Racquet & String Terms
Các thuật ngữ về vợt & dây
Dưới đây là một số các thuật ngữ hay được sử dụng. Nếu bạn có thắc mắc gì thì mail gửi về
info@tennis-warehouse.com.
Lực căng dây thực tế: Độ căng của cây vợt đã được căng dây thường hay nhỏ hơn so với trị số đặt của máy căng dây hay còn gọi là độ căng tham khảo. Phần lớn điều này là do sự dãn ra của dây hay còn gọi là sự dão của dây. Vì vậy cây vợt căng ở 60 pounds có thể thực tế chỉ có độ căng 50-55 pounds tùy thuộc vào kích thước mặt vợt, loại dây & loại máy căng dây được dùng.
Độ cân bằng: phép đo tĩnh của việc phân bổ trọng lượng của vợt được đo từ điểm cuối của cán vợt, đơn vị được tính bằng inch hoặc cm. Thường được ví là điểm nhẹ đầu hay nặng đầu, mỗi điểm cách nhau 1/8 inch. Nói chung là vợt nặng hơn là loại nhẹ đầu để đảm bảo tính linh hoạt của vợt, trong khi phần lớn các cây vợt nhẹ là loại nặng đầu để duy trì trọng lượng (được chuyển hóa thành lực đánh) ở điểm chạm bóng của vợt. Cây vợt dài 28 inch có điểm cân bằng ở 15 inch là 1 inch (hoặc 8 điểm) nặng đầu. Điểm cân bằng tĩnh ảnh hưởng đến lực đánh của vợt đó chính là phép đo động của tính linh hoạt vợt.
Thiết diện cắt (Cross-section): Độ rộng / đường kính của khung hay dây. Thông thường được đo ở mm. Khung có thiết diện rộng hơn sẽ cứng hơn loại khung mỏng & ngược lại (All thing be equal – ATBE). Dây có đường kính dầy hơn sẽ bền hơn dây mỏng & ngược lại.
Độ giảm chấn (Damping, Dampenning): Thường được ám chỉ đến độ shock & rung. Hệ thống tam cầm như Air+ Comfort Handle của Prince, công nghệ Triad của Wilson với Iso.Zorb và ShockStop của Head được thiết kế để giảm lực shock truyền từ khung vợt đến tay người chơi. Trọng lượng vợt cũng ảnh hưởng nhiều đến việc giảm rung, sóc. Cái chống rung mặt vợt chỉ giảm độ rung chứ không có tác dụng làm giảm shock (nguyên tắc vật lý đơn giản – chống rung nặng có 2gm so với cái vợt 250-350gm đánh vào quả bóng 60gm..)
Mạt cưa: những mạt vụt ở khung vợt khi khoan tạo các lỗ để căng dây. Tất các các nhà sản xuất đều cố gắng loại bỏ các mạt nhỏ này trong quá trình sản xuất & vì vậy phần lớn các cây vợt khi xuất xưởng đều không có mạt cưa. Tuy nhiên chỉ một lượng nhỏ các mạt này còn lại sẽ tạo ra tiếng kẽo kẹt rất khó chịu khi đánh bóng. Một số cây vợt có các cửa bẫy ở cán vợt để có thế dễ dàng loại bỏ mạt cưa.
Độ đàn hồi: Thuật ngữ để mô tả độ kéo dãn & êm của dây. Nó thể hiện khả năng của dây hoặc lưới dây trở lại vị trí ban đầu sau khi tiếp xúc với bóng. Các yếu tố liên quan bao gồm loại vật liệu, kết cấu, đường kính dây & độ căng dây. Sau một thời gian sử dụng, độ căng & đàn hồi của dây sẽ giảm khiến người chơi sẽ mất sức đánh hơn.
Cảm giác đầu tiên: Cũng được biết đến như trọng lượng “lượm vợt”. Vợt có cảm giác ntn khi bạn cầm cây vợt bằng cán. Phép đo tương đối của tính linh hoạt vợt dựa trên trọng lượng & độ cân bằng. Công thức để tính cảm giác đầu tiên là trọng lượng (gm) x điểm cân bằng (cm – đo từ điểm cuối của cán vợt)/100. Ví dụ: 284g(10 ounces) X 34 cm(13-1/2 inch) / 100 = 96.6gm/m.
Gauge: Phép đo tiêu chuẩn của Mĩ về độ dầy của dây. Phần lớn dây Tennis nằm trong khoảng 15-17 gauge, có một vài loại lên tới 18-20gauge. Chỉ số gauge càng cao hơn, dây càng mỏng hơn và thường được đo ở mm. Nửa gauge thường được ký hiệu = chữ L (light-nhẹ). Loại 15L là giữa Gauge 15 & 16. Dây mỏng hơn cho cảm giác tốt hơn, lực đánh & độ xoáy bóng mạnh hơn loại dây dầy hơn với cùng cấu trúc & vật liệu như nhau. Mặc dù hiệp hội công nghiệp Tennis có quy định về tiêu chuẩn của gauge nhưng bạn đừng nghĩ loại dây có 16 gauge (hay 17, 18 …. ) là giống nhau. Với công ty này 16 gauge đo được 1.28mm trong khi công ty khác lại là 1.32mm, khác biệt tới nửa gauge
Cỡ tay cầm (Grip size): cỡ cán vợt tennis thường từ 4-1/8Inch cho tới 4-5/8 Inch. Phương pháp phổ biến để đo cỡ tay cầm đã được trình bầy ở trên.
Cỡ US Cỡ Châu Âu(Europe)
4 Ich L0
4 1/8 L1
4 ¼ L2
4 3/8 L3
4 ½ L4
4 5/8 L5
Kích thước mặt vợt (Head Size): Dùng để chỉ diện tích đan dây của vợt thông thường được đo ở Inch vuông. Mặt vợt lớn hơn đem lại lực đánh & điểm ngọt lớn hơn, trong khi mặt vợt nhỏ hơn giúp bạn kiểm soát bóng tốt hơn và ngược lại. Mặc dù không có tiêu chuẩn công nghiệp nào về cỡ mặt vợt, các phân hạng dưới đây là phổ biến
Cỡ mặt vợt / Inch Vuông / Cm2
Midsize / 85-92 / 548 – 593
Midplus / 93-105 / 594-677
Oversize (OS) / 106-115 / 678-741
Super OS / 116+ / 742+
Đan dây hỗn hợp (Hybrid Strings): Sự kết hợp của hai loại dây hoặc hai loại gauges- một cho sợi chính & 1 cho sợi ngang. Kiểu đan dây hỗn hợp Kevlar là phổ biến nhất, trong đó sợi Kevlar (áo chống đạn thường được dùng = sợi loại này) được dùng cho dây chính với dây ngna là Nylon. Được thiết kế như là giải pháp cuối cùng với người đánh chuyên phá dây. Chúng tôi khuyến cáo nên thử dùng dây Nylon hoặc Polyester dầy trước khi chuyển sang dùng kiểu này bởi vì nó rất cứng & cần nhiều lực để đánh.
Tính linh động (Maneuverability): xem lực đánh của vợt (Swingweight)
Mô-men quán tính (Moment of Inertia): xem lực đánh vợt (Swingweight).
Điểm đầu (Nodal point-node): xem điểm ngọt (Sweetspot)
Mô-men cực quán tính (Polar Moment of Inertia): Đặc tính quyết định liệu cây vợt sẽ ổn định ntn ở những cú đánh bóng lệch tâm (off-center hit), bao gồm cả khả năng chống lại độ vặn xoắn và kích cỡ của điểm ngọt (từ góc 3h đến 9h). Cũng được biết đến như trọng lượng xoắn (Twist weight). Vợt với mặt vợt lớn sẽ có mô-men cực rộng hơn. Loại vợt Oversize thông thường sẽ có mô-men cực lớn hơn vì vậy có thể chịu lực xoắn tốt hơn so với cây vợt cỡ trung. Mô-men cực quán tính có thể được tăng lên bở việc thêm trọng lượng cây vợt ở các góc 3h và 9h, sử dụng cỡ cán vợt to nhất có thể & thay lót cán thường xuyên. Hãy ghi nhớ rằng, khi thêm trọng lượng vào cây vợt thì đồng thời bạn sẽ thay đổi điểm cân bằng & lực đánh của vợt.
Độ căng tham khảo (Reference Tension): Độ căng của vợt khi mới được căng hay lực căng của máy căng vợt bao h cũng cao hơn độ căng thực tế . Máy căng vợt dạng kéo liên tục (điện, điện tử cúng như đối trọng) thông thường sẽ tạo được độ căng chặt hơn 5-10% so với loại máy căng vợt dùng phương pháp khóa dây thông thường & ngược lại.
Tính đàn hồi (Resilience): Thuật ngữ thông thường miêu tả khả năng đáp ứng của dây. Giống như độ đàn hồi (elasticity), dây có tính đàn hồi tốt hơn sẽ đáp ứng tốt hơn và đem lại lực đánh mạnh hơn, tốc độ của bóng cao hơn. Đặc biệt, độ đàn hồi là tốc độ mà ở đó dây (hoặc lưới dây được đan ở vợt) trở về vị trí ban đầu của nó sau khi tiếp xúc với bóng. Sau một thời gian sử dụng, dây sẽ mất độ đàn hồi và vì vậy sẽ chuyển ít năng lượng tới bóng hơn. Độ mất sự đàn hồi của dây đã làm cho dây bị “chết”.
Độ sốc của khung vợt (Shock-frame): Dao động đầu tiên, có biên độ lớn của vợt ngay sau thời điểm tiếp xúc với bóng. Nguời ta hay nhầm lấn với độ rung của khung (frame vibration), độ sốc của khung thường đóng góp vào các chấn thương ở cổ tay, khuỷu tay & vai nhiều hơn là độ rung. Thông thường cây vợt nhỏ hơn, nhẹ hơn, cứng hơn, căng dây với độ căng lớn hơn sẽ có nhiều sốc của khung vợt hơn là cây vợt. Thực tế nếu bạn thực hiện cú đánh ở tâm cộng hưởng (Center of Percussion-COP) của điểm ngọt thì sẽ không có bị sốc. Một số hệ thống tay cầm (như Air+Comport của Prince, Shockstop của Head) tỏ ra rất hiệu quả khi giảm độ sốc trước khi nó tới tay cầm vợt. Thêm nữa, công nghệ Triad của Wilson, hệt thống Kinetic của Pro Kennex được thiết kế để hấp thụ lực sốc. Các biện pháp sau khi bán (after-market) để giảm độ sốc bao gồm tăng trọng lượng cây vợt, giảm độ căng của dây, dùng dây mỏng hơn và tăng cỡ cán vợt. Cái giảm chấn dây cũng có hiệu quả khi làm hạn chế độ sốc của khung.
Điểm ngọt (Sweetpoint): Đơn giản nó là khu vực ở mặt vợt mà ở đó đem lại nhiều năng lượng trả lại bóng (lực đánh) và độ chính xác với độ sốc & rung ít nhất. Thực tế có 3 điểm ngọt.
Điểm ngọt 1 là tâm cộng hưởng (Center of Percussion-COP) có lực sốc ít nhất khi chạm bóng. Người ta thường cho răng chính lực sốc này đem lại chấn thương cho tay người chơi.
Điểm ngọt thứ hai là điểm cực (Nodal Point – Node) có độ rung ít nhất khi chạm bóng. Độ rung của khung là cái mà người chơi cảm nhận được khi tiếp bóng (dao động nhỏ, kéo dài) ở một số loại vợt (thường là loại linh hoạt hơn). Trong khi độ rung khó chịu đo không ảnh hưởng trực tiếp đến các chấn thương như độ sốc và có thể giảm thiểu rất hữu hiệu với hệ thống tay cầm như Air+Comport của Prince, Shockstop của Head.
Điểm ngọt thứ ba là bị trí mà vợt trở lại vị trí ban đầu tối đa (Maximum Coefficient of Restitution), hay là lực đánh của vợt. Thường là điểm thấp nhất trong 3 điểm ngọt. Vị trí của điểm ngọt được quyết định bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm trọng lượng vợt, độ cân bằng, chiều dài vợt, kích thước mặt vợt & độ căng của dây.
Trọng lượng vung vợt (Swingweight): Phép đo thể hiện cây vợt sẽ có cảm giác nặng ntn khi được đánhn ( swung), độ linh hoạt của cây vợt. Cũng được biết đến như mô-men quán tính hay mô-men thứ hay, lực đánh phụ thuộc vào độ nặng, chiều dài, điểm cân bằng & kích thước mặt vợt. Cây vợt có lực đánh mạnh thì tạo ra lực đánh mạnh hơn là cây nhẹ nhưng ít linh động hơn & ngược lại. Cây vợt lực đánh mạnh cũng có thể khá nhẹ ở trọng lượng khi người ta đặt nhiều trọng lượng vào đầu cây vợt. Xu hướng được khởi nguồn từ Wilson với cây vợt Hammmer với mục tiên giữ lại sự linh động mà không phải hi sinh lực đánh bằng cách phân bổ phần lớn trọng lượng của cây vợt về phần trên của điểm trục hoặc tăng độ dài của cây vợt. Lực đánh của vợt (giống như trọng lượng cây vợt) không thể được giảm trừ khi gỡ giảm chấn ra hoặc giảm chiều dài của vợt. Hãy nhớ mua vợt là bạn tốt nhất nên mua nhầm cây nhẹ hơn rồi tăng trọng lượng nếu cần.
Độ vặn xoẳn (Torque): độ xoắn của vợt với các cú đánh lệch tâm. Xem Mô-men cực quán tính.
Độ rung của khung (Vibration-frame): Dao động nhỏ, kéo dài của vợt sau khi tiếp xúc với bóng mà người chơi cảm nhận được. Nói chung, cây vợt dẻo hơn sẽ có rung động nhỏ nhiều hơn so với cây vợt cứng. Người ta thường nhầm thuật ngữ này với độ rung của dây, độ rung của khung có thời gian ngắn hơn & không thể dùng cái giảm chấn dây nhỏ, bằng cao su để giảm thiểu được. Khi đánh bóng ở điểm cực cũng sẽ đem lại ít độ rung ở khung vợt nhất. Các biện pháp sau bán hàng bao gồm tăng trọng lượng vợt và căng dây với độ căng trung bình. Nên nhớ là cái giảm chấn dây không thể giảm được độ dung của khung.