Hôm trước có cụ nào hỏi câu tiếng anh viết trên bức tường nhỉ ? Đây là câu trả lời ạ.
Tình nghĩa giữa Việt Nam với nhân dân Mỹ và thế giới
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, các phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam và bày tỏ tinh thần ủng hộ Việt Nam của người nước ngoài đã diễn ra khắp thế giới, đặc biệt ở ngay tại chính quốc Hoa Kỳ, và đặc biệt dữ dội trong giai đoạn từ năm 1964 đến 1973 khi đại quân Hoa Kỳ trực tiếp chiến đấu ở Việt Nam.
Tại Mỹ, phong trào bao gồm hơn 200 tổ chức quần chúng, trong đó có nhiều tổ chức nằm dưới dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Phối hợp Toàn quốc đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Được hàng trăm thành phố, hàng chục vạn người tham gia đấu tranh bằng nhiều hình thức phong phú và quyết liệt (mít tinh, biểu tình, đốt thẻ quân dịch, bãi khóa, chống lính, tự thiêu….).
Một vài sự kiện tiêu biểu như: Cuộc biểu tình đồng loạt của khoảng 10 vạn người ở 60 thành phố trong ngày Quốc tế phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam (15-17/10/1965), do Ủy ban Ngày Việt Nam tổ chức; Tuần lễ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam, tháng 10/1967 của khoảng 2 vạn người khắp nước Mỹ tập trung về Washington (có sự phối hợp đấu tranh của người dân các nước Canada, Anh, Đức, Pháp, Bỉ, Ý, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Úc….); có 16 vụ tự thiêu để phản đối cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam; năm 1968, gần 5 vạn thanh niên trốn lính trong phong trào chống đi lính; gần 1 ngàn trường cao đẳng và đại học tổng bãi khóa; gần 300 ngàn công nhân thuộc ngành hàng không, ngành điện…. đình công, làm tê liệt các ngành sản xuất này.
Xuất phát từ sự đàn áp bằng bạo lực và sự kỳ thị của cảnh sát da trắng tại nhiều nơi, ngày 7/8/1966 các cộng đồng người da đen đã phản ứng mạnh và gần như nổ ra nội chiến ở khoảng 100 thành phố, nhất là các thành phố ở California và New York, vùng Tây Nam và Đông Bắc Hoa Kỳ.
Khoảng 16 triệu trong số 27 triệu thanh niên Mỹ đến tuổi quân dịch đã chống lệnh cưỡng bách quân dịch, khoảng 2 triệu người Mỹ bị các chính quyền Mỹ cáo buộc “gây thiệt hại bất hợp pháp” vì phản đối chiến tranh Việt Nam. Trong phong trào chống bắt lính, có khoảng 75 ngàn người Mỹ đã phải bỏ ra nước ngoài vì không chịu nhập ngũ, và ở bên ngoài họ tiếp tục đấu tranh chống chiến tranh xâm lược, trong đó có người thanh niên Bill Clinton, người sau này là tổng thống Hoa Kỳ.
Trong những lần biểu tình phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam, người Mỹ giương cao các biểu ngữ: “Hey, hey LBJ, how many kids have you killed today?” (Lyndon B. Johnson, hôm nay ông đã giết bao nhiêu trẻ em rồi?), “Ho, Ho, Ho Chi Minh! The NLF is going to win!” (Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh! Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ chiến thắng!).
Tóm tắt lại, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam đã được bạn bè thế giới và Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ bằng nhiều hình thức phong phú. Trong đó, có:
- Hơn 10 Ủy ban quốc tế đoàn kết với Việt Nam của các tổ chức dân chủ, tôn giáo và tổ chức xã hội trên toàn thế giới.
- Hơn 200 tổ chức, ủy ban, phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam ở hầu hết các nước trên thế giới.
- Hơn 30 hội nghị quốc tế về Việt Nam và nhiều hội nghị quốc tế khác đã dành thời gian thảo luận bàn biện pháp để ủng hộ Việt Nam.
- Hàng trăm nước có mít tinh, biểu tình, bãi công chống Mỹ xâm lược Việt Nam.
- Hơn 50 nước có phong trào quyên góp ủng hộ Việt Nam.
- 16 nước có phong trào hiến máu ủng hộ Việt Nam.
- 48 người ở 4 nước ngoài tự thiêu (trong đó có 16 công dân Mỹ) để phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
- 83 cơ quan đại diện Mỹ ở các nước bị người dân đập phá, cờ Mỹ bị nhân dân ở 73 nước đốt để phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Sư đoàn Không Kỵ 1 của quân đội Mỹ tại khu vực cách Quảng Trị 8km về hướng nam (13/3/1968). Nơi đây từng là nơi đặt Bộ chỉ huy tiền phương của QĐNDVN, sau khi rút quân đã để lại một thông điệp trên tường bằng tiếng Anh. Tạm dịch: Không có sự hận thù giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ. Tại sao phải giết nhau? Hãy chung tay xây đắp tình bằng hữu của chúng ta”. Ảnh: Bettmann/Corbris