Phim chiến tranh của LX cũng hay, cơ mà xem xong chỉ muốn ôm cbn súng ra trận, ngắt một bông hoa dại bên đường gài lên mái tóc và đặt đôi môi thâm xì của mình chụp lấy một nụ hôn trên gương mặt sạm đen khói súng của một nữ y tá hay nữ sỹ quan gì đấy rồi xung phong lao vào xe tăng địch trước ánh mắt long lanh thảng thốt của nàng.
Phim chiến tranh của Mỹ không nhân văn trữ tình. Cứ nhìn cảnh bom rơi đạn nổ chân cẳng bay tung tóe, máu me đầm đìa, đồng đội xử nhau như chó, tâm thần vật vờ thì chỉ ước không có chiến tranh xảy đến với mình
Phim chiến tranh của Nga, nhất là dòng phim Vệ quốc, thường đậm chất nhân văn, lãng mạn ,hào hùng. Đây vừa là niềm tự hào dân tộc, vừa là tuyên truyền. Nếu chiến tranh Vệ quốc mà lại khốc liệt, tàn nhẫn quá thì sau này ai dám đi lính
Sau này, dòng phim về chiến tranh Apga, đâu còn chất hào hùng lãng mạn ấy nữa đâu, có cố tình nhét vào thì nó cũng kệch cỡm.
Mỹ thì làm gì có chiến tranh vệ quốc. Việc khai thác mặt tàn nhẫn, khốc liệt của chiến tranh chính là nhân văn: ko ai mong muốn xảy ra chiến tranh.
Nhân văn hay tàn nhẫn, hào hùng hay ủy mị, cái nào thắng? Chắc chắn nhạc đỏ góp phần lớn dẫn tới chiến thắng. Còn nhạc vàng, đêm gác đồn mà cứ nghe mấy bài về e gái hậu phương, ko bỏ súng đào ngũ mới là lạ
Cụ tinh đấy. Phim Mỹ được đánh giá cao đa phần mang tính phản chiến cao. Họ cho rằng đa số các phim kém thường giấu đi (không trung thực) cái giá thực sự của chiến tranh và chiến tranh thì không nên lãng mạn hóa.