Không đúng. Trong cả thớt này chưa một ai (ngoài em) nói đúng hết. Nói chung chủ đề này mà giải thích thì tương đương học lại 3 tín chỉ của môn Ngân hàng trung ương. Các cụ đọc hết cái cuốn của Miskin thì có thể hiểu được nội dung của bài báo này.
Mua online The Economics Of Money, Banking And Financial Markets Global Edition giá siêu tốt, giao nhanh, Freeship, hoàn tiền 111% nếu giả. Lựa chọn thêm nhiều English Books khác.
tiki.vn
Có cụ
Mandalord có vẻ có nghề nhưng lại dấu, không chịu giải thích rõ, em tuy không học chính quy về tài chính ngân hàng, nhưng cũng xin mạo muội giải thích một góc về nghiệp vụ tạo tiền mà không in tiền qua 1 ví dụ như sau:
Giả sử tại thời điểm ban đầu, ngân hàng in ra 10 đồng tiền mặt. Ông A lập dự án khởi nghiệp mở quán cafe vay của NH 10 đồng mua máy pha cafe của ông B. Ông B lại gửi không kỳ hạn 10 đồng vào NH. Như vậy trong lúc này ông B có 10 đồng trong tài khoản, NH lại có 10 đồng tiền mặt. Ông C lại vay NH 10 đồng mua ô tô của ông D, ông D lại gửi không kỳ hạn vào NH. Như vậy tổng phương tiện thanh toán lúc này là 10 đồng trong TK của ông B + 10 đồng trong TK của ông D + 10 đồng tiền mặt của NH = 30 đồng.
Như thế NH không in thêm đồng nào mà tổng lượng phương tiện thanh toán trong xã hội tăng từ 10 đồng lên 30 đồng và về lý thuyết sẽ tăng đến vô cùng theo vòng quay vay - mua - gửi tiền.
Để giới hạn việc tăng tiền vô hạn này người ta sinh ra 1 cái gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ví dụ 10%. NH phải giữ lại 10% tiền gửi, chỉ đc cho vay tối đa 90% tiền gửi. Như vậy trong ví dụ trên lần 1 NH sẽ được cho vay tối đa 9 đồng, lần 2 tối đa 8.1 đồng v.v... cứ thể giảm dần. Và về mặt toán học mà nói từ 10 đồng ban đầu chỉ sinh ra tối đa là 100 đồng phương tiện thanh toán (lượng tiền phái sinh tăng so với ban đầu 1/k lần, trong đó k là tỷ lệ dự trữ bắt buộc).
Vì thể, cách tăng lượng phương tiện thanh toán đơn giản nhất là giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc chứ không phải in tiền :