Trường ĐH thời tụi em cực ít. Ở Thành phố không nói, chứ ở nông thôn mà đỗ ĐH thì không chỉ cả thôn, mà cả xã biết. Đủ điểm đi học ở nước ngoài thì có khi còn là niềm tự hào với nhiều tỉnh.
Điểm thi ĐH đươc cộng trần, không nhân hệ số, không cộng thêm hệ số trừ điểm ưu tiên. Chỉ có 3 khối thi và thi chung tất cả. Hồi đó học sinh dân tộc ở tỉnh miền núi được cộng tới 2 điểm, còn lại chỉ còn bộ đội xuất ngũ và nhóm học sinh miền Nam được ưu tiên (họ là F1 của cán bộ đang tham gia CM trong phía Nam. Họ được chọn riêng).
Học sinh được giải quốc tế được đặc cách không phải thi ĐH (Hồi đó VN chỉ cử đi thi toán, họ cũng thường được đi học nước ngoài ở mấy trường nổi tiếng). Học sinh chuyên (hồi đó chỉ có 3 lớp chuyên toán, 1 của ĐH Tổng hợp, 1 của ĐH sư phạm HN và 1 của ĐH sư phạm Vinh) nếu thi ĐH đạt điểm cao mới được học ở mấy lớp A của Khoa LHS ĐH NN Thanh Xuân và cũng thường được đi học ở mấy trường nổi tiếng của Liên Xô hay Hung nếu không được xếp đi học KHKT QS.
Khi vào học với nhau thì thấy nếu điểm thi vào ĐH của học sinh các tỉnh mà gần bằng thì họ học trội hơn học sinh từ Hà Nội rất nhiều, nhất là mấy anh bộ đội về.
Điều kiện khi học phổ thông của họ kém rất xa so với học sinh ở Hà Nội, nhất là các anh từ bộ đội ra, kiến thức đã bị ngắt quãng mà họ thi đạt gần bằng điểm thì khả năng tự nhiên của họ cao hơn rất nhiều. Khi cùng học, điều kiện như nhau họ sẽ vượt xa hơn!