Về cơ chế, cụ nói gần đúng.
Về tiền bạc (nguồn tài chính), Nhà nước vẫn đảm bảo từ 30% - 70% chi phí thường xuyên (tiền lương, chi phí vận hành, thuốc và vật tư y tế) tùy theo năng lực làm dịch vụ KCB của các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Nhà nước. Về đầu tư xây bệnh viện, mua sắm trang thiết bị theo dự án,... thì Nhà nước vẫn đầu tư 100%.
Điều quan trọng, không có chuyện cổ phần hóa bệnh viện, cơ sở KCB thuộc Nhà nước.
Cụ nói đúng ạ. Bệnh viện, cơ sở KCB thì không cổ phần hoá, nhưng nhiều nơi cho xã hội hoá để giảm gánh nặng đầu tư công cho ngân sách, cho phép tự hạch toán, thu chi rồi ạ.
Bộ y tế không chỉ có BV và các cơ sở KCB, còn các tổng công ty đa phần đã cổ phần hoá. Như các Tcty dược phẩm, thiết bị y tế, bao bì,.v.v...
Nếu như vậy khi cả nước có dịch dã lúc huy động họ lên tuyến đầu chống dịch thì phải trả công xứng đáng cho những gì họ cống hiến chứ, đằng này lại đe dọa họ coi công việc đó là nghĩa vụ, họ phải chấp hành, không làm là bị xử. Khi bv tự chủ họ muốn tăng phí khám chữa bệnh để tăng doanh thu, có tiên trả thù lao cho bs xứng đáng, thì sao hết cơ quan này cơ quan nọ không cho? Người ta bỏ 7,8 năm trời đi học nhưng ra trường đi làm thì mức lương thậm chí còn thấp hơn anh trung cấp ca là đúng hay sai?
Vâng ạ, em có cùng ý kiến với cụ. Mọi thứ nên sòng phẳng. Việc đòi rút chứng chỉ hành nghề của họ là ngu ngốc và không công bằng.
Việc các bác sĩ lao vào tâm dịch giúp người là đáng tuyên dương. Và khi họ thấy mệt mỏi,nguy hiểm và không theo được nữa thì cũng không nên trách họ. Thay vì doạ nạt thì nên có chế tài để giúp đỡ, động viên họ kịp thời.
Sợ chết là bản năng, ngày ngày nhìn bệnh nhân và đồng nghiệp nằm xuống vì covid họ cũng sợ chứ,rồi còn cha mẹ vợ con họ. Ai cũng phải vì mình, còn vì xã hội ở mức độ nào đó thôi. Ở nhiều nước vượt ngục không phạm pháp, họ coi đấy là bản năng. Ở VN cha mẹ vợ chồng anh em không tố giác nhau, bao che nhau cũng không bị khép tội. Đấy là tính nhân văn. Vì họ hiểu ai cũng phải vì mình và vì người thân của mình trước. Nay bác sĩ họ không còn đủ sức lực. Trang thiết bị bảo vệ họ thì thiếu thốn, nguy hiểm. Hỗ trợ thì bọt bèo, rồi họ làm sao thì gia đình họ ai sẽ lo thay. Nên thay vì doạ dẫm, nên có cái nhìn đúng, cảm thông và động viên họ thì hay hơn.