Hôm nay, trong lúc tìm kiếm lại tên gọi của bộ đồ chơi điện tử cầm tay có trò xếp hình mà em không nhớ tên chính xác là gì. Em bị thích cái món đồ chơi nhỏ nhỏ ấy, dù h có ipad, smartphone nhưng cái trò đó vẫn khiến em xúc động. Ngày xưa để mua nó là bao ngày em để dành tiền tiết kiệm. Lúc đó là cả gia tài, mấy thằng chơi hoài không chán.
Tình cờ đọc được mấy bài về những món đồ chơi xưa, những bộ phim không bỏ sót một tập. Tự nhiên bao kí ức ùa về của một tuổi thơ dữ dội, chia sẻ cùng các cụ
Đầu tiên là phim
Dù đã bao nhiêu năm trôi qua, nhưng những bộ phim truyền hình Việt Nam từng được thế hệ 8x mê mẩn đến bây giờ vẫn được nhiều người nhắc lại từng tình tiết, nhân vật hay giai điệu bài hát đi vào lòng người. Điển hình trong số đó là bộ phim Hoa cỏ may. Dù độ dài chỉ có 16 tập nhưng bộ phim Hoa cỏ may đã nhận được hiệu ứng tích cực từ phía khán giả trẻ khi kể lại câu chuyện của một nhóm bạn trẻ lớn lên trong thời bao cấp, nổi bật có ba nhân vật Hương, Thái và Na do Hồ Ngọc Hà, Hải Anh và Vi Cầm đảm nhận.
Poster bộ phim Hoa cỏ may
Nhiều người đến bây giờ vẫn còn gọi Xuân Bắc là anh Núi sau bộ phim Sóng ở đáy sông. Cuộc sống khốn khổ của anh em Sông, Núi, Biển từ lúc còn bé dưới sự thao túng của người cha độc đoán cho đến khi lớn, bị dòng đời xô đẩy từng khiến khán giả trẻ tuổi ngày ấy phải rơi bao nước mắt.
Ảnh bìa bộ phim Sóng ở đáy sông
Trong khi bộ phim Sóng ở đáy sông để lại trong ký ức thế hệ 8x những cảm xúc buồn thì tình tiết trong bộ phim Chuyện nhà Mộc khiến nhiều người nhớ lại vẫn phải phì cười. Câu hát "Em ra chốn đô thành, mong thành cô tấm ngày nay. Từ nay giữa chốn phồn hoa lấp lánh cánh diều mơ ước hôm nào..." trong ca khúc "Cô Tấm ngày nay" giờ vẫn còn được nhiều người thuộc làu làu.
Bộ phim Chuyện nhà Mộc.
Thế hệ 8x có lẽ không thể nào quên cái cảm giác trông ngóng đến giờ chiếu những bộ phim khoa học viễn tưởng ăn khách thời ấy. Đây cũng là thời kỳ phim giả tưởng của Australia rất thịnh hành ở Việt Nam, thường được phát sóng vào “giờ vàng”. Tiêu biểu trong số đó là Cô gái đại dương, bộ phim đã được chiếu lại không dưới 5 lần trên VTV cách đây nhiều năm.
Nữ diễn viên Marzena Godecki vào vai Neri trong phim "Cô gái đại dương".
Những cuộc phưu lưu kỳ thú dưới đáy biển xanh ngắt của cô gái đại dương Neri – một thiếu nữ đến từ hành tinh Đại Dương xa xôi - cùng 2 anh em Jason và Brett khiến khán giả nhỏ tuổi không thể rời mắt khỏi màn hình.
Vào năm 1998, nhiều lứa học sinh Việt Nam ngày ngày vẫn háo hức chờ tới giờ tan học trở về nhà để theo dõi từng tập phim Thế giới bí mật của Alex Mack. Bộ phim khoa học viễn tưởng kỳ thú này đã tạo nên một làn sóng văn hóa mạnh mẽ với nhiều hình thức ăn theo như Poster, ảnh trong phim, đồ chơi chất lỏng có giá 3.000 đồng bày bán phổ biến tại các cổng trường, cao su thổi bong bóng như Alex… Cô bé xinh xắn 12 tuổi đến từ nước Mỹ còn tạo nên xu hướng thời trang đội mũ lưỡi trai ngược, mũ len nhiều màu sắc tại Việt Nam lúc bấy giờ.
"Thế giới bí mật của Alex Mack" được nhiều khán giả tuổi thanh thiếu niên yêu thích.
Một bộ phim Trung Quốc cũng khiến thế hệ 8x ngày ấy không thể bỏ qua là Bao Thanh Thiên. 41 vụ án với nhiều câu chuyện từ bí ẩn, ly kỳ (Huyết vân phan, Ly miêu hoán chúa, Người cá) cho tới bi tráng, xúc động (Vương Tôn kẻ ăn mày, Mộng uyên ương hồ điệp, Anh em sinh đôi) một thời đã níu chân bao khán giả Việt Nam ngồi trước tivi ở nhà mỗi buổi tối.
Dàn diễn viên chính của "Bao Thanh Thiên".
Bài hát chủ đề của phim, Mộng uyên ương hồ điệp, cũng là một giai điệu âm nhạc kinh điển trên sóng truyền hình Việt Nam những năm 1990. Cuối thập niên 1990, truyền hình Việt Nam đón nhận một “làn sóng” mạnh mẽ đến từ Đài Loan có tên Hoàn Châu Cách Cách. Ngay khi phần một vừa lên sóng, hàng triệu khán giả Việt Nam đã bị chinh phục bởi một Tiểu Yến Tử hào hiệp, dễ thương, một Tử Vi dịu dàng, nhân hậu – hai nàng công chúa trong Hoàn Châu Cách Cách.
Dàn diễn viên của "Hoàn Châu Cách Cách" nay đều trở thành những tên tuổi hàng đầu của làng giải trí Hoa ngữ.
Bao nhiêu năm đã trôi qua, nhưng có lẽ những ai thuộc thế hệ 8x không thể nào quên được 2 bộ phim đình đám của điện ảnh Nhật Bản được chiếu trên truyền hình Việt Nam thời bấy giờ là Oshin và Nữ tiếp viên hàng không.
Oshin nổi tiếng đến nỗi tên của bộ phim này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống con người Việt Nam, trở thành một danh từ chỉ nghề giúp việc. Khi Oshin chiếu trên truyền hình ngày trước vào buổi tối, các gia đình lại ngồi quây quần bên chiếc tivi nhỏ và cùng theo dõi cuộc đời của người phụ nữ nghị lực này từ khi còn bé đến lúc về già.
"Oshin" tác động mạnh mẽ tới đời sống sinh hoạt của người Việt Nam vào những năm 1990.
Nhắc đến câu nói “Cố lên Chiaki!”, chắc hẳn nhiều khán giả Việt Nam sinh ở nửa đầu những năm 1980 trở về trước sẽ nhớ ngay tới cô gái Chiaki hậu đậu, vụng về nhưng đầy nghị lực trong bộ phim truyền hình Nhật Bản “Chuyện nữ tiếp viên hàng không”.
"Chuyện nữ tiếp viên hàng không" nổi tiếng với câu thoại "Cố lên Chiaki".
Bộ phim tạo nên nhiều câu nói ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người Việt như “Thầy Hiroshi là số một ở lớp em” hay “Cố lên Chiaki”.
Gần giống như từ "ô sin", câu nói "Cố lên Chiaki" cũng trở thành câu cửa miệng của người Việt một thời khi muốn khích lệ ai đó; dù rằng bây giờ nó ít được dùng hơn từ "ô sin".
Chiaki (thứ hai từ trái quá) cùng các bạn trong lớp đào tạo tiếp viên hàng không và thầy giáo, người tình Hiroshi.
Giai đoạn 1994 – 1995 là thời gian mà phim truyền hình Hàn Quốc bắt đầu du nhập vào Việt Nam với những bộ phim đầu tiên như Hoa cúc vàng, Yumì – Tình yêu của tôi. Trong thời kỳ đầu này, Cảm xúc là phim để lại nhiều ấn tượng nhất. Phim là câu chuyện về ba anh em – Bin, Hyun và Joon – cùng thích cô gái Yuri dịu dàng, nữ tính từ Pháp về Hàn Quốc nghỉ hè. Những cảm xúc tuổi trẻ đã được thể hiện rất ngọt ngào, lãng mạn qua 16 tập phim.
Bộ phim Mối tình đầu và Anh em nhà bác sĩ mở màn cho xu hướng các phim truyền hình Hàn bi kịch, lấy nước mắt của người xem. Anh em nhà bác sĩ là phim đánh dấu sự xuất hiện của một trong những tài tử Hàn Quốc được nhiều khán giả Việt Nam yêu mến – Jang Dong Gun. Vẻ điển trai lạnh lùng của anh ngày trước đã làm thổn thức trái tim của hàng triệu cô gái. Nữ diễn viên Lee Young Ae với vẻ đẹp thuần khiết, phúc hậu cũng trở thành một biểu tượng màn ảnh của các phim truyền hình Hàn thời kỳ này. Từ Anh em nhà bác sĩ, khán giả Việt Nam cũng bắt đầu quen với phong cách nhân vật bị chết vì bệnh ung thư, từng rất đặc trưng trong các drama Hàn.
"Anh em nhà bác sĩ" có sự tham gia của Jang Dong Gun, Lee Young Ae và Son Chang Min.
Ngoài phim chuyện, thế hệ 8x ngày ấy cũng được thưởng thức những chương trình truyền hình hay và chất lượng không kém bây giờ. Chương trình thiếu nhi Những bông hoa nhỏ hay "game show" SV 96 dành cho sinh viên thời ấy từng mang lại cho khán giả trẻ những kiến thức bổ ích và tiếng cười sảng khoái.
Chương trình SV 96.
Đoạn mở đầu chương trình Những bông hoa nhỏ.
Những hình ảnh này như những dấu mốc không thể nào quên trong tuổi thơ của thế hệ 8x. Xem lại mỗi bức ảnh, nhiều người như lật giở lại từng trang ký ức tưởng chừng đã bị lãng quên trong cuộc sống xô bồ hiện đại.
Rồi đến những món đồ chơi
Bộ đồ chơi mô hình quân đội chiến đấu.
Mô hình trứng khủng long lắp ghép
Con lật đật
Có lẽ các chị em 8x bây giờ không thể nào quên được trò búp bê giấy. Một số người đến bây giờ vẫn còn lưu giữ lại những tập hình quần áo, giày dép này như một ký ức tuổi thơ thật đẹp.
Bộ đồ chơi búp bê giấy
Trò chơi lò xo
Keo thổi bong bóng
Bộ đồ chơi xếp hình
Những trò chơi "công nghệ cao" Ngày nay, dù có trong tay những trò chơi với công nghệ và hệ điều hành vô cùng hiện đại nhưng chắc chắn thế hệ game thủ 8x sẽ không bao giờ xem chúng là “báu vật” thật sự như trò chơi điện tử xếp hình, bắn vòng hay trò kinh điển Snake. Theo dòng thời gian, các món đồ chơi ngày ấy giờ đã quá lỗi thời về công nghệ hay thậm chí là đã biến mất khỏi thị trường. Tuy nhiên, chúng vẫn giữ vị trí vô cùng quan trọng, một kỷ niệm không bao giờ quên trong ký ức của đại bộ phận thế hệ 8x.
Famicom, trò chơi điện tử 4 nút thô sơ của thế hệ 8x.
Trò bắn vòng thử thách sự kiên nhẫn của các game thủ
Thập niên 90 bắt đầu bằng cơn sốt nuôi gà ảo Tamagotchi của Bandai, thậm chí chính nhà sản xuất cũng bất ngờ trước sự thành công vượt bậc mà trò chơi mang lại. Tại Việt Nam thời điểm đó, sự sành điệu của những game thủ trẻ tuổi được chứng nhận bởi quả trứng đeo bên hông trước ánh mắt thèm thuồng pha lẫn ganh tỵ của bạn bè vào mỗi giờ ra chơi. Có thể ví cơn sốt này với tính thời thượng của chiếc điện thoại iPhone, iPad hiện nay.
Trò nuôi gà ảo từng rất sốt những năm 90.
Trò chơi điện tử cầm tay.
Và Những trò chơi tự chế dân dã
Thế hệ 8x ngày nay khi đã trưởng thành nhìn lại thời "trẻ trâu" có thể cũng phải chặc lưỡi: "Thời ấy khổ thật". Nhưng trong cái khổ vì thiếu thốn vật chất ấy, cuộc sống tinh thần của lũ trẻ lại vô cùng phong phú. Từ trong nhà ra đến các góc sân, khoảng vườn đều rộn vang tiếng cười của những trò chơi tự chế vô cùng thú vị. Với các bé gái thì không thể thiếu trò chơi chuyền. Chỉ với một bó que gỗ và một trái cam, bưởi nhỏ, các cô nhóc có thể ngồi chơi trò này cả ngày mà không biết chán. Rồi khi có vài đứa bạn đầu ngõ í ới thì lại chuyển ngay sang chơi trò nhảy dây.
Chơi chuyền
Nhảy dây
Hai trò nhảy dây và chơi chuyền có lẽ là "độc quyền" của lũ con gái. Có cậu nhóc tò mò đòi chơi thử trò chơi chuyền thì vụng về vô cùng, cứ tung trái lên là rơi xuống đất vì không bắt kịp trong lúc nhặt que đũa. Nhảy dây thì chẳng có mấy cậu dám thử vì đòi hỏi độ mềm dẻo, khéo léo vô cùng. Mức độ khó tăng dần từ bậc đầu gối cho tới bậc ngón tay, khuỷu tay rồi bậc đầu chỉ dành cho những cô nhóc chơi ngày này qua ngày khác và đã thành bậc "cao thủ".
Chơi ô ăn quan
Một trò chơi cũng rất phổ biến trong thế hệ 8x ngày xưa là trò ô ăn quan. Nhiều người thuộc thế hệ 8x nay đã lập gia đình, có con vẫn không thể quên được cảm giác sung sướng khi thắng cuộc và được "đập ăn tất". Trong khi đó, các cậu nhóc nghịch ngợm và hiếu động thì say mê những trò chơi "nam tính" như đánh quay, thả diều hay chơi bắn bi. Đang ngồi trong nhà mà có "chiến hữu" nào ới một tiếng là đứa nào đứa nấy vội vàng phi ra ngõ, mang theo những "vật dụng bất ly thân" như con quay, diều, bi... để vui cùng chúng bạn.
Chơi quay
Bắn bi
Tất nhiên, không phải lúc nào các cô nhóc và cậu nhóc cũng "chia giới tính" với các trò chơi. Cũng có nhiều trò mà chúng chơi chung với nhau như trò kéo mo cau đua và trò trồng nụ trồng hoa. Đây là những trò chơi mà đứa nào số đen bị "chết" lúc oẳn tù tì sẽ phải làm "quân" cho những đứa khác.
Trò trồng nụ trồng hoa từng rất "hot" thời xưa.
Tình cờ đọc được mấy bài về những món đồ chơi xưa, những bộ phim không bỏ sót một tập. Tự nhiên bao kí ức ùa về của một tuổi thơ dữ dội, chia sẻ cùng các cụ
Đầu tiên là phim
Dù đã bao nhiêu năm trôi qua, nhưng những bộ phim truyền hình Việt Nam từng được thế hệ 8x mê mẩn đến bây giờ vẫn được nhiều người nhắc lại từng tình tiết, nhân vật hay giai điệu bài hát đi vào lòng người. Điển hình trong số đó là bộ phim Hoa cỏ may. Dù độ dài chỉ có 16 tập nhưng bộ phim Hoa cỏ may đã nhận được hiệu ứng tích cực từ phía khán giả trẻ khi kể lại câu chuyện của một nhóm bạn trẻ lớn lên trong thời bao cấp, nổi bật có ba nhân vật Hương, Thái và Na do Hồ Ngọc Hà, Hải Anh và Vi Cầm đảm nhận.
Poster bộ phim Hoa cỏ may
Nhiều người đến bây giờ vẫn còn gọi Xuân Bắc là anh Núi sau bộ phim Sóng ở đáy sông. Cuộc sống khốn khổ của anh em Sông, Núi, Biển từ lúc còn bé dưới sự thao túng của người cha độc đoán cho đến khi lớn, bị dòng đời xô đẩy từng khiến khán giả trẻ tuổi ngày ấy phải rơi bao nước mắt.
Ảnh bìa bộ phim Sóng ở đáy sông
Trong khi bộ phim Sóng ở đáy sông để lại trong ký ức thế hệ 8x những cảm xúc buồn thì tình tiết trong bộ phim Chuyện nhà Mộc khiến nhiều người nhớ lại vẫn phải phì cười. Câu hát "Em ra chốn đô thành, mong thành cô tấm ngày nay. Từ nay giữa chốn phồn hoa lấp lánh cánh diều mơ ước hôm nào..." trong ca khúc "Cô Tấm ngày nay" giờ vẫn còn được nhiều người thuộc làu làu.
Bộ phim Chuyện nhà Mộc.
Thế hệ 8x có lẽ không thể nào quên cái cảm giác trông ngóng đến giờ chiếu những bộ phim khoa học viễn tưởng ăn khách thời ấy. Đây cũng là thời kỳ phim giả tưởng của Australia rất thịnh hành ở Việt Nam, thường được phát sóng vào “giờ vàng”. Tiêu biểu trong số đó là Cô gái đại dương, bộ phim đã được chiếu lại không dưới 5 lần trên VTV cách đây nhiều năm.
Nữ diễn viên Marzena Godecki vào vai Neri trong phim "Cô gái đại dương".
Những cuộc phưu lưu kỳ thú dưới đáy biển xanh ngắt của cô gái đại dương Neri – một thiếu nữ đến từ hành tinh Đại Dương xa xôi - cùng 2 anh em Jason và Brett khiến khán giả nhỏ tuổi không thể rời mắt khỏi màn hình.
Vào năm 1998, nhiều lứa học sinh Việt Nam ngày ngày vẫn háo hức chờ tới giờ tan học trở về nhà để theo dõi từng tập phim Thế giới bí mật của Alex Mack. Bộ phim khoa học viễn tưởng kỳ thú này đã tạo nên một làn sóng văn hóa mạnh mẽ với nhiều hình thức ăn theo như Poster, ảnh trong phim, đồ chơi chất lỏng có giá 3.000 đồng bày bán phổ biến tại các cổng trường, cao su thổi bong bóng như Alex… Cô bé xinh xắn 12 tuổi đến từ nước Mỹ còn tạo nên xu hướng thời trang đội mũ lưỡi trai ngược, mũ len nhiều màu sắc tại Việt Nam lúc bấy giờ.
"Thế giới bí mật của Alex Mack" được nhiều khán giả tuổi thanh thiếu niên yêu thích.
Một bộ phim Trung Quốc cũng khiến thế hệ 8x ngày ấy không thể bỏ qua là Bao Thanh Thiên. 41 vụ án với nhiều câu chuyện từ bí ẩn, ly kỳ (Huyết vân phan, Ly miêu hoán chúa, Người cá) cho tới bi tráng, xúc động (Vương Tôn kẻ ăn mày, Mộng uyên ương hồ điệp, Anh em sinh đôi) một thời đã níu chân bao khán giả Việt Nam ngồi trước tivi ở nhà mỗi buổi tối.
Dàn diễn viên chính của "Bao Thanh Thiên".
Bài hát chủ đề của phim, Mộng uyên ương hồ điệp, cũng là một giai điệu âm nhạc kinh điển trên sóng truyền hình Việt Nam những năm 1990. Cuối thập niên 1990, truyền hình Việt Nam đón nhận một “làn sóng” mạnh mẽ đến từ Đài Loan có tên Hoàn Châu Cách Cách. Ngay khi phần một vừa lên sóng, hàng triệu khán giả Việt Nam đã bị chinh phục bởi một Tiểu Yến Tử hào hiệp, dễ thương, một Tử Vi dịu dàng, nhân hậu – hai nàng công chúa trong Hoàn Châu Cách Cách.
Dàn diễn viên của "Hoàn Châu Cách Cách" nay đều trở thành những tên tuổi hàng đầu của làng giải trí Hoa ngữ.
Bao nhiêu năm đã trôi qua, nhưng có lẽ những ai thuộc thế hệ 8x không thể nào quên được 2 bộ phim đình đám của điện ảnh Nhật Bản được chiếu trên truyền hình Việt Nam thời bấy giờ là Oshin và Nữ tiếp viên hàng không.
Oshin nổi tiếng đến nỗi tên của bộ phim này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống con người Việt Nam, trở thành một danh từ chỉ nghề giúp việc. Khi Oshin chiếu trên truyền hình ngày trước vào buổi tối, các gia đình lại ngồi quây quần bên chiếc tivi nhỏ và cùng theo dõi cuộc đời của người phụ nữ nghị lực này từ khi còn bé đến lúc về già.
"Oshin" tác động mạnh mẽ tới đời sống sinh hoạt của người Việt Nam vào những năm 1990.
Nhắc đến câu nói “Cố lên Chiaki!”, chắc hẳn nhiều khán giả Việt Nam sinh ở nửa đầu những năm 1980 trở về trước sẽ nhớ ngay tới cô gái Chiaki hậu đậu, vụng về nhưng đầy nghị lực trong bộ phim truyền hình Nhật Bản “Chuyện nữ tiếp viên hàng không”.
"Chuyện nữ tiếp viên hàng không" nổi tiếng với câu thoại "Cố lên Chiaki".
Bộ phim tạo nên nhiều câu nói ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người Việt như “Thầy Hiroshi là số một ở lớp em” hay “Cố lên Chiaki”.
Gần giống như từ "ô sin", câu nói "Cố lên Chiaki" cũng trở thành câu cửa miệng của người Việt một thời khi muốn khích lệ ai đó; dù rằng bây giờ nó ít được dùng hơn từ "ô sin".
Chiaki (thứ hai từ trái quá) cùng các bạn trong lớp đào tạo tiếp viên hàng không và thầy giáo, người tình Hiroshi.
Giai đoạn 1994 – 1995 là thời gian mà phim truyền hình Hàn Quốc bắt đầu du nhập vào Việt Nam với những bộ phim đầu tiên như Hoa cúc vàng, Yumì – Tình yêu của tôi. Trong thời kỳ đầu này, Cảm xúc là phim để lại nhiều ấn tượng nhất. Phim là câu chuyện về ba anh em – Bin, Hyun và Joon – cùng thích cô gái Yuri dịu dàng, nữ tính từ Pháp về Hàn Quốc nghỉ hè. Những cảm xúc tuổi trẻ đã được thể hiện rất ngọt ngào, lãng mạn qua 16 tập phim.
Bộ phim Mối tình đầu và Anh em nhà bác sĩ mở màn cho xu hướng các phim truyền hình Hàn bi kịch, lấy nước mắt của người xem. Anh em nhà bác sĩ là phim đánh dấu sự xuất hiện của một trong những tài tử Hàn Quốc được nhiều khán giả Việt Nam yêu mến – Jang Dong Gun. Vẻ điển trai lạnh lùng của anh ngày trước đã làm thổn thức trái tim của hàng triệu cô gái. Nữ diễn viên Lee Young Ae với vẻ đẹp thuần khiết, phúc hậu cũng trở thành một biểu tượng màn ảnh của các phim truyền hình Hàn thời kỳ này. Từ Anh em nhà bác sĩ, khán giả Việt Nam cũng bắt đầu quen với phong cách nhân vật bị chết vì bệnh ung thư, từng rất đặc trưng trong các drama Hàn.
"Anh em nhà bác sĩ" có sự tham gia của Jang Dong Gun, Lee Young Ae và Son Chang Min.
Ngoài phim chuyện, thế hệ 8x ngày ấy cũng được thưởng thức những chương trình truyền hình hay và chất lượng không kém bây giờ. Chương trình thiếu nhi Những bông hoa nhỏ hay "game show" SV 96 dành cho sinh viên thời ấy từng mang lại cho khán giả trẻ những kiến thức bổ ích và tiếng cười sảng khoái.
Chương trình SV 96.
Đoạn mở đầu chương trình Những bông hoa nhỏ.
Những hình ảnh này như những dấu mốc không thể nào quên trong tuổi thơ của thế hệ 8x. Xem lại mỗi bức ảnh, nhiều người như lật giở lại từng trang ký ức tưởng chừng đã bị lãng quên trong cuộc sống xô bồ hiện đại.
Rồi đến những món đồ chơi
Bộ đồ chơi mô hình quân đội chiến đấu.
Mô hình trứng khủng long lắp ghép
Con lật đật
Có lẽ các chị em 8x bây giờ không thể nào quên được trò búp bê giấy. Một số người đến bây giờ vẫn còn lưu giữ lại những tập hình quần áo, giày dép này như một ký ức tuổi thơ thật đẹp.
Bộ đồ chơi búp bê giấy
Trò chơi lò xo
Keo thổi bong bóng
Bộ đồ chơi xếp hình
Những trò chơi "công nghệ cao" Ngày nay, dù có trong tay những trò chơi với công nghệ và hệ điều hành vô cùng hiện đại nhưng chắc chắn thế hệ game thủ 8x sẽ không bao giờ xem chúng là “báu vật” thật sự như trò chơi điện tử xếp hình, bắn vòng hay trò kinh điển Snake. Theo dòng thời gian, các món đồ chơi ngày ấy giờ đã quá lỗi thời về công nghệ hay thậm chí là đã biến mất khỏi thị trường. Tuy nhiên, chúng vẫn giữ vị trí vô cùng quan trọng, một kỷ niệm không bao giờ quên trong ký ức của đại bộ phận thế hệ 8x.
Famicom, trò chơi điện tử 4 nút thô sơ của thế hệ 8x.
Trò bắn vòng thử thách sự kiên nhẫn của các game thủ
Thập niên 90 bắt đầu bằng cơn sốt nuôi gà ảo Tamagotchi của Bandai, thậm chí chính nhà sản xuất cũng bất ngờ trước sự thành công vượt bậc mà trò chơi mang lại. Tại Việt Nam thời điểm đó, sự sành điệu của những game thủ trẻ tuổi được chứng nhận bởi quả trứng đeo bên hông trước ánh mắt thèm thuồng pha lẫn ganh tỵ của bạn bè vào mỗi giờ ra chơi. Có thể ví cơn sốt này với tính thời thượng của chiếc điện thoại iPhone, iPad hiện nay.
Trò nuôi gà ảo từng rất sốt những năm 90.
Trò chơi điện tử cầm tay.
Và Những trò chơi tự chế dân dã
Thế hệ 8x ngày nay khi đã trưởng thành nhìn lại thời "trẻ trâu" có thể cũng phải chặc lưỡi: "Thời ấy khổ thật". Nhưng trong cái khổ vì thiếu thốn vật chất ấy, cuộc sống tinh thần của lũ trẻ lại vô cùng phong phú. Từ trong nhà ra đến các góc sân, khoảng vườn đều rộn vang tiếng cười của những trò chơi tự chế vô cùng thú vị. Với các bé gái thì không thể thiếu trò chơi chuyền. Chỉ với một bó que gỗ và một trái cam, bưởi nhỏ, các cô nhóc có thể ngồi chơi trò này cả ngày mà không biết chán. Rồi khi có vài đứa bạn đầu ngõ í ới thì lại chuyển ngay sang chơi trò nhảy dây.
Chơi chuyền
Nhảy dây
Hai trò nhảy dây và chơi chuyền có lẽ là "độc quyền" của lũ con gái. Có cậu nhóc tò mò đòi chơi thử trò chơi chuyền thì vụng về vô cùng, cứ tung trái lên là rơi xuống đất vì không bắt kịp trong lúc nhặt que đũa. Nhảy dây thì chẳng có mấy cậu dám thử vì đòi hỏi độ mềm dẻo, khéo léo vô cùng. Mức độ khó tăng dần từ bậc đầu gối cho tới bậc ngón tay, khuỷu tay rồi bậc đầu chỉ dành cho những cô nhóc chơi ngày này qua ngày khác và đã thành bậc "cao thủ".
Chơi ô ăn quan
Một trò chơi cũng rất phổ biến trong thế hệ 8x ngày xưa là trò ô ăn quan. Nhiều người thuộc thế hệ 8x nay đã lập gia đình, có con vẫn không thể quên được cảm giác sung sướng khi thắng cuộc và được "đập ăn tất". Trong khi đó, các cậu nhóc nghịch ngợm và hiếu động thì say mê những trò chơi "nam tính" như đánh quay, thả diều hay chơi bắn bi. Đang ngồi trong nhà mà có "chiến hữu" nào ới một tiếng là đứa nào đứa nấy vội vàng phi ra ngõ, mang theo những "vật dụng bất ly thân" như con quay, diều, bi... để vui cùng chúng bạn.
Chơi quay
Bắn bi
Tất nhiên, không phải lúc nào các cô nhóc và cậu nhóc cũng "chia giới tính" với các trò chơi. Cũng có nhiều trò mà chúng chơi chung với nhau như trò kéo mo cau đua và trò trồng nụ trồng hoa. Đây là những trò chơi mà đứa nào số đen bị "chết" lúc oẳn tù tì sẽ phải làm "quân" cho những đứa khác.
Trò trồng nụ trồng hoa từng rất "hot" thời xưa.