tuyệt quá...
Hoàn cảnh Anh này rất đáng thương!VÌ CHÚNG TA GỌI NHAU BẰNG HAI TIẾNG: ĐỒNG BÀO
Bạn sẽ xử trí ra sao nếu gặp một hành khách khuyết tật, không có giấy tờ tuỳ thân, khuôn mặt khắc khổ, nài nỉ: “Cha em bị tai biến, em cần về Hải Dương gấp”.
Bạn sẽ làm gì khi vé bay 900.000đ nhưng vị khách chỉ có 350.00đ vẫn gắng gượng: “Đợi em đi xe ôm về Quận 7 vay bạn thêm tiền, rồi quay lại mua vé”.
Sân bay Tân Sơn Nhất buổi chiều cuối cùng của tháng 5 vắng vẻ, đủ khiến vị khách ấy càng trở nên đặc biệt. “Em đi xe đò vào TP.HCM cách đây 3 năm, bán vé số dạo để gởi tiền về quê. Cha em bị tai biến, hôm nay ra sân bay mua vé về quê gấp, nhưng bị từ chối vì em không có giấy tờ hợp lệ. Em là người khuyết tật, không có đôi bàn tay, nên không làm chứng minh nhân dân được. Anh chị thương giúp em với!”.
Tôi chụp lại Giấy chứng nhận khuyết tật do UBND xã cấp của vị khách để thử trình bày với bên an ninh sân bay. Biết là rất khó, nhưng chỉ có một tia hi vọng thì vẫn phải thử. “Được, em!”. Câu trả lời đồng ý ngắn gọn nhưng ấm áp của an ninh sân bay khiến tôi mừng vui vô cùng!
Vị khách khó nhọc vét từng tờ tiền lẻ trong túi, vừa tròn 350.000đ. Anh dúi vào tay tôi, nói tôi chờ anh đi vay tiền rồi quay lại. Các đồng nghiệp và tôi kéo anh lại. “Anh đi là không kịp chuyến bay đâu. Để tụi em tính.” Tôi nhét lại vào túi anh 350.000đ - những đồng tiền lẻ có lẽ đầy nắng gắt và mồ hôi chốn Sài thành. Mấy người chúng tôi, mỗi anh em một ít, gom đủ vé bay cho anh, còn dư một xíu cũng nhét thêm vào túi anh làm lộ phí về quê từ sân bay Nội Bài. Sau khi thanh toán tiền vé máy bay, tôi đưa anh sang quầy làm thủ tục. Gọi điện báo cáo sếp (Trưởng Đại diện GO SGN), chị nói để chị gặp và biếu anh thêm chút lộ phí nữa.
Nhận vé rồi hướng dẫn anh lên phòng chờ, anh tần ngần một lúc rồi xin tên chúng tôi, bịn rịn nói lời cảm ơn.
Sân bay Tân Sơn Nhất chiều nay vẫn chưa hết vắng vẻ, nhưng không cô quạnh. QH244 chiều nay đã chở một vị khách đặc biệt. Hạnh phúc của nghề nghiệp chúng tôi không chỉ nằm ở việc bạn đồng hành với hành khách mọi nơi, mọi lúc.
Hạnh phúc còn là vì bạn nỗ lực không bỏ bất kì hành khách nào lại phía sau.
Nguyễn Đoàn Trí - Trưởng ca GO SGN chia sẻ
Hoàn toàn đồng ý với cụ. Cơ chế, chính sách của ta không theo kịp với cuộc sống. Phải rất rất lâu nữa, khi Kinh tế phát triển đủ nền tảng cho NN thực hiện các CSXH thì mới giảm đc người khuyết tật phải mưu sinh như thế.Hoàn cảnh Anh này rất đáng thương!
Về mặt XH thì Anh này nên ở lại địa phương & CQ địa phương có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ.
NHững Người khuyết tật ở các nơi mà cứ đổ về TP để vật vờ mưu sinh thì thật sự là vất vả & gánh nặng cho tất cả (cho TP, cho Chính quyền, & Người dân, dễ bị lợi dụng làm các việc tiêu cực)
Chuẩn. Cảm ơn cụ...Ngồi cà phê sáng với mấy ông anh. Một ông đi Mẹc đến sau, trước cửa quán có đúng chỗ trống đủ đỗ xe, nhưng một bác đi Cub đang tấp vào nghe điện thoại. Ông Mẹc đỗ sau đít bác Cub, cứ thế đợi. Một lúc, bác Cub gọi điện xong, nổ máy đi tiếp, ông anh mới từ từ đỗ xe, vào quán.
- Sao anh không bấm còi?
- Người ta đến trước, mình đến sau mà, thì phải đợi thôi. Đâu phải mình đi ô tô thì có quyền đuổi người ta?
Tay Mẹc này công tử Hà Thành, ăn chơi ngất giời chưa thấy kém phân ai về khí chất. Khen hắn ở cái khí chất, chính là từ những thứ tưởng nhỏ nhặt như thế, chứ không phải cái đồng hồ tiền tỉ hay những chiếc sơ mi nghìn đô.
Vẫn ông Mẹc, kể chuyện đợi chờ tử tế ở Hà thành. Hôm ấy hắn ngồi nhậu ở ngõ Hàng Hương, cái ngõ tên thì thơm nhưng chục năm nay nổi danh mắm tôm ăn với lòng dồi. Xế trưa nắng quái, mệt mỏi nhìn sang đối diện thấy một ông đi SH phóng về, đến cửa nhà thì khựng lại. Dưới mái hiên có chút bóng râm nhà ông SH, mấy chị hàng rong, đồng nát, đang che nón ngả lưng. Ông SH khẽ khàng dựng chân chống xe đấy, sang quán trà đá bên cạnh ngồi hút thuốc lào vặt. Chừng nửa tiếng sau, mấy chị quang gánh lục tục gọi nhau dậy, lại quảy quả mà đi. Lúc ấy ông SH mới mở cửa dắt xe vào nhà.
Chuyện này ông Mẹc kể nhiều lần, lần nào nghe cũng xúc động - thứ xúc động vặt của mấy thằng cớm nắng Hà Nội thương cần lao kiếm ăn vất vả ngoài kia.
Hà Nội giờ còn gì? Hỏi câu này khó. Đến Tháp Rùa cũng chói mắt vì đèn, đến kem Tràng Tiền cũng bứ họng vì sữa, đến cá hồ Tây cũng tự tử hàng loạt vì bao cao su.
May ra thì còn một ít hoa sưa độ tháng ba đợi loa kèn tháng tư, ít xôi lúa bán vội đợi người dậy sớm, vài bà cụ già gội đầu bồ kết đợi ấm nước sôi, vài ông cụ đánh cờ mạn Bờ Hồ đợi đối thủ nghĩ cho hết nước, và dăm hàng phở ninh xương bò bán lầm lụi lúc giờ Tí canh Ba đợi những khách quen mồm... Đều là những thứ đang đợi ngày biến mất.
Sống càng gấp, thì sự chờ đợi càng hiếm, càng quý.
Đợi nhau, là thứ cuối cùng mà đất này còn có thể làm, dẫu nhiều khi không biết đợi ai và đợi để làm gì.
Mỗi tuần, anh đợi con đi học 2 tiếng đồng hồ. Hoàn toàn không nóng vội. Bởi vì 2 tiếng sau, thằng bé bước ra đã trưởng thành hơn một chút. Nhiều tuần một chút như thế, anh không còn cơ hội đợi để dắt tay nó nữa, đơn giản vì nó đã lớn rồi.
Cho nên đợi, là thứ đẹp và tử tế. Đợi không hẳn phải vì Người, mà chính là vì Mình. Đợi - để giữ được cái bình ổn, cái tín nghĩa của mình. Anh tin là thế.
CUỘC SỐNG KHÔNG GIỐNG CUỘC ĐỜI
(st)
Trái bóng tròn không chỉ đem lại cho NHM nó niềm vui sướng, hạnh phúc ... mà còn đem đến cho chúng ta bao bài học quí giá. Câu chuyện trên sân Parken - Copenhagen đêm qua là một ví dụ.
Xin được chia sẻ stt trên facebook của nhà báo Trương Anh Ngọc.
Những gì đã chứng kiến ở sân Parken, Copenhagen, khiến mình xúc động.
Những người có mặt trên sân đã phản ứng rất nhanh, rất chuyên nghiệp và rất bình tĩnh. Trọng tài chính Anthony Taylor chỉ mất vài giây để hiểu sự nghiêm trọng của tình hình và nhanh chóng dừng trận đấu, gọi nhân viên y tế vào sân ngay. Đội trưởng Simon Kjaer thì có mặt ngay cạnh đồng đội và xem xét xem Eriksen có nuốt lưỡi không. Anh cũng gọi nhân viên y tế, sau đó anh và các đồng đội đứng chắn cho Eriksen để không ai có thể quay cảnh đó. Cuối cùng, anh ra an ủi vợ của Eriksen. Trong khi đó, trên khán đài, các cổ động viên hai đội cư xử rất văn minh. Họ động viên Eriksen bằng cách cổ động viên Phần Lan hô vang “Christian” thì cổ động viên Đan Mạch hô “Eriksen”. Đội ngũ y tế thì xử lý rất nhanh, chuyên nghiệp.
Một cuộc sống đã được cứu, bởi những người hùng có mặt trên sân, dù là trọng tài, cầu thủ, các nhân viên y tế cho đến cổ động viên. Xin cám ơn họ vì tất cả. Hôm nay, câu chuyện không phải là thắng thua, là tỷ số nữa, mà là cách làm thế nào để cứu sống một con người.
Chúc Christian Eriksen sớm bình phục...
Và chúc cho cuộc sống của chúng ta ngày càng có nhiều, thật nhiều...những câu chuyện thật đẹp, thật ý nghĩa.
Đội trưởng Simon Kjaer có mặt kịp thời bên cạnh đồng đội...
và cùng đứng chắn cho Eriksen để vừa cầu nguyện vừa bảo vệ quyền riêng tư cho anh.
...rồi động viên vợ Eriksen đang khóc nức nở ngoài đường biên.
Số 20 của Phần Lan từ chối ăn mừng bàn thắng sau khi ghi bàn.
Các cầu thủ đội tuyển Đức - chụp hình động viên Eriksen...