[Funland] Những câu chuyện về Xứ Bình Thuận

mrnguyen1111989

Xe tải
Biển số
OF-808836
Ngày cấp bằng
18/3/22
Số km
262
Động cơ
21,405 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Bình Thuận
Bài có nhiều thông tin xuyên tạc. Không có chuyện Ngô Đình Diệm có liên quan đến việc xây tượng Phật núi Tà Cú. Tượng khánh thành năm 1966, lúc đó anh em ông Diệm đã bị ám sát chết từ lâu, lấy đâu ra mời các vị sư vào thân tượng rồi cho bít lại?

View attachment 8479274
E không xuyên tạc nha cụ! Nhưng gì em kể là theo lời truyền miệng của người lớn tuổi. Về logic thì cũng khá hợp lý mà, tượng phật đc khởi công năm 1962, khi phong trào đấu tranh của Phật Giáo đang dần lớn mạnh, việc Thầy Minh Thiện không đề cập đến ông Diệm cũng là điều dễ hiểu. Chi tiết cho chôn sống các sư trong Tượng Phật có lẽ đc tuyên truyền đồn đại thêm nhằm làm bùng lên lòng căm thù với chính quyền CH cũ. Nhưng cũng chưa chắc là không đúng, trong bài của cụ đề cập việc KTS ăn chay 5 năm ở Chùa, chứ không đề cập phải 5 năm năm sau mới khánh thành. Việc này em xin cụ cho thêm tư liệu để em điều chỉnh lại câu chuyện ạ!
Nhân dân ở các tỉnh miền Trung và Cà Mau đóng góp cho Chùa nhiều lắm, đó là việc xây dựng Chùa và con đường lên đỉnh núi. Đúng như sư Thầy kể, từng viên đá, từng bao cát để xây dựng lên Chùa, xây dựng từng bậc thang lên Chùa đều do người dân cúng dường và tự nguyện xây dựng. Cụ nào có dịp đi chùa núi Takou chơi có thể đi theo đường bộ mà em đề cập để thấy được công sức của người xưa bỏ ra. Đi lên núi theo chiều đi lên thì hơi mệt, đi xuống thì hơi khó. Tùy vào sức khỏe mà các cụ có thể lựa chọn, đi cáp treo 1 chiều lên hoặc xuống . Em còn nhớ những năm đầu xây dựng cáp treo lên núi Tà Kou, tiền thuê người vát 1 bao xi măng lên đỉnh núi để xây nhà điều hàng là 70 -100k vnđ. Giá hồi những năm 99 2000.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Chi tiết cho chôn sống các sư trong Tượng Phật có lẽ đc tuyên truyền đồn đại thêm nhằm làm bùng lên lòng căm thù với chính quyền CH cũ. Nhưng cũng chưa chắc là không đúng, trong bài của cụ đề cập việc KTS ăn chay 5 năm ở Chùa, chứ không đề cập phải 5 năm năm sau mới khánh thành. Việc này em xin cụ cho thêm tư liệu để em điều chỉnh lại câu chuyện ạ!
Chuyện Cụ kể rất hay và chính xác, riêng chi tiết chôn sống người có lẽ được tuyên truyền để nói xấu chế độ Ông Diệm. Vì khi mời Sư thầy lên tụng kinh sẽ có nhiều người biết (báo, đài, quân đội) nếu giết dân thường, nhà tu hành để lộ ra sẽ mất uy tín, bị cả nước lên án ngay (vi phạm pháp luật trong thể chế tam quyền phân lập thời Mỹ). Người làm chính trị ko ai làm thế.

.....Ông Trương Đình Vĩnh Quí (một người con trai của ông Ý) cho biết, sở dĩ cha ông khi làm pho tượng còn để lại cánh cửa là do công trình vẫn còn dang dở. Sau này vào khoảng năm 1998, Ban Quản lý núi Tà Cú đã cho lấp lại cánh cửa nói trên.

Tương truyền, chùa Tà Cú được sư tổ Hữu Đức khai lập khoảng năm 1870. Năm Tự Đức thứ 33 (1880), Hoàng Thái hậu Từ Dũ mắc bệnh nặng, ngự y trong triều đều bó tay. Quan chủ tỉnh Bình Thuận làm biểu sớ gởi về triều đình, tâu vua về việc sư Hữu Đức rất giỏi thuốc Nam và thường dùng cây cỏ trên núi để chữa bệnh cho mọi người trong vùng, rất hiệu nghiệm.
Vua Tự Đức nghe theo, liền cho sứ đến thỉnh. Sư Hữu Đức từ chối không về, vì đã có lời hứa không xuống núi. Vị sư chỉ trao cho viên sứ một bài chú Chuẩn Đề, thảo dược hái trên núi và chỉ dẫn cách dùng. Sứ thần trở về và làm y theo lời dặn, quả thật Hoàng Thái hậu khỏe mạnh như cũ. Rất phục và để tỏ lòng tri ân, nhà vua sắc phong danh hiệu của chùa là Linh Sơn Trường Thọ và tôn xưng sư Hữu Đức là Đại Lão hòa thượng.
Hòa thượng Thích Vĩnh Thọ (bên phải) và điêu khắc sư Trương Đình Ý cầu nguyện bên tượng Phật vào năm 1966 khi sắp hoàn thành.
Về sau, có mẹ vợ của công sứ Bình Thuận tên Garne đi chùa lễ Phật và có xin một bài chú Chuẩn Đề và một số thang thuốc do sư Hữu Đức bốc để hộ thân. Gặp lúc con gái bà là vợ công sứ lâm bệnh nặng, bà đem thần chú ra trì tụng và sắc thuốc cho uống thì con bà bỗng được bình phục. Viên Công sứ thấy vậy liền lên chùa tạ ơn và xin họa chân dung của sư Hữu Đức để làm kỷ niệm. Ngày nay bức chân dung ấy vẫn còn.

Đến đời Vua Đồng Khánh thứ nhất, nhằm năm Đinh Hợi, sư Hữu Đức viên tịch ở tuổi 76, sau khi đã ủy phó Phật sự lại cho các đệ tử. Năm 1960, hòa thượng trụ trì Thích Vĩnh Thọ phác thảo pho tượng Thích Ca nhập Niết Bàn lộ thiên khổng lồ phía sau lưng chùa.

Năm 1962 công trình tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn được khởi công do điêu khắc sư Trương Đình Ý chủ trì. 5 năm sau, pho tượng Phật khổng lồ dài 49m, cao 11m mới hoàn thành và phía sau cổ tượng có cánh cửa mà một người lớn có thể lách mình chui lọt vào trong.
Chính từ cánh cửa này nên dấy lên hàng loạt chuyện đồn thổi, bởi công trình trên núi cao phải tốn hàng trăm ngàn lượng vàng, trong khi Linh Sơn Trường Thọ lại là một ngôi chùa nghèo.

Bà Khương Thị Hội, pháp danh Bổn Hiệp năm nay gần 80 tuổi, cho biết gần nửa thế kỷ trước, bà đã từng tham gia vác đá xây dựng công trình tượng Phật trên núi Tà Cú. Bà Hội khẳng định gần bốn năm tham gia làm công quả với hàng ngàn người khác, bà không hề thấy có ai chết vì tai nạn khi xây dựng công trình.
Người chủ trì xây dựng bức tượng Phật là điêu khắc sư Trương Đình Ý. Ông Ý đã rời bỏ giảng đường Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định mà mình đang là giảng viên để tòan tâm toàn ý lên núi.
Ông Trương Đình Ý là một trong 10 sinh viên Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp khoa điêu khắc Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1935. Bàn tay tài hoa của ông được làng điêu khắc trong và ngoài nước đánh giá rất cao, đặc biệt là chuyên về Phật Tượng. Ông từng là Giáo sư hội họa các trường Võ Tánh, Quy Nhơn (1940), Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn (1950); giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế (1958); giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định (1956-1957; 1961-1962).
Đầu năm 1962, Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Gia Định bất ngờ nhận được lá đơn xin nghỉ dài hạn của giảng viên Trương Đình Ý để lên núi Tà Cú theo lời mời của vị sư trụ trì. Trước đó chùa Linh Sơn Trường Thọ đã cử nhiều đoàn đi từ Quảng Trị đến tận mũi Cà Mau để kêu gọi Phật tử đóng góp thực hiện công trình. Sư trụ trì Thích Vĩnh Thọ cũng đích thân đi đến nhiều nơi giải thích về lợi ích khi làm được pho tượng Phật khổng lồ này.
Nhiều người càng ngạc nhiên khi thấy vị giảng viên điêu khắc tài hoa xuống tóc, mặc áo lam bỏ đô thị lên núi và sống nhiều năm để thực hiện công trình. Trong khi đó, vợ ông bà Công Tôn Nữ Liên Chi phải một mình nuôi các con ăn học còn ông làm việc hoàn toàn không công.
Quả thật, pho tượng khổng lồ đúng là di sản độc đáo của Phật giáo Việt Nam. Nét đẹp của khuôn mặt tượng Phật núi Tà Cú đã được một trang web cho rằng sánh ngang hoặc hơn với các Phật tượng ở Ấn Độ, Đông và Tây Bắc Trung Quốc ở vùng Tôn Hòan (Dun Huang), Nhật Bản (Kamakura), Triều Tiên (Sokkuram) Campuchia (Angkor) Indonesia (Borobudur-Java).

Cầu nguyện ngày xây tượng.
Trong một tài liệu chuyên môn, điêu khắc gia Trương Đình Vĩnh Lân (Hoa Kỳ) đã viết về lời dạy của cha mình: “Tâm của người điêu khắc với tượng là một”.

Theo ông Lân, cha ông từng dạy với điêu khắc Phật tượng làm sao phải rõ 32 tướng tốt (hảo tướng) và 80 vẻ đẹp (tùy hình phụ) để thể hiện nét tướng với cấu trúc chính xác nhân hình học mà điêu khắc phải có. Có lẽ chính vì tạo tượng với thân tâm thanh tịnh cộng với khả năng điêu luyện về Phật tượng nên hơn 50 công trình của ông như ở chùa Ấn Quan, Xá Lợi, Phật Cô Đơn hay tượng Phật ở chùa Đại Giác ở Vũng Tàu, chùa Hồng Ân ở Huế… đều hao hao nhau và đạt đến nét “điêu khắc thuần tịnh” (diệu lực của không tánh) mà một điêu khắc gia từng nhận xét.
.....

 
Chỉnh sửa cuối:

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,378
Động cơ
463,140 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Dạo gần đây em bận nhiều việc quá nên không có thời gian kể thêm cho các cụ chuyện mới. Hôm nay em rãnh rỗi đc tí, lại có hứng nên xin kể tiếp 1 câu chuyện mới:
Câu chuyện 3: Hải đăng Kê Gà - Ngọn hải đăng cổ nhất Đông Nam Á.
227537_1731004002965_2049521_n.jpg

Hải đăng Kê Gà là ngọn hải đăng cổ xưa nhất ĐNÁ. Khi xây dựng ngọn hải đăng này thì Pháp huy động rất nhiều dân phu ở Bình Thuận và các vùng lân cận. Rất nhiều người chết ở đây, tụi Pháp cho đem người chết chôn gần đâu đó dưới chân ngọn hải đăng.
Nói về công trình này thì cũng là 1 trong nhưng tiêu biểu của kiến trúc Pháp ở Đông Dương . Toàn bộ vật tư đều được Pháp mang sang Việt Nam. Đá Granit nguyên khối to cũng được vận chuyển từ Pháp. Nghe các cụ kể các Cai người Pháp rất là kỹ, đá sỏi để trộn bê tông chúng nó bắt rữa cho sạch, lấy khăn trắng lau đi mà còn vết bẫn là bọn nó đánh rất dã man, bắt rữa lại cho sạch.

226240_1731027523553_3922172_n.jpg

Phần bên trong ngọn hải đăng. Cầu thang được làm bằng hợp kim sắt và đồng thau. Nó rất là bền, gần 130 mà vẫn chịu đựng tốt với môi trường muối biển ăn mòn khắc nghiệt của Bình Thuận.
Công nghệ luyện kim của Pháp thời đó đúng là đỉnh thật.


Hải đăng Kê Gà rất đẹp, có nhiều góc chụp ảnh đẹp vô cùng, nhưng đẹp nhất vẫn là trên đỉnh Hải Đăng. Bây giờ thì không được leo lên đỉnh nữa, trừ khi có quen biết hoặc là cơ quan cấp cao, báo chí về tham quan. Lý do được đưa ra là cầu thang đã hỏng, nhưng không có đúng. Nguyên nhân chính là Hải Đăng đã bị nghiêng đi khá nhiều, không đảm bảo cho nhiều người leo lên xuống thường xuyên.
Bên đảo Hải Đăng rất là thiêng, nhiều trường hợp bị ma quái trêu, hù dọa, hay nhập hồn cũng có. Chuyện ma ở hải đăng nhiều vô số, thật có, giả cũng có. Em và thằng bạn từng cắm trại bên đấy 1 đêm. Tối đên có thắp hương, cúng kính đủ kiểu mà cũng bị dọa 1 hồi và giấu mất mấy lon bia mang theo. Bọn em đang ngồi nhậu chill chill, nhìn cảnh biển đêm thì thấy 1 người đang ngồi trên vách đá, nhãy xuống biển tắm. Hôm đấy là đêm 11 12 nên khoảng 9 10 giờ đêm có trăng mờ mờ nên nhìn khá rõ. 2 thằng nhìn nhau điếng hết cả người, giờ đấy thì có ai mà đi tắm biển như thế. Mấy ông canh hải đăng thì ở trong nhà đèn hết. Ra biển làm gì, còn ngư dân thì không có ai qua hải đăng giờ đó. Bọn em cũng hơi sợ sợ, lầm bầm khấn vái các kiểu. Trước khi nhậu có làm lễ khấn vái rồi, cũng dâng lễ là bia với mồi theo đúng nghi thức ấy chứ. Thế là 2 thằng đẩy mạnh tiến độ, làm thêm vài lon cho đỡ sợ. Đến khi hết bia mới phát hiện thiếu vài lon, bọn em bật đèn pin kiếm cả buổi mà không thấy. Sáng dậy dọn dẹp đi về thì vỏ lon đủ cả, em cam đoan là bọn em vẫn đủ tỉnh để tính đúng số bia mình mang theo nhá.
Nói về sự linh ứng của các vong linh bên hải đăng thì có người thật việc thật luôn các cu ạ.
Ở làng Văn Kê có Cụ Qua, Cụ kể: Hồi ấy bên VNCH bắt lính ráo riết quá, vợ cụ lại mới sinh con. 1 hôm đi biển có ghé bên hải đăng để nghỉ thì cụ đi lên chân tháp đèn mà khấn. Cầu cho các hương hồn phù hộ cho cụ không đi lính để cụ ở nhà làm việc nuôi vợ, nuôi con. Thế là tối đó cụ về ngủ như bình thường, sáng ra thì đã bị câm như thế nào không hay. Sau năm 75 cụ vẫn không nói đc, bỗng nhiên 1 ngày cụ nằm mơ thấy có người hỏi cụ: bộ mày tính câm suốt đời hay sao mà chưa qua bên đây khấn xin nói lại. Thế là cụ sắm đủ lễ, qua bên hải đăng khấn xin thì ít lâu sau nói lại được. Từ ngày nói chuyện lại đc Cụ rất thích nói, gặp ai cũng mừng, gặp ai cũng kể. Chuyện này nổi tiếng 1 vùng luôn. Em không nhớ năm nào khoảng 96 97 gì đó, báo Bình Thuận có xuống tận nơi phỏng vấn cụ về chuyện trên nhân kỹ niêm 110 năm hải đăng xây dựng. Cụ chỉ mỉm cười và nói hồi đó vì trốn lính nên giả vờ câm, mọi chuyện trên là do cụ bịa ra để lừa bọn bắt lính.
Hồi đó em cũng chuyện cụ nói với báo là thật các cụ ạ. Nhưng sau này em hiểu biết nhiều mới biết chuyện cụ câm là thật đấy. Hồi đấy trốn lính bọn Phòng Nhì nó tra tấn đánh đập dã man lắm, ai mà câm bọn nó chọc lét các kiểu. Kiểu người câm cười nó khác hoàn toàn với người giả câm ấy. Các cụ cứ thử xem nhá.
Em xin tạm dừng ở đây, hôm nào rãnh tay em sẽ kể tiếp về hải đăng nha.
Toàn truyện dị đoan. Xưa e làm ở thuỷ điện Bắc Bình, rừng rú, làm bãi tập kết ở nơi nghe nói xưa là 1 bản làng bị diệt vong đây. Bảo ăn cá thần bị phạt. Thần gì, có mà sốt rét. Xưa đi giao ca ở đèo lò xo, bọn nó định hù doạ em. E bảo : cmay may đấy, t cứ đá chọi vào chỗ đấy, rồi tính tiếp. Đá làm đường thì thiếu gì.
Kể chuyện cho vui thì được, đừng có cam đoan là thật.
 

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
312
Động cơ
583,758 Mã lực
E không xuyên tạc nha cụ! Nhưng gì em kể là theo lời truyền miệng của người lớn tuổi. Về logic thì cũng khá hợp lý mà, tượng phật đc khởi công năm 1962, khi phong trào đấu tranh của Phật Giáo đang dần lớn mạnh, việc Thầy Minh Thiện không đề cập đến ông Diệm cũng là điều dễ hiểu. Chi tiết cho chôn sống các sư trong Tượng Phật có lẽ đc tuyên truyền đồn đại thêm nhằm làm bùng lên lòng căm thù với chính quyền CH cũ. Nhưng cũng chưa chắc là không đúng, trong bài của cụ đề cập việc KTS ăn chay 5 năm ở Chùa, chứ không đề cập phải 5 năm năm sau mới khánh thành. Việc này em xin cụ cho thêm tư liệu để em điều chỉnh lại câu chuyện ạ!
Nhân dân ở các tỉnh miền Trung và Cà Mau đóng góp cho Chùa nhiều lắm, đó là việc xây dựng Chùa và con đường lên đỉnh núi. Đúng như sư Thầy kể, từng viên đá, từng bao cát để xây dựng lên Chùa, xây dựng từng bậc thang lên Chùa đều do người dân cúng dường và tự nguyện xây dựng. Cụ nào có dịp đi chùa núi Takou chơi có thể đi theo đường bộ mà em đề cập để thấy được công sức của người xưa bỏ ra. Đi lên núi theo chiều đi lên thì hơi mệt, đi xuống thì hơi khó. Tùy vào sức khỏe mà các cụ có thể lựa chọn, đi cáp treo 1 chiều lên hoặc xuống . Em còn nhớ những năm đầu xây dựng cáp treo lên núi Tà Kou, tiền thuê người vát 1 bao xi măng lên đỉnh núi để xây nhà điều hàng là 70 -100k vnđ. Giá hồi những năm 99 2000.
Thông tin từ báo Giác Ngộ, cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo VN, TPHCM:

1713600507375.png

Nguồn: Báo Giác Ngộ
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Toàn truyện dị đoan. Xưa e làm ở thuỷ điện Bắc Bình, rừng rú, làm bãi tập kết ở nơi nghe nói xưa là 1 bản làng bị diệt vong đây. Bảo ăn cá thần bị phạt. Thần gì, có mà sốt rét. Xưa đi giao ca ở đèo lò xo, bọn nó định hù doạ em. E bảo : cmay may đấy, t cứ đá chọi vào chỗ đấy, rồi tính tiếp. Đá làm đường thì thiếu gì.
Kể chuyện cho vui thì được, đừng có cam đoan là thật.
Người xưa có câu: Cọp Khánh Hòa, Ma Bình Thuận.
Đó là thời dân ít người thưa, rừng núi hoang vu, cây cối rậm rạp. Họ nói cũng phải dựa trên cơ sở nào đó. Cụ phải sống ở thời đó, khu vực đó thì mới hiểu rõ.

Cụ nghe vài lời đồn cường điệu hóa, mang tính dị đoan (có thể đúng hoặc ko đúng), thực tế ko thấy linh nghiệm (chỉ sai trong TH cụ thể của Cụ thôi) thì cho là tâm linh là mê tín dị đoan. Nghĩ 1 cách vơ đũa cả nắm: có 1 vài TH sai thì cho là tất cả đều sai.
Suy nghĩ như vậy cũng giống như người mua vài tờ vé số, không trúng rồi kết luận: trên đời ko tồn tại việc " có trúng số".
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,378
Động cơ
463,140 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Người xưa có câu: Cọp Khánh Hòa, Ma Bình Thuận.
Đó là thời dân ít người thưa, rừng núi hoang vu, cây cối rậm rạp. Họ nói cũng phải dựa trên cơ sở nào đó. Cụ phải sống ở thời đó, khu vực đó thì mới hiểu rõ.

Cụ nghe vài lời đồn cường điệu hóa, mang tính dị đoan (có thể đúng hoặc ko đúng), thực tế ko thấy linh nghiệm (chỉ sai trong TH cụ thể của Cụ thôi) thì cho là tâm linh là mê tín dị đoan. Nghĩ 1 cách vơ đũa cả nắm: có 1 vài TH sai thì cho là tất cả đều sai.
Suy nghĩ như vậy cũng giống như người mua vài tờ vé số, không trúng rồi kết luận: trên đời ko tồn tại việc " có trúng số".
Có thể có “ma”. Nhưng để ảnh hưởng đến con người là không thể. Vd như cụ trên viết là giấu mấy lon bia. Không cường điệu hoá thì là cái gì cụ.
 

gacan

Xe tăng
Biển số
OF-95661
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
1,001
Động cơ
416,437 Mã lực
E làm ở Bình Thuận 1 thời gian, cũng phải leo lên núi nên chất đá ở đó e cũng hiểu ít nhiều! K có chuyện Nhật mang vàng nên khu vực dễ sạt lở để găm chôn! Cụ chủ mà dân Bình Thuận viết ra đc câu chuyện như vậy cũng hiếm đấy!
 

tieuphuong1146

Xe điện
Biển số
OF-45372
Ngày cấp bằng
3/9/09
Số km
2,381
Động cơ
770,308 Mã lực
Website
www.artdna-global.com
Thông tin từ báo Giác Ngộ, cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo VN, TPHCM:

View attachment 8479800
Nguồn: Báo Giác Ngộ
Thì cụ chủ bẩu không xuyên tạc mà là các cụ của cụ ấy xuyên tạc zồi mà cụ. Đã là chém gió thì phải cố gắng cho câu chuyện nó logich mà cụ. Haizzzz, sợ nhất gặp các đối tượng có niềm tin ảo tưởng mãnh liệt ntn, gì họ cũng có thể làm được. Để đạt được mục đích.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,853
Động cơ
352,491 Mã lực
Thời này là thời nào rồi mà dăm ba mấy cái chuyện nhảm nhí truyền miệng lại được tin là thật còn hơn cả sự thật nhỉ?
 

Lạc Lạc 2008

Xe tải
Biển số
OF-855708
Ngày cấp bằng
22/3/24
Số km
201
Động cơ
2,769 Mã lực
Nơi ở
Từ Liêm Nam
Biển Bình thuận có đẹp không các cccm, đi xuyên Việt nên dành bao nhuêu time cho Bình Thuận ạ
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Biển Bình thuận có đẹp không các cccm, đi xuyên Việt nên dành bao nhuêu time cho Bình Thuận ạ
Cần 2 ngày, đi nhiều thì 3 ngày:
Biển Mũi Né; KDL Hòn Rơm (nhậu hải sản); Biển Đồi dương (ngay Tp), Hàm thuận nam- Novaworrld (làm gđ1), Mũi Kê gà (Hải đăng), Biển Lagi-> đi tắt qua Hồ cốc-Hồ Tràm - Long Hải- Vũng tàu,
Chùa núi Takou (Linh sơn Trường thọ) Tượng Phật nằm 49m, Có sắc phong của vua Tự Đức cho chùa và cho Sư tổ Thông Ấn vì chữa khỏi bệnh cho Thái hậu; Cổ thạch- chùa hang (Tuy Phong);
Dinh Thầy Thím
Thánh địa Tapao-Đức Linh, Đức Mẹ Maria
Đồi cát đỏ (Đồi hồng,) , bàu trắng (đồi cát trắng).
Tháp Chám Poshanư ;
Có đèo Gia bắc đi tắt lên DiLinh- Dalat hoặc Bảo lộc, Đèo Đại ninh
Di tích LS Bác Hồ: Trường Dục Thanh.
 

Lạc Lạc 2008

Xe tải
Biển số
OF-855708
Ngày cấp bằng
22/3/24
Số km
201
Động cơ
2,769 Mã lực
Nơi ở
Từ Liêm Nam
Cần 2 ngày, đi nhiều thì 3 ngày:
Biển Mũi Né; KDL Hòn Rơm (nhậu hải sản); Biển Đồi dương (ngay Tp), Hàm thuận nam- Novaworrld (làm gđ1), Mũi Kê gà (Hải đăng), Biển Lagi-> đi tắt qua Hồ cốc-Hồ Tràm - Long Hải- Vũng tàu,
Chùa núi Takou (Linh sơn Trường thọ) Tượng Phật nằm 49m, Có sắc phong của vua Tự Đức cho chùa và cho Sư tổ Thông Ấn vì chữa khỏi bệnh cho Thái hậu; Cổ thạch- chùa hang (Tuy Phong);
Dinh Thầy Thím
Thánh địa Tapao-Đức Linh, Đức Mẹ Maria
Đồi cát đỏ (Đồi hồng,) , bàu trắng (đồi cát trắng).
Tháp Chám Poshanư ;
Có đèo Gia bắc đi tắt lên DiLinh- Dalat hoặc Bảo lộc, Đèo Đại ninh
Di tích LS Bác Hồ: Trường Dục Thanh.
Em cảm ơn cụ/mợ nhiều!
 

mrnguyen1111989

Xe tải
Biển số
OF-808836
Ngày cấp bằng
18/3/22
Số km
262
Động cơ
21,405 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Bình Thuận
Thì cụ chủ bẩu không xuyên tạc mà là các cụ của cụ ấy xuyên tạc zồi mà cụ. Đã là chém gió thì phải cố gắng cho câu chuyện nó logich mà cụ. Haizzzz, sợ nhất gặp các đối tượng có niềm tin ảo tưởng mãnh liệt ntn, gì họ cũng có thể làm được. Để đạt được mục đích.
Thời này là thời nào rồi mà dăm ba mấy cái chuyện nhảm nhí truyền miệng lại được tin là thật còn hơn cả sự thật nhỉ?
Các cụ cứ xem như 1 chiều thông tin khác đi. Chuyện gì cũng xem xét 2 mặt mà. Cũng có thể là cố gắng xóa bỏ tàn tích của chế độ củ cũng nên. Đâu phải không không mà các cụ của em kể lại như thế, mấy cụ cũng ghét ông Diệm lắm ấy chứ. Như em kể, ở xã Tân Thuận thời kỳ ấy cũng có sư Thầy tự thiêu để phản đối ông Diệm đàn áp Phật Giáo, nhưng thời ấy không có báo đài nào viết về sự hi sinh đấu tranh của Thầy. Mộ của Thầy vẫn còn ở Tân Thuận, nhiều người ở Tân Thuận còn biết. Có lẽ vì trấn an địa phương nên ông Diệm cho xây tượng cũng nên. Các cụ nghe em kể chuyện cho vui cũng đc.
 

mrnguyen1111989

Xe tải
Biển số
OF-808836
Ngày cấp bằng
18/3/22
Số km
262
Động cơ
21,405 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Bình Thuận
Cần 2 ngày, đi nhiều thì 3 ngày:
Biển Mũi Né; KDL Hòn Rơm (nhậu hải sản); Biển Đồi dương (ngay Tp), Hàm thuận nam- Novaworrld (làm gđ1), Mũi Kê gà (Hải đăng), Biển Lagi-> đi tắt qua Hồ cốc-Hồ Tràm - Long Hải- Vũng tàu,
Chùa núi Takou (Linh sơn Trường thọ) Tượng Phật nằm 49m, Có sắc phong của vua Tự Đức cho chùa và cho Sư tổ Thông Ấn vì chữa khỏi bệnh cho Thái hậu; Cổ thạch- chùa hang (Tuy Phong);
Dinh Thầy Thím
Thánh địa Tapao-Đức Linh, Đức Mẹ Maria
Đồi cát đỏ (Đồi hồng,) , bàu trắng (đồi cát trắng).
Tháp Chám Poshanư ;
Có đèo Gia bắc đi tắt lên DiLinh- Dalat hoặc Bảo lộc, Đèo Đại ninh
Di tích LS Bác Hồ: Trường Dục Thanh.
Em xin bổ sung thêm:
- Đảo Phú Quý
Nơi ấy còn hoang sơ và đẹp tự nhiên. Hải sản ngon, giá rẽ. Nổi tiếng nhất là Cua Huỳnh Đế và Ốc Hoàng Hậu. Rẽ nhất là Cá Chình đánh bắt từ TS HS ( khoảng 80 đến 100k/1kg, có con siêu to 5kg luôn, nhưng con to thường ăn dỡ hơn con nhỏ cỡ 2kg đổ lại). Cụ yêu thích biển, có thể thử đến 1 lần. Khách sạn nhà nghỉ thì rẽ nhưng Resort giá rất chát nhé cụ. Người dân ỏ đây rất thân thiện và nhiệt tình nên cần giúp đỡ gì cứ hỏi. Đủ các món khám phá giá rẽ như lặn biển, chèo sup, câu cá, cắm trại... Mùa này chắc là hết vé tàu, do đang hot. Nếu cụ thích ăn hải sản nên đợi mưa xuống vài cãy hoặc mùa mưa đi. Lúc đó hải sản sẽ béo và ngon hơn.
- Cù Lao Câu
Cù Lao Câu thì gần thị trấn Phan Rí Cữa. Cụ thích cắm trại, thưởng thức cảnh biển đêm thì có thể chọn. Theo em thì nên chọn đảo Phú Quý hơn Cù Lao Câu vì 2 nơi có những trải nghiệm giống nhau, đảo Phú Quý rộng hơn, tốt hơn hẳn Cù Lao Câu.
- Bàu Trắng
Nơi này thì đc PR khá nhiều rồi, nếu có thể cụ cũng nên ghé qua 1 lần chơi cho vui. Thử cảm giác lái moto mạo hiểm chạy trên các đồi cát lớn. Hoặc đơn giản thuê luôn nó chở đi cho lành .:D, cảm giác bao phê.
 

mrnguyen1111989

Xe tải
Biển số
OF-808836
Ngày cấp bằng
18/3/22
Số km
262
Động cơ
21,405 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Bình Thuận
Có thể có “ma”. Nhưng để ảnh hưởng đến con người là không thể. Vd như cụ trên viết là giấu mấy lon bia. Không cường điệu hoá thì là cái gì cụ.
Chuyện về Ma thì nhiều lắm. Nhưng Ma tác động đến con người có hạn cụ à, chuyện thực tế gần gũi chứ không đáng sợ như Nguyễn Ngọc Ngạn kể đâu, Nói chung là người sợ Ma 3 phần thì Ma sợ người 7 phần. Chuyện ban đêm bóng đè khó thở, hay dấu đồ vật, che mắt dắt đi là thường thấy nhất. Bởi vì Ma tác động đến con người cũng hạn chế lắm. chỉ có những người yếu bóng vía, nhát gan, xui xẻo mới gặp nhiều và sợ hãi. Đôi khi em cũng thấy 1 chút, nhưng cũng chỉ lướt qua mà thôi. Em không sợ, nhưng cũng biết tôn trọng người đã khuất nên việc gì cũng nhẹ nhàng.
Em xin kể 1 câu chuyện nhỏ khi em đi công tác ở Tuy Phong nhé:
Có đợt cty em làm công trình ở Tuy Phong, Cty em thuê hẳn 1 căn nhà cấp 4 củ để anh em ở và cất vật tư thi công. Lúc đầu anh em ở với nhau hơn 20 người, em và các anh em kỹ thuật ngủ ở nhà trên. Còn công nhân thì ngủ ở nhà dưới. Đến lễ cty cho anh em nghi về nhà thì chỉ còn có em và 4 ông ở lại là CHT, CHP, Thủ kho kiêm anh nuôi và 1 thằng lính ruột.
Hôm ấy 5 ông rãnh rỗi mua đồ về nhậu và nói chuyện chơi. Đang lúc tê tê em mới thắc mắc;
Sao lạ thế mấy anh, lúc đầu công nhân đông thì 5 anh em mình ngủ nhà trên đúng rồi, Giờ CN về hết, cả nhà trống thế mà 5 ông vẫn chen 1 chổ ngủ chung là sao?
CHT: Mầy không biết rồi, nhà này trc đó chủ bỏ hoang, cũng ghê lắm đấy. Lúc đầu anh với sếp ra tìm nhà, ngủ lại 1 đêm bị bóng đè cả đêm đấy,
Thủ Kho: Nhà này nó lạ lắm anh, cơm nước em nấu mau thiu cực kỳ, trưa em nấu cơm với đồ ăn, mấy anh ăn không hết, chiều vào là nó thiu hết trơn à.
Em: mầy có nói dóc không, mùa nống đồ ăn mau thiu thì bình thường, nhưng sao nó thiu nhanh thế!
Thủ Kho: Thiệt, em nói láo anh làm gì?
CHP: Ông ơi, nhà này bóng đè hoài, mấy thằng CN nó không dám ngủ ít người đâu, đông người nó mới dám ra nhàu sau ngủ ấy.
Em: Mây anh cứ nói quá, cá vơi tui 1 thùng bia không. Tối nay tui dám ra sau ngủ 1 mình, chơi không? 1 Mình tui chấp 4 anh em 1 phe.
Mấy ông kia : chơi.
Thế là anh em lai rai hết thùng bia rồi dọn dẹp đi ngủ.
Em theo đúng ước định mang mền chiếu ra sau ngủ. Đúng là bóng dè thiệt các cụ à. Nữa đêm em thấy khó thở, như có cái gì đó ép vào ngực nên giật mình dậy. Cứ tưởng ảo giác rồi ngủ lại. Lát sau em lại khó thở nên giật mình tỉnh lại lần nữa. À, đm bóng đè thiệt rồi. Em lại bình tỉnh ngủ lại, để xem nó đè mình đc mấy lần. Đêm ấy em giật mình vì khó thở 2 3 lần, có lần nặng nhất, em muốn mở mắt tỉnh dậy mà không đc. Giống như ai ép nặng lên mình vậy, ráng hết hơi mới mở mắt ra đc. Em nhìn sang hương đối diện có 1 cái bóng đang ngồi nhìn mình. Em vơi cái bóng ấy đọ mắt với nhau chắc hơn 5ph mới không thấy nữa. Em thi gan với nó xem thử cái đứa đè mình ra sao, nhưng nhìn cả 5ph chỉ thấy mờ mờ. Bật điện thoại soi xung quanh xem thì cũng chẳng thấy gì nữa. Lúc ấy là hơn 2h sáng. Sẳn cầm đt thì tính lướt wed xem đợi trời sáng luôn, nhưng khoảng 1 lát là ngủ gục đến sáng.
Sáng ra em kể chuyện đêm qua cho mấy ông cty, ông nào cũng khen em là mày gan. Tối đến làm 1 chầu bia thắng độ thơm thơm thì em hỏi cá tiếp 1 đêm nữa không. Ông nào ông nấy đều lắc đầu, kêu tao đâu có ngu :D. Em thấy thế cũng ngủ nhà trên cho đỡ mệt. việc gì phải đi chọc Ma không công. Trong nhà có cái bàn thờ và lư nhang lâu rồi không đốt. Thế là em bỏ tiền túi ra mua nhang, hoa, trái cây đồ về đơm cúng luôn. Đầu thàng, giữa tháng em đều cúng kính đầy đủ trong và ngoài nhà nên mấy anh em đều nói không có chuyện lạ trong nhà nữa.
Chuyện đơn giản vậy thôi, đúng là có thờ có thiêng, có kiêng có lành.
Trước đó tụi em thi công hay gặp truc trặt nhỏ, nói chung là hơi xui. Đi đào hố đụng ống của nhà máy nước 2 ngày liên tiếp. Vừa tốn tiền cho CN nước sữa chữa, vừa phải làm BB hiện trường, xữ lý giấy tò cả đống... mệt vãi ra. Từ ngày có thờ cúng đàng hoàng, mọi chuyện anh em làm cũng thuận lợi hẳn. Ít có sự cố vặt như thế.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top