Một số cụ vẫn lấy tư tưởng lực lượng vũ trang áp vào dân sự rồi so sánh. Em chả hiểu cụ ấy trách một số người vì mệt mỏi mà ngãng ra... nằm nhà giãn cách điều hòa mát lạnh online trách những người làm việc căng thẳng hơn 1 năm nay, từ đầu dịch đến giờ hết đoàn này đi chỗ này đoàn kia đi chỗ kia...
Anh chị em người ta mệt mỏi tâm tư thì lãnh đạo phải đến mà giải quyết, mà nghe xem họ có vấn đề gì, chứ ngồi 1 nơi ra văn bản nếu không làm sẽ thế này thế kia thì nói làm gì... quan liêu lâu ngày thành ra ...
Ở llvt thì ngãng ra là mời đến tòa án binh nên lính tráng ai chả sợ, như em đã nói là ở nước nào cũng giống nhau khi thiên tai dịch bệnh người ta điều động lính đi dễ hơn nhiều dân nên họ điều lính đi trước... lấy kiểu quản lý dựa trên sợ hãi ấy áp vào dân sự thì lại thành sai
Ngay trong cách viết của các quyết định hay báo chí người ta cũng ghi, "đưa lực lượng y tế tình nguyện đi chống dịch" với dân sự ... và "điều động lực lượng y tế bv 198 bv 103 v..v.. đi chống dịch" .. cách dùng từ cũng đã thể hiện rõ...
Cụ chuẩn rồi. Nhiều ông trên này phán rất cảm tính, chẳng có lý lẽ và chẳng có cơ sở pháp luật gì hết.
Lực lượng vũ trang, thì áp dụng luật sĩ quan, luật quân nhân chuyên nghiệp, luật nghĩa vụ quân sự. Trong các luật này đều cấm từ chối mệnh lệnh. Lực lượng vũ trang được nhà nước "nuôi", đào tạo miễn phí, bố trí công việc và trả lương cao (so sánh giữa 1 BS và 1 ông sĩ quan cùng thâm niên công tác sẽ thấy lương ngạch bậc của ông sĩ quan cao hơn nhiều) và LLVT thì được ưu đãi khi về hưu (nghỉ hưu sớm hơn người lao động, lĩnh lương hưu cao hơn người lao động). Đối với lực lượng vũ trang, khi làm 1 việc gì đó do lãnh đạo giao, gọi là thực hiện nhiệm vụ. LLVT tử vong trong khi thực hiện nhiệm vụ thì được phong liệt sĩ, gia đình được ưu đãi
NV y tế thì phải áp dụng luật viên chức, luật khám chữa bệnh và luật lao động. Trong các luật này, có quy định về trường hợp bỏ việc thì bị kỷ luật, mức cao nhất là sa thải. Trong luật khám chữa bệnh không quy định việc bỏ việc thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề chỉ bị thu hồi khi vi phạm chuyên môn. NV y tế đi học phải đóng học phí, phải tự xin việc làm. NV y tế thực ra chỉ là 1 người lao động, có làm thì có ăn, nghỉ hưu thì không được ưu đãi như lực lượng vũ trang. Tử vong khi thực hiện công việc thì áp dụng chết độ tử tuất của bảo hiểm xã hội.
Vì vậy việc so sánh giữa lực lượng vũ trang và NV y tế về việc bắt buộc phải thực hiện nhiệm vụ là 1 so sánh khập khiễng. Một bên thực hiện nhiệm vụ, 1 bên thực hiện công việc.
Tóm lại, theo quan điểm của em, Bộ y tế đang có 1 chỉ đạo trái luật, trong việc đe dọa thu hồi chứng chỉ hành nghề của NV y tế bỏ việc. Trong luật khám chữa bệnh không quy định việc bỏ việc thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề chỉ bị thu hồi khi vi phạm chuyên môn.
Người quen của em y tá của BV công tại TPHCM đây. Thâm niên 26 năm, toàn bộ thu nhập là 11 triệu/tháng. Ngay cả trong lúc bình thường khi chưa có dịch, thì nhiều y tá BV công nghỉ việc vì thu nhập không cao so với ngành nghề khác. Một số sang BV tư lương cao hơn, 1 số bỏ luôn nghề y.
Đến lúc bùng phát covid, rất nhiều NV y tế TPHCM được điều vào làm việc tại BV covid. Và một NV y tế đã bỏ việc ngày sau khi làm xong 1 tua vì quá áp lực do công việc làm không xuể và căng thẳng thần kinh khi nguy cơ lây nhiễm (làm liên tục không nghỉ 21-28 ngày, nghỉ cách ly 5 ngày, về nhà 10 ngày). Một số NV y tế có điều kiện kinh tế thậm chí từ chối khi được phân công vào làm tại BV covid và xác định sẽ bỏ việc.
Khác với miền Bắc để chạy vào BV công mất hàng trăm triệu thì ở TPHCM y tá chẳng mất đồng nào để chạy việc. Ngoài ra TPHCM là nơi KT phát triển, nên việc bỏ ngành y đề chọn 1 ngành khác có lương hơn 11 triệu đồng cũng không phải là qúa khó.
Từ thực trạng này cho thấy, ngành y đang chịu áp lực rất lớn trong việc điều trị BN covid (quá tải công việc) và áp lực từ việc NV y tế từ chối công việc hoặc bỏ việc. 1 phần là do lương thấp như em đã nói. Lẽ ra bộ Y Tế phải có cách động việc tinh thần, và xin chính phủ để tăng thêm thu nhập cho NV y tế đang làm trong BV covid (có người làm 2-3 tháng chưa về nhà) thì Bộ Y tế lại dùng 1 văn bản trái luật để đe dọa NV y tế. Bó tay.
Các cụ vào báo Thanh Niên, cũng đang có chủ đề đề việc này, xem người ta bình luận, thì đa số phản đối bộ Y Tế.