[Funland] Những câu nói hay trong TAM QUỐC TRÍ

Mây_Gió

Xe máy
Biển số
OF-440756
Ngày cấp bằng
28/7/16
Số km
88
Động cơ
211,340 Mã lực
Câu nói hay nhất là TAM QUỐC "TR"Í
 

usboto.com

Xe container
Biển số
OF-378372
Ngày cấp bằng
18/8/15
Số km
6,500
Động cơ
294,446 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
usboto.com
Cụ lại nghiêm túc quá rồi :D
Em thích mỗi câu "Vì mày suýt nữa ta mất một đại tướng!". Vãi cả lều, gian hơn cả Tào Tháo
công nhận,cụ này mua lòng người còn gian hơn lão Tào
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
17,919
Động cơ
647,921 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Không tin thì không dùng, đã dùng là phải tin.
 

TÉP

Xe tăng
Biển số
OF-25556
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
1,274
Động cơ
498,690 Mã lực
Em xin phép com tiếp, hình như kể cả cụ cũng nhầm.

Các cụ đang đề cập đến tam quốc diễn nghĩa chứ không phải tam quốc chí đâu.


Đại khái là 2 cái này cùng cha...khác bố đấy.
Không nhầm, đến cái tên còn viết sai chính tả mà cũng mở thớt chém như ông cụ.
Tam Quốc Chí là cái gốc của Tam Quốc Diễn Nghĩa, hay còn gọi là Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa.
 

Humer89

Xe hơi
Biển số
OF-504022
Ngày cấp bằng
10/4/17
Số km
184
Động cơ
186,365 Mã lực
Biết sai, sửa sai, nhất định không nhận là sai
 

Phù Dung

Xe tải
Biển số
OF-413489
Ngày cấp bằng
29/3/16
Số km
495
Động cơ
226,300 Mã lực
Em thấy mỗi thuật ngữ "kê lặc" là hay :D
 

SoDepCatTuong

Xe điện
Biển số
OF-93894
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
3,068
Động cơ
426,186 Mã lực
Mao Tôn Cương bình Tam Quốc Diễn Nghĩa, chứ ko phải Tam Quốc Chí
Em 1977 mà trước nhà em có bộ Tam Quốc Chí từ thời ông nội em, mỗi quyển dầy tầm ~10 phân, có lời bàn của Mao Tôn Cương cụ ạ
 

van_ly

Xe tăng
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
1,225
Động cơ
354,956 Mã lực
Em 1977 mà trước nhà em có bộ Tam Quốc Chí từ thời ông nội em, mỗi quyển dầy tầm ~10 phân, có lời bàn của Mao Tôn Cương cụ ạ
Cụ có nhầm bộ đấy là Tam Quốc diễn nghĩa không?
Theo em biết thì Tam Quốc Chí do Trần Thọ viết từ thời nhà Tấn thế kỷ thứ 3, chủ yếu là ghi chép lại lịch sử thời kỳ tam quốc
Tam quốc diễn nghĩa do La Quán Trung biên soạn thành tiểu thuyết đầu thời Minh thế kỷ 14 lúc đấy mới thành một bộ hoàn chỉnh và có các tình tiết như bây h vẫn hay bàn luận dựa trên Tam Quốc Chí
Mao Tôn Cương sống đời nhà Thanh đã sắp xếp lại truyện Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và thêm vào đó các lời bình.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
41,970
Động cơ
620,253 Mã lực
hay nhất là câu thay trời hành đạo
 

ranger.hn

Xe tải
Biển số
OF-435630
Ngày cấp bằng
8/7/16
Số km
322
Động cơ
215,696 Mã lực
Nơi ở
Hoà Bình - Hà Nội
Không nhầm, đến cái tên còn viết sai chính tả mà cũng mở thớt chém như ông cụ.
Tam Quốc Chí là cái gốc của Tam Quốc Diễn Nghĩa, hay còn gọi là Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa.[/QUOTE tý cócụ
Không nhầm, đến cái tên còn viết sai chính tả mà cũng mở thớt chém như ông cụ.
Tam Quốc Chí là cái gốc của Tam Quốc Diễn Nghĩa, hay còn gọi là Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa.
CHÍ -> TRĨ e fun tý thôi mừ, cụ căng thẳng thế, cho e xin 500 óc hài hước tý hề hề
 

SoDepCatTuong

Xe điện
Biển số
OF-93894
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
3,068
Động cơ
426,186 Mã lực
Cụ có nhầm bộ đấy là Tam Quốc diễn nghĩa không?
Theo em biết thì Tam Quốc Chí do Trần Thọ viết từ thời nhà Tấn thế kỷ thứ 3, chủ yếu là ghi chép lại lịch sử thời kỳ tam quốc
Tam quốc diễn nghĩa do La Quán Trung biên soạn thành tiểu thuyết đầu thời Minh thế kỷ 14 lúc đấy mới thành một bộ hoàn chỉnh và có các tình tiết như bây h vẫn hay bàn luận dựa trên Tam Quốc Chí
Mao Tôn Cương sống đời nhà Thanh đã sắp xếp lại truyện Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và thêm vào đó các lời bình.
Ko nhầm đâu cụ ạ. Nó gắn với cả tuổi thơ của em mà. Để em tìm lại xem còn quyển ý không vì lâu lắm rồi. Thêm nữa là em nhớ trong quyển ý có vẽ hình minh hoạ các nhân vật, trong đó 1 trong các nhân vật vẽ em ấn tượng nhất là Mã Siêu: vẽ hình rất đẹp, nhưng eo thì đúng là Lệch hẳn sang 1 bên, có thể là cách vẽ để lại ấn tượng.
 

745Li

Xe container
Biển số
OF-68374
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
8,779
Động cơ
504,959 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Em thích câu của cụ Phó Thiêm ạ.
" Ta sống làm tôi nhà Thục, chết làm ma nhà Thục"
Còn Diễn Nghĩa hay Chí thì mời các cụ tranh luận tiếp ạ.
 

ranger.hn

Xe tải
Biển số
OF-435630
Ngày cấp bằng
8/7/16
Số km
322
Động cơ
215,696 Mã lực
Nơi ở
Hoà Bình - Hà Nội


Theo các cụ tại sao? = )))
 

van_ly

Xe tăng
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
1,225
Động cơ
354,956 Mã lực
Ko nhầm đâu cụ ạ. Nó gắn với cả tuổi thơ của em mà. Để em tìm lại xem còn quyển ý không vì lâu lắm rồi. Thêm nữa là em nhớ trong quyển ý có vẽ hình minh hoạ các nhân vật, trong đó 1 trong các nhân vật vẽ em ấn tượng nhất là Mã Siêu: vẽ hình rất đẹp, nhưng eo thì đúng là Lệch hẳn sang 1 bên, có thể là cách vẽ để lại ấn tượng.
Vâng, có lẽ vậy, em đọc bộ Tam quốc diễn Nghĩa do Phan Kế Bính dịch, Bùi Kỷ hiệu đính cũng thấy có đầy đủ phần lời bàn của Mao Tôn Cương
 

SoDepCatTuong

Xe điện
Biển số
OF-93894
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
3,068
Động cơ
426,186 Mã lực
Vâng, có lẽ vậy, em đọc bộ Tam quốc diễn Nghĩa do Phan Kế Bính dịch, Bùi Kỷ hiệu đính cũng thấy có đầy đủ phần lời bàn của Mao Tôn Cương
Em vừa Search thì Có nhiều bản in Tam Quốc Chí có cả lời bàn của Mao Tôn Cương, e không nhớ là bản in của bộ Truyện của nhà em ngày xưa là in năm nào
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_quốc_diễn_nghĩa#H.C3.A0nh_tr.C3.ACnh_.E1.BB.9F_Vi.E1.BB.87t_Nam
Hành trình ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Do nội dung hết sức hấp dẫn nên sách Tam quốc rất được người đọc Việt Nam đón nhận. Ngay từ đầu thế kỷ 20 khi chữ quốc ngữ mới manh nha hình thành và phát triển ở Việt Nam thì Tam quốc diễn nghĩa đã ngay lập tức được các nhà nho dịch sang chữ quốc ngữ để người đọc Việt Nam làm quen với một kiệt tác của văn học cổ Trung Quốc. Vì vậy quá trình xuất bản và giới thiệu Tam quốc diễn nghĩaViệt Nam dường như cũng song hành với sự phát triển chữ quốc ngữViệt Nam.

  • Có thể coi năm 1902 là cột mốc lần đầu tiên truyện Tam quốc diễn nghĩa được dịch và giới thiệu với độc giả Việt Nam. Theo học giả Vương Hồng Sển viết trong tác phẩm Thú chơi sách thì truyện Tam quốc vào Việt Nam là do Lương Khắc Ninh dịch (nhưng lại ký dưới là Chủ nhân Paul Canavaggio) đăng trên báo Nông Cổ Mín Đàm, một trong những tờ báo sớm nhất của báo chí chữ quốc ngữ Việt Nam do Canavaggio sáng lập từ tháng 8 - 1901.
  • Năm 1907 nhà xuất bản Imprimerie De L'Opinion tại Sài Gòn đã xuất bản Tam quốc diễn nghĩa in thành 24 quyển, mỗi quyển 5 hồi; sách không có hình minh họa, ngôn ngữ bình dân Nam bộ.
  • Năm 1909 Nhà xuất bản Impimerie-Express tại Hà Nội xuất bản mang nhan đề Tam quốc chí diễn nghĩa và phía trên có đề chữ Sách ngoài dịch nôm, người dịch là cụ Phan Kế Bính, có hình vễ minh họa in thành 5 cuốn, khổ nhỏ. Việc dịch và in bộ Tam quốc này, theo như lời tựa ở đầu sách, chính là nhằm tuyên truyền cho việc học chữ quốc ngữ lúc bấy giờ. Lời Tựa do Nguyễn Văn Vĩnh viết có đoạn như một "tuyên ngôn" rằng: Nước Nam ta mai sau này, hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ... cái điều hay cho hậu vận nước Tổ-Việt ta ấy là nhờ như chữ quốc ngữ. Chữ đâu hay thế! Mà dễ học thay! Gốc hai mươi ba chữ, năm dấu soay (xoay) vần, mà tiếng nước Nam bao nhiêu cũng viết được đủ. Bản dịch này cuối mỗi hồi thường ghi cả những lời bình của Mao Tôn Cương và lời bình của người dịch.
  • Sau đó ở miền Nam cho ra bản dịch của Nguyễn Liên Phong, Nguyễn An Cư và Nguyễn An Khương, trọn bộ 31 cuốn, mỗi cuốn đều có hình minh họa. Không rõ lý do vì sao đến năm 1928 in lại rồi được tái bản nhiều lần sau đó, chỉ đề tên người dịch là một mình ông Nguyễn An Cư. cùng thời đó còn có bản do Tín Đức thư xã ở 37, sau đổi sang 25 đường Sabourain (nay là Tạ Thu Thâu) xuất bản, nhưng chất lượng dịch kém hơn. Ngoài ra ở miền Nam trong thời kỳ đầu thế kỷ 20 còn có bộ Tam quốc diễn nghĩa in năm 1930 ở Sài Gòn nó gồm 38 tập mỏng tổng cộng hơn 1500 trang, người dịch là ông Nguyễn Chánh Sắt; do nhà in Nguyễn Văn Viết ở 85-87 đường Ormay xuất bản. Ông Nguyễn Chánh Sắt đã từng dịch khá nhiều truyện Trung Hoa như: Tây Hớn (Hán), Đông Hớn (Hán), Ngũ hổ bình Tây, Càn Long du Giang Nam, Mạnh Lệ Quân, Chinh Tây...
Năm 1960 Nhà xuất bản Á Châu cho ra bản dịch đáng chú ý khác của Tử Vi Lang Tam quốc chí diễn nghĩa được chia thành 8 tập, cũng có lời bình và phần ngoại thư ở cuối sách của Mao Tôn Cương và phần đầu có Bài ca mở đầu. Ngoài ra, bản dịch này cũng có hình minh họa cùng dòng chú thích. Ấn bản lần 2 năm 1961-1962 và được tái bản năm 1969 và năm 1972.

Năm 1967-1968 nhà xuất bản Hương Hoa cho ra bản dịch của Mộng Bình Sơn, in thành một tập duy nhất dày gần 1700 trang tiếc rằng bản dịch này đã bỏ bớt một số đoạn thơ trong nguyên tác, nhưng ở phần cuối sách lại có thêm phần "Ngoại thư" dài khoảng 60 trang, chưa kể những "lời nhận xét của người thời nay" cùng với lời bàn của Mao Tôn Cương trích trong Thánh thán ngoại thư ở cuối mỗi hồi. (Bản dịch này được tái bản nhiều lần)

Năm 1972 Nhà sách Khai Trí ở 62 Lê Lợi, Sài Gòn cũng xuất bản Tam quốc diễn nghĩa theo bản dịch của Phan Kế Bính in năm 1909

  • Ở miền Bắc, sau bản in năm 1909 của dịch giả Phan Kế Bính, tròn 40 năm sau, năm 1949 nhà in Phúc Chi ở 95 Hàng Bồ, Hà Nội mới in tiếp Tam quốc diễn nghĩa, người dịch là Hồng Việt, bản này trình bày hai cột như trên báo, tổng cộng lên tới hơn 2000 trang.
Sau đó mãi đến cuối năm 1959 và đầu năm 1960 nhà xuất bản Phổ Thông mới lại cho in Tam quốc diễn nghĩa (chia thành 13 tập), vẫn dựa trên bản dịch năm 1909 của Phan Kế Bính, nhưng do Bùi Kỷ hiệu đính khá nhiều bằng cách đem đối chiếu với nguyên bản tiếng Trung Quốc mới nhất vào thời điểm ấy do Nhân dân Văn học xã Bắc Kinh xuất bản năm 1958. Trong số tất cả các bản dịch trước đó thì đây là bản dịch được hiệu đính kỹ lưỡng nên rất trau chuốt, toát lên được cái thần của Tam quốc nhất. Đặc biệt tập 1 có đăng lời nói đầu của bộ biên tập Nhà xuất bản Nhân dân Văn Học Trung Quốc dài tới 35 trang, phân tích khá kỹ nội dung truyện và lần đầu tiên có in bài từ mở đầu truyện do cụ Bùi Kỷ dịch với những dòng hào sảng, cùng với những tranh minh hoạ do hai hoạ sĩ Trung Quốc Từ Chính Bình và Từ Hoằng Đạt thể hiện thật sống động như trong một cuốn phim.

  • Năm 1975, đất nước thống nhất, nhưng phải 12 năm sau, Tam quốc diễn nghĩa mới được Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho in vào năm 1987. Bản dịch này chia làm tám tập, dựa vào bản in năm 1959 của nhà xuất bản Phổ Thông, ngoài ra còn có bản đồ và bảng đối chiếu địa danh xưa và nay. Ngay năm sau 1988, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp lại nối bản và Nhà xuất bản Giáo dục lại cho "in lần thứ hai" vào năm 1996. Kể từ đó, việc xuất bản Tam quốc diễn nghĩa được thực hiện một cách rộng rãi và thường xuyên. Đáng chú ý là bộ tập tranh Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa do hai họa sĩ Trung Quốc Từ Chính Bình và Từ Hoằng Đạt vẽ, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau in đủ 7124 tranh, chia thành 30 tập, được tái bản năm 2004.
Xin nói thêm về bộ "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa": Thực tế, bộ truyện tranh "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa" do gần ba mươi họa sĩ kỳ công vẽ nên, mỗi tập có từ một đến năm họa sĩ tham gia. Hai họa sĩ Từ Chính Bình và Từ Hoằng Đạt chỉ là người vẽ tập đầu tiên "Kết nghĩa vườn đào". Họa sĩ vẽ nhiều tập nhất là Uông Ngọc Sơn, tham gia vẽ 9 tập. Bản đầy đủ nhất của bộ truyện "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa" được in thành 65 tập, gồm 7456 tranh (nhiều hơn khoảng 300 tranh so với bộ truyện do Nhà xuất bản Mũi Cà Mau đã in). Tuy vậy, những minh họa trong bộ "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa" kể ở trên vẫn chưa thể hiện đầy đủ nội dung truyện Tam quốc diễn nghĩa. Vì vậy đến năm 2007, các họa sĩ Trung Quốc đã vẽ tiếp các phần còn thiếu và gộp thành 30 tập bổ sung nữa. Có thể kể tên một số tập mới trong bộ "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa bổ sung" gồm 30 tập (20 tập dài và 10 tập ngắn), được xuất bản lần đầu năm 2007 như: Bắc Hải cứu Khổng Dung, Chém Vu Cát, Đài Đồng Tước, Tào Tháo bình Hán Trung, Loạn Hứa Đô, Núi Ngọc Toàn, Võ hầu bình nam...

  • Đặc biệt đầu năm 2007 Nhà xuất bản Văn Học cho in lại theo bản 13 tập (cả phần tranh) của Nhà xuất bản Phổ Thông năm 1959 do Phan Kế Bính dịch và Bùi Kỷ hiệu đính, bìa cứng có hai loại khổ để người đọc lựa chọn (khổ nhỏ 4 tập, khổ lớn 2 tập) còn in kèm 40 trang phụ bản màu với hơn 100 các nhân vật và kèm theo bản đồ màu khổ lớn. Bản in này còn in y nguyên lời giới thiệu của Nhà xuất bản Phổ Thông năm 1959 và Lời nói đầu của bộ biên tập Nhân dân Văn học Xuất bản xã Bắc Kinh tháng 3 năm 1959. Cũng trong lần xuất bản này còn có mục Hành trình truyện Tam Quốc ở Việt Nam của Yên Ba (từ trang 30 đến trang 38) thống kê khá tỷ mỉ về những lần dịch và xuất bản ở Việt Nam (mục này lấy thông tin chủ yếu ở đó)
  • Như vậy kể từ lần dịch đầu tiên đến nay là một thế kỷ Tam quốc diễn nghĩa đã được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam cũng rất đa dạng, nhiều người dịch, in theo nhiều khổ, một tập có, nhiều tập có, in truyện tranh có, hiệu đính kỹ lưỡng có và cũng có những bản dịch bình dân, có cả những câu văn vần kể lại sơ lược truyện Tam quốc như:
Truyện Tam quốc trực trần thiệt sự
Coi với trong chánh (chính) sử không sai
Đã lắm trang quỷ quyệt trí tài
Lại nhiều kế tâm hoài nghĩa khí
Ai nhơn (nhân) từ bằng ông Lưu Bị
Ai gian hùng như Ngụy Tào Mang (Man)
Quang (Quan)công Hầu một tấm trung can
Lòa ngọn đuốc rỡ ràng gương nhựt (nhật) nguyệt
Trương dực đức hoanh hoanh liệc liệc (oanh oanh liệt liệt)
Tính bình sanh chơn thiệt (chân thật) trực tình
......
.[17]
Như vậy cho chúng ta thấy, hiếm có một tác phẩm văn học nào lại được đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam yêu thích như Tam quốc diễn nghĩa.
 

ranger.hn

Xe tải
Biển số
OF-435630
Ngày cấp bằng
8/7/16
Số km
322
Động cơ
215,696 Mã lực
Nơi ở
Hoà Bình - Hà Nội
Ko nhầm đâu cụ ạ. Nó gắn với cả tuổi thơ của em mà. Để em tìm lại xem còn quyển ý không vì lâu lắm rồi. Thêm nữa là em nhớ trong quyển ý có vẽ hình minh hoạ các nhân vật, trong đó 1 trong các nhân vật vẽ em ấn tượng nhất là Mã Siêu: vẽ hình rất đẹp, nhưng eo thì đúng là Lệch hẳn sang 1 bên, có thể là cách vẽ để lại ấn tượng.
Mã Siêu một trong ngũ hổ tướng, em rất thích nhân vật này, cụ có cái ảnh cho em xem với ahihi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top