- Biển số
- OF-163316
- Ngày cấp bằng
- 25/10/12
- Số km
- 35,990
- Động cơ
- 552,694 Mã lực
- Website
- www.gach3ddep.net
các cụ chụp lấy mấy pô HN nay rồi 20 năm sau xem lại lam kỷ niệm
Nếu đầu năm 90 thì có thể gọi là giàu chứ cuối năm 90 đầu 91 thì có một số người Đông Đức về được đền bù 3000 Dmac và có giấy mua miễn thuế thì DM, DD, Su 100 ra hàng loạt, theo em nhớ về giai đoạn đó như thế.Nhà này đại gia rồi, vừa DD đỏ lại thêm quả đầu vênh máy cánh.
Khỏi cần mợ ạ, 9 năm sau mợ xem lại cái này là biết được 20 năm về trước.các cụ chụp lấy mấy pô HN nay rồi 20 năm sau xem lại lam kỷ niệm
Cái j trôi qua còn kéo lại dc đâu cụ nhỉChú thích không đúng, đoạn đường phố chạy qua Cung Thiếu nhi Hà nội là Lý Thái Tổ.
Lại chú thích không đúng, đây là vườn hoa con cóc
Một buổi sáng bình yên tại vườn hoa Indira Gandhi.
Hay là cụ phỏng?Đứa bé trong ảnh quen lắm ạ
hình ảnh sống động. nhưng hình như cụ chủ đăng không chính xác . vì 1990 cháu về nước không thấy. hình như không còn tầu điện chỉ còn xe bus điện thôi. . nhà cháu đường tầu điện chạy ngay trước cửa nhà một số hình thì hình như còn trước 1990. cụ chủ xem lại nhéNhờ sự thành công của Đổi Mới, đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội vào năm 1990 đã thay đổi rất nhiều so với trước đó vài năm. Trong những ngày giáp Tết, vẻ đông vui nhộn nhịp tràn ngập khắp các ngả đường…
"Năm mới, thắng lợi mới".
Cảnh tấp nập ở đoạn cuối đường Phan Đình Phùng, gần bốt Hàng Đậu.
Bách hóa tổng hợp ở phố Tràng Tiền thời ấy là một "thiên đường mua sắm" của Hà Nội. Đây cũng là một điểm đến thú vị của người Hà Nội và du khách thập phương.
Hàng hóa tràn ngập các đường phố, điều khác biệt dễ nhận thấy nhất so với thời kỳ Hà Nội còn thực hiện chế độ tem phiếu, bao cấp.
Dường như, điều đó cũng làm cho đời sống văn hóa của người dân cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn.
Bỏ lại sau lưng một thời kỳ khó khăn, người Hà Nội đón chào năm mời trong niềm lạc quan phơi phới.
Vẻ sôi động của một khu chợ Tết.
Sắc đào hồng trong khu phố cổ.
Một buổi sáng bình yên tại vườn hoa Indira Gandhi.
Đường Nguyễn Hữu Huân, đoạn chạy qua Cung thiếu nhi Hà Nội.
Trạm bảo hành đồng hồ Liên Xô ở đầu đường Điện Biên Phủ.
Các loại xe thô sơ như xe đạp, xích lô vẫn là phương tiện đi lại chính.
Xe máy cũng bắt đầu phổ biến, dù mỗi chiếc xe vào thời kỳ này là cả một gia tài.
Xe Babetta của Tiệp Khắc "vang bóng một thời" trước khi bị gán cho biệt danh "ba bét nhè".
Xứng danh là một "siêu xe", mỗi chiếc xe Honda Cub có lúc trị giá bằng cả căn nhà mặt phố.
Cho đến năm 1990, tàu điện vẫn là phương tiện giao thông công cộng chủ yếu của Hà Nội.
Tàu điện trên phố Đồng Xuân, chạy về phía bốt Hàng Đậu.
Tàu điện "len lỏi" giữa dòng người chật cứng trước chợ Đồng Xuân.
Đầu phố Hàng Đào.
Tàu điện đi vào bến bờ hồ Hoàn Kiếm, ngày nay đã trở thành bến xe buýt.
Tòa nhà phía bên phải là nhà điều hành xe điện.
Ít lâu sau đó, tòa nhà này bị thay thế bằng "Hàm cá mập". Tiếng chuông lanh canh của những chuyến tàu điện cũng biến mất dần trong thời gian này.
Những người bán bưởi trên khu vực bờ hồ.
Một góc bờ hồ Hoàn Kiếm.
Phía ngoài đền Ngọc Sơn.
Bọn trẻ bẫy cá bằng những chiếc đó.
Chụp ảnh lưu niệm bên bờ hồ.
Những chiếc cột điện bằng thép kiểu này đã biến mất ở Hà Nội ngày nay.
Trên REDS
chuẩn 1990 hình như đã có D D và Drem I90 em nhớ xe máy chạy đầy đường rồi mà.
Tem phiếu bọn em toàn phải mua ở bách hoá tổng hợp Tràng Tiền, mua xong sang quốc văn, ngoại văn mua sách và ăn kemchợ đồng xuân và chợ trời mới là thiên đường mua sắm còn bách hóa tổng hợp chỉ là chỗ dạo chơi thôi giống siêu thị vin bây giờ
trước nữa thôi chứ tầm năm 90 vào bách hóa hàng hóa lèo tèo thì chỉ đi chơi là đúng rồi . bọn e toàn lên tầng 2 gian bán vải vắng teo chạy huỳnh huỵch trên đóTem phiếu bọn em toàn phải mua ở bách hoá tổng hợp Tràng Tiền, mua xong sang quốc văn, ngoại văn mua sách và ăn kem