rất hay và bổ ích//(b)
Link bài viết của Honda cho cụ đây http://hondaoto.com.vn/am_website/vn/owner_advices_automatic_gearbox.phpchẳng biết đường nào mà lần . copy pate loạn cả nên
Tôi nghĩ cứ dừng xe đèn đỏ trên 20s là chuyển về N rồi kéo phanh tay cho đỡ mỏi chân phải, cho chân phải nghỉ 1 chút.Tôi đi đến chỗ đèn xanh đèn đỏ liếc thấy đèn đỏ mà trên 40s là tôi chuyển sang N rồi vẫn giữ chân phanh, còn nếu đèn đỏ lâu hơn 50s thì chuyển sang N và kéo phanh thay cho đỡ mỏi chân
Quả có thế. Xe mà đến cài số N, hay D, hay gì gì đó.. còn phải hạn chế thì bó tay luôn. Riêng số N thì lúc nào xe nổ, không chạy... và mình thích thì mình về chứ; nó có ảnh hưởng đến ai đâu.Cái hộp số mới 8 vạn đã ngoẻo thì một là hộp số lởm, hai là nó ngoẻo do lý do nào đó khác chứ không phải do về N nhiều.
Xe em theo hướng dẫn của nhà sản xuất là về N thoải mái
Chính xác Cụ ợ! Nó cũng tương tự như mình đi MT thôi, dốc càng cao, càng dài thì cần về số thấp hơn để sử dụng phanh bằng động cơ!Cho tôi hỏi gà 1 chút, giống như số sàn thì hộp số AT khi mình chuyển về số 1 thì lực sẽ mạnh hơn hở các bác, khi xuống dốc cao thì mình chuyển từ D 3 về 1 ạ ??
Em đồng ý với cụ.Có chuyện đấy cụ ợ :^) Khi thao tác chuyển bất cứ số nào trong HS tự động thì các van điện điều khiển thủy lực hoạt động để điều khiển các số theo thao tác của vị trí cần số . Bởi vậy sẽ sinh ra hao mòn kim loại của các thân van :^) Trong trường hợp nếu ko cần thiết thì cứ để nguyên ko cần thao tác nhiều :41:
Xe đi ở đường phố Việt Nam thì đương nhiên phải chấp nhận tuổi thọ không bằng vì liên tục phải đỗ dừng đèn đỏ và đi chậm.Có chuyện đấy cụ ợ :^) Khi thao tác chuyển bất cứ số nào trong HS tự động thì các van điện điều khiển thủy lực hoạt động để điều khiển các số theo thao tác của vị trí cần số . Bởi vậy sẽ sinh ra hao mòn kim loại của các thân van :^) Trong trường hợp nếu ko cần thiết thì cứ để nguyên ko cần thao tác nhiều :41:
theo em nhận xét thì có thể xe bác bị lỗi hộp số do lý do nào đó chứ nhà SX họ thiết kế nấc N để làm gì ạ ? chẳng lẽ khi dừng đèn đỏ hoặc đỗ tạm thời thì theo cách của bác là cứ để số D rồi giữ phanh tay hoặc chân à ????:77::77::77:về N thường xuyên sẽ dẫn đến hỏng hộp số.
Volvo S40 của em ngày trước chạy đến 8 vạn km phải thay hộp số vì tội này đấy
bác này nói đúng ý em , chuẩn không cần phải chỉnh (b) mời bác 1 ly ạCái hộp số mới 8 vạn đã ngoẻo thì một là hộp số lởm, hai là nó ngoẻo do lý do nào đó khác chứ không phải do về N nhiều.
Xe em theo hướng dẫn của nhà sản xuất là về N thoải mái
bài của bác rất có ý nghĩa , thanks bác (b)Em vừa đọc bài này, thấy hay, em post cho các bác tham khảo (c)
Sử dụng hộp số tự động trên ôtô
VnExpress xin giới thiệu bài viết của độc giả Nguyễn Đức Ngọc về số tự động và những lưu ý khi sử dụng, như dừng đèn đỏ có cần phải về N? Dùng số P khi nào?
Hộp số tự động ra đời năm 1940 tại Mỹ. Ban đầu các kỹ sư sử dụng khớp nối thủy lực đơn thuần. Đến năm 1948, biến tốc thủy lực được đưa vào sử dụng cho hộ số tự động. Đến nay hầu hết các loại xe hiện đại đều được sử dụng hộp số tự động, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về mức tiêu hao nhiên liệu so với số sàn.
So sánh với số sàn thì thấy số tự động có những ưu điểm như tự động đổi số, mô-men được truyền liên tục, động lực không bị ngắt quãng. Thích nghi với mọi loại đường, điều khiển dễ dàng, an toàn thoải mái cho người sử dụng; tải trọng động nhỏ, tuổi thọ chi tiết cao. Nhược điểm là kết cấu phức tạp, giá thành cao, và khó sửa chữa.
Hình 1: Cấu tạo hộp số tự động AT hai cấp.
1. Biến tốc thủy lực; 2- Trục I; 3- Bơm dầu; 4- Li hợp nối thẳng; 5-Cơ cấu bánh răng hành tinh; 6- Trục II; 7- Cảm biến tốc độ; 8- Bộ phanh số lùi; 9- Cụm van điều khiển; 10-bầu lọc dầu.
Hộp số tự động được phân làm hai loại chính: Hộp số có cấp (AMT và AT), hiện nay loại AT được sử dụng rộng rãi; Hộp số tự động vô cấp CVT (truyền động bằng đây đai kim loại).
Một trong thành phần quan trọng của hộp số AT là biến tốc thủy lực (hình 2) dùng thay cho ly hợp trên hộp số sàn. Thiết bị này bao gồm bánh bơm, cánh tua-bin, cánh dẫn hướng, vỏ biến tốc tạo thành, dùng để truyền mô-men từ động cơ đến hộp số. Nguyên lý truyền động giống như ta để hai quạt điện đối đầu (hình 3), cái này quay thì cái kia sẽ quay. Trục động cơ truyền chuyển động đến bánh bơm quay với vận tốc nB và mô-men MB. Thông qua vỏ biến tốc, bánh bơm quay dẫn động cánh tua-bin quay với vận tốc nT với mô men MT, truyền chuyển động đến trục thứ cấp.
Hộp số tự động có khá nhiều ký hiệu như P - Số dừng xe (khóa cầu), khi để số này động cơ vận hoạt động nhưng xe không chạy (chú ý khi dừng hẳn xe mới vào số P); R- Số lùi; N - Số không, khi để số này có thể kéo đẩy xe, nên khi để số N dừng xe trên đường chú ý kéo phanh tay; D- số tự động để xe chạy về phí trước tùy theo điều kiện tốc độ nó sẽ là 1, 2, 3, 4, 5...
Hình 2: Biến tốc thủy lực và nguyên lý hoạt động.
Trường hợp có công tắc O/D (số 3) trên hình 3, nếu bật công tắc này hệ thống điện tử thủy lực sẽ khống chế van điện từ không cho lên hết số mặc dù tăng hết ga, thường thì chỉ đến số ba, bật công tắc này để đi trong thành phố khi đường nhiều xe; S- Số đi thẳng thấp, đi số này khi ta cần lực kéo lớn, hệ thống AT chỉ cho phép đi ở số một và hai; L- Số đi thẳng thấp, khi đi số này AT chỉ cho phép chạy ở số một.
Nguyên lý làm việc của hộp số tự động là khi cài số, mô-men dẫn động từ động cơ được truyền tới trục hộp số thông qua biến tốc thủy lực. Cảm biến tốc độ gắn trên trục ra của hộp số thông báo cho CPU về tốc độ hiện tại của xe, CPU sẽ điều khiển các van thủy lực để đóng mở các đĩa ma sát, để liên kết các trục bánh răng trong hộp số cho ra một số thích hợp nhất với tốc độ và tải trọng của xe.
Do phức tạp nên có những lưu ý căn bản khi sử dụng. Một số tài xế thường mắc lỗi chuyển sang số P hay số R khi xe chưa dừng hẳn, thao tác này có thể làm hư hại các bánh răng số, vì khi đó chúng vẫn đang có chuyển động quay và việc hãm hoặc đổi chiều quay đột ngột sẽ có tác động không tốt.
Hình 3: Các ký hiệu trên hộp số tự động.
Chú ý nữa là không nên chuyển về số P khi tốc độ vòng tua máy cao hơn tốc độ không tải, và luôn giữ chân phanh khi chuyển từ số P sang các số khác. Khi đỗ và không ngồi trong xe, để đảm bảo an toàn, người lái nên để ở số P và kéo phanh tay. Trong trường hợp đỗ dừng đèn đỏ để an toàn, nên về số N và kéo phanh tay hoặc nhấp phanh chân.
Hiện nay việc so sánh lượng tiêu hao nhiên liệu của xe số tự động và xe số sàn ở cùng điều kiện vẫn còn nhiều tranh cãi, giá trị tiêu hao nhiên liệu phụ thuộc chủ yếu vào phong cách lái xe. Để tiết kiệm nhiên liệu khi đi xe ở số D, người cầm lái nên giữ tốc độ xe đều, tránh tăng ga và giảm ga đột ngột. Tăng tốc từ từ khi đèn xanh bật và dừng dần dần khi gặp đèn đỏ.
Nếu cụ đi đường bình thường thì cứ chạy chế độ D, còn các chế độ 3-2-1 phụ thuộc vào đường đèo núi, hay trơn truọt, lầy lội. Trong đó 1 là chế độ chậm dành cho đường xấu nhất (với xe gầm cao, còn với xe gầm thấp em không rõ)Cho tôi hỏi gà 1 chút, giống như số sàn thì hộp số AT khi mình chuyển về số 1 thì lực sẽ mạnh hơn hở các bác, khi xuống dốc cao thì mình chuyển từ D 3 về 1 ạ ??
Em vẫn chưa hiểu xe AT lắm, nhưng dù AT thì xe vẫn bắt chước nguyên lý chạy của MT, nhưng mọi thao tác đều được tự động và tối ưu theo bộ nhớ được nạp sẵn trong máy tính trong xe. Vụ O/D thì xe em không có, nó chỉ có dãy số S, khi chuyển cần số sang đó thì nó se giới hạn số cao nhất (của em từ 1-5, còn 6 thì ở D). Khi ga mạnh lên, thì xe tự động chuyển sang kích down, hình như tự động chuyển xuống số thấp hơn để tăng lực kéo.Về vụ O/D, em tưởng là khi mình tắt đi, thì hệ thống mới không cho phép chuyển lên số cao nhất mà giới hạn ở số 2, 3 chứ ạ. Tức là khi cần vượt, cần lực kéo mới active chế độ O/D OFF ?
Em cũng bị cái lỗi này, thói quen khó sửa quá, nhất là lúc quay xe hay bịbài của bác rất có ý nghĩa , thanks bác (b)
em chạy xe cũng gần 8 năm rồi nhưng toàn xe số sàn nên giờ bị thành thói quen , giờ chạy số tự động nhiều khi quay đầu xe , xe chưa dừng em đã chuyển số rồi vê vô lăng , đọc xong bài này của bác em xin chừa ạ . em mời bác Vodka Nga nhé , ngon hơn HN (b)(b)
KỤ này nói chuẩn, Khi điều khiển xe không đựoc nhìn xuống cần số hay bên dứoi. Các bác nhìn màn hình diều khiển là biết tất cả tình trạng của xe mà.Sao cụ ko nhìn lên bảng điều khiển. Trên đó cũng hiển thị số nào mà.
Việc nhìn xuống rất nguy hiểm vì mất thời gian nhìn xuống (c)