong tình huống xe phía sau mất phanh, mất lái. Những tiếng kêu lạ từ động cơ, tiếng ống hơi, tiếng lốp bị xì... cũng dễ dàng bị bỏ qua. Hậu quả có khi khôn lường. Nếu có thói quen hoặc đôi lúc cao hứng theo kiểu "tiếng hát át tiếng xe" thì cũng nên điều chỉnh sao cho "tiếng xe đè tiếng nhạc" sẽ an toàn hơn ạ!
2. Hạn chế nói chuyện, tranh luận
Giữa dòng xe cộ ồn ào, nói chuyện với nhau, chắc hẳn ai cũng đã từng một lần gật gật cái đầu cho có mà không hiểu hoặc không nghe rõ đối phương nói gì. Trừ những trường hợp cần thiết, quan trọng, thì ở đây, phép lịch sự lại bị đặt không đúng nơi và không đúng lúc. Ta sẽ bị cuộc nói chuyện làm xao nhãng, mất tập trung vào việc điều khiển xe.
Tệ hơn nữa là khi cuộc nói chuyện bình thường bỗng trở thành một cuộc tranh luận trái chiều. Đến lúc ấy, khả năng cái tay ga kia, cái chân ga nọ biến thành "thớt" là rất lớn.
3. Trang bị phụ kiện không phù hợp
Kính mắt có gọng quá to, khẩu trang quá lớn phần nào sẽ làm giảm tầm quan sát khi điều khiển xe 2 bánh. Còn trên ôtô, tùy vào diện tích kính lái mà ta trang bị phụ kiện sao cho phù hợp. Những túi thơm, lọ hoa hay camera hành trình... Nếu trang bị không đúng cách sẽ làm tăng thêm điểm mù không đáng có cho xe, mà điều này là tối kỵ.
4. Hạn chế nổi nóng
Một hành trình dù ngắn hay dài đều mang cho ta nhiều cảm xúc, nhiều tâm trạng khác nhau. Không ai trong chúng ta (kể cả tôi) dám nói rằng mình chưa từng nổi nóng khi tham gia GT. Yếu tố tác động để gây ra sự nổi nóng thì phải gọi là nhiều vô kể, mà sự nổi nóng thì cũng có nhiều cấp độ. Từ cái tặc lưỡi, cau mày cho đến ánh mắt long sòng sọc, đầu bốc hỏa- miệng "phun" đao kiếm...
Kết quả cuối cùng là mất khả năng kiểm soát hành vi cũng như lời nói. Khi nhận ra vấn đề thì thường là đã muộn hoặc quá muộn. Vậy nên chăng ta cần bình tâm lại để cân đo giữa được và mất rồi trả lời câu hỏi: Có đáng không?
Các bạn ạ! Ngoài kia có thể là bất cứ ai. Có thể là tôi, có thể là bạn... là cha, là mẹ..., là ông bà... là con trẻ... Là khát vọng, là ước mơ, hoài bão... Xin đừng đánh mất!