Nhớ tết xưa

ngocbhhd

Xe điện
Biển số
OF-32984
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
2,352
Động cơ
500,870 Mã lực
Nơi ở
Những nơi có rượu & gái đẹp
Ai đã từng qua những thời kỳ trước những năm của thế kỷ 20, đã từng được hưởng những cái tết đầy những thiếu thốn về vật chất. Nhưng ngược lại các món ăn về tinh thần thì thật là tuyệt vời.

Em lập thớt này để các cụ kể những chuyện tết xưa cho các Cụ các mợ còn trẻ hoặc sống ở Thành phố lâu năm tìm hiểu thêm về những cái tết xưa ở Việt Nam.

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh

(b)(b)(b)
 

ngocbhhd

Xe điện
Biển số
OF-32984
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
2,352
Động cơ
500,870 Mã lực
Nơi ở
Những nơi có rượu & gái đẹp


Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh

Vì sao người ta đốt pháo

[FONT=Verdana, Arial]Ngày xưa, trong số các hung thần gây tai hại cho người Việt, có một thần tên là Na-Á. Vị thần này dữ tợn, lại có thêm một bà vợ dữ dằn không kém chồng. Hai ông bà Na-Á thường ở lẩn quẩn trong bóng tối, chẳng sợ điều gì, ngoại trừ sợ ánh sáng và sự ồn ào. Cuối năm và đầu Xuân, khi các vị thần tốt phò trợ dân gian phải về trời chầu Ngọc Hoàng, 2 ông bà hung thần Na-Á hay tác oai tác quái.

Ngày Tết, để trừ tai hoạ do 2 ông bà Na-Á gây ra, người ta đã bày ra chuyện đốt pháo ầm ỹ, ồn ào và chói sáng. Dân chúng cũng thắp nhiều đèn đuốc trong nhà và ngoài ngõ, để đuổi 2 hung thần này. Người ta tin rằng tiếng pháo nổ và mùi thuốc pháo có thể xua đuổi được 2 vợ chồng hung dữ đó, để họ khỏi đến gieo chuyện chẳng lành ngày đầu năm.

ST.
[/FONT]
Sự tích cây nêu ngày Tết

Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của Quỷ. Quỷ đối với người ngày càng quá tay. Chúng dần tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm mỗi nhích lên một ít. Cuối cùng chúng bắt Người phải nộp theo một thể lệ đặc biệt do chúng nghĩ ra là "ăn ngọn cho gốc". Người không chịu. Chúng dùng áp lực bắt phải theo. Vì thế, năm ấy sau vụ gặt, Người chỉ còn trơ những rạ là rạ. Cảnh tượng xương bọc da thê thảm diễn ra khắp mọi nơi bên cạnh bọn Quỷ reo cười đắc ý.

Phật từ phương Tây lại, có ý định giúp người chống lại sự bóc lột tàn nhẫn của Quỷ. Sau mùa đó, Phật bảo Người đừng trồng lúa mà cào đất thành luống trồng khoai lang. Người cứ y lời làm đúng như lời Phật dặn. Quỷ không ngờ Người đã bắt đầu có mưu kế chống lại mình nên cứ nêu đúng thể lệ như mùa trước: "Ăn ngọn cho gốc".

Mùa thu hoạch ấy, Quỷ rất hậm hực nhìn thấy những gánh khoai lang chạy về nhà Người đổ thành từng đống lù lù, còn nhà mình chỉ toàn những dây và lá khoai là những thứ không nhai nổi. Nhưng ác nỗi, thể lệ đã quy định, chúng đành cứng họng không chối cãi vào đâu được.

Sang mùa khác, Quỷ thay thể lệ mới là "Ăn gốc cho ngọn". Phật bảo người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Những hạt lúa vàng theo người về nhà, còn rạ phó mặc cho Quỷ. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng tuyên bố "Ăn cả gốc lẫn ngọn". Lần này Quỷ nghĩ:

- Cho chúng nó muốn trồng gì thì trồng, đằng nào cũng không lọt khỏi tay chúng tao.

Nhưng Phật đã bàn với Người thay đổi giống mới. Phật trao cho Người hạt giống cây ngô để gieo khắp mọi nơi mọi chỗ.

Năm ấy có một lần nữa, Người sung sướng trông thấy công lao của mình không uổng. Trong nhà Người thóc ăn chưa hết thì từng gánh ngô đã tiến về chứa từng cót đầy ăm ắp. Về phần quỷ lại bị một vố cay chua, uất ức hàng mấy ngày liền. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa. Trong bụng chúng nghĩ:

- Thà không được cái gì cả, còn hơn là để cho chúng nó ăn một mình.

Phật bảo Người điều đình với Quỷ cho tậu một miếng đất vừa bằng bóng một chiếc áo cà sa. Nghĩa là Người sẽ trồng một cây tre có mắc một chiếc áo cà sa trên ngọn, bóng cà sa che bao nhiêu diện tích ở mặt đất thì là đất của Người sở hữu ở đó. Ban đầu Quỷ không thuận nhưng sau chúng nó suy tính thấy đất tậu ít mà giá rất hời bèn nhận lời:

- Ồ! Bằng chiếc áo cà sa có là bao nhiêu.

Chúng nó nghĩ thế. Hai bên làm tờ giao ước: Ngoài bóng tre là đất của Quỷ, trong bóng tre là đất của Người.

Khi Người trồng xong cây tre, Phật đứng trên ngọn, tung áo cà sa bay toả ra thành một miếng vải tròn. Rồi Phật hoá phép làm cho cây tre cao vút mãi lên, đến tận trời. Tự nhiên đất trời trở nên âm u: bóng của áo cà sa dần dần che kín khắp cả mặt đất. Bọn Quỷ không ngờ có sự phi thường như thế; mỗi lần bóng áo lấn dần vào đất của chúng, chúng phải dắt nhau lùi mãi lùi mãi. Cuối cùng Quỷ không có đất ở nữa, phải chạy ra biển đông. Vì thế người ta mới gọi là Quỷ Ðông.

Tiếc vì đất đai hoa màu đều thuộc về tay Người, Quỷ rất hậm hực, cố chiêu tập binh mã vào cướp lại. Lần này Người phải chiến đấu với Quỷ rất gay go vì quân đội của Quỷ có đủ một bầy ác thú như voi, ngựa, chó, ngao, bạch xà, hắc hổ, v.v... rất hung dữ. Phật cầm gậy tầm xích đánh giúp Người làm quân của Quỷ không tiến lên được.

Sau mấy trận bất lợi, Quỷ bèn cho quân đi dò xem Phật sợ gì. Phật cho chúng biết là sợ hoa quả, oản chuối và cơm nắm, trứng luộc. Ðối lại Phật cũng dò hỏi và biết quân của Quỷ chỉ sợ độc có mấy thứ : máu chó, lá dứa, tỏi và vôi bột.

Lần giáp chiến sau đó, quân của Quỷ đem không biết cơ man nào là hoa quả đến ném Phật, Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi đem máu chó vẩy khắp nơi. Quân của Quỷ thấy máu chó, sợ hoảng hồn bỏ chạy.

Lần thứ hai, quân của Quỷ lại đem oản chuối vào ném quân Phật. Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi giã tỏi phun vào quân địch. Quân của Quỷ không chịu được mùi tỏi, nên cũng cắm đầu chạy biệt tích.

Lần thứ ba, quân của Quỷ lại đem cơm nắm, trứng luộc vào ném quân Phật. Người tha hồ ăn và theo lời Phật dùng vôi bột vung vào Quỷ. Người lại lấy lá dứa quất vào chúng. Quỷ chạy không kịp, lại bị Phật bắt đày ra biển đông. Ngày Quỷ già, Quỷ trẻ, Quỷ đực, Quỷ cái cuốn gói ra đi, bộ dạng của chúng vô cùng thiểu não. Chúng rập đầu sát đất cố xin Phật thương tình cho phép một năm được hai ba ngày vào đất liền thăm phần mộ của tổ tiên cha ông ngày trước. Phật thấy chúng khóc váng cả lên mới thương hại hứa cho.

Vì thế, hàng năm cứ đến ngày tết Nguyên Ðán là ngày Quỷ vào thăm đất liền, thì người ta theo tục trồng nêu để cho Quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở. Trên nêu có khánh đất, mỗi khi gió rung thì có tiếng động phát ra để luôn nhắc bọn Quỷ nghe mà tránh. Cũng trên đó có buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.

Có câu ca dao:

Cành đa lá dứa treo kiêu (cao)
Vôi bột rắc ngõ chớ trêu mọi nhà.
Quỷ vào thì Quỷ lại ra.
Cành đa lá dứa thì ta cứa mồm

Ngày xưa người ta còn tin rằng những lúc cần đuổi quỷ như khi có dịch tễ chẳng hạn, thì treo một nắm lá dứa ở trước ngõ hay vẩy máu chó khắp nơi cho Quỷ khỏi quấy. Ðàn bà thường buộc tỏi vào giải yếm là cũng có một mục đích gần như vậy.
 

ngocbhhd

Xe điện
Biển số
OF-32984
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
2,352
Động cơ
500,870 Mã lực
Nơi ở
Những nơi có rượu & gái đẹp
Một nét Tết xưa ai còn nhớ?


Có những phong tục tưởng như rườm rà, nhưng rồi khi lớn lên tôi mới hiểu, mỗi phong tục là một thông điệp của quá khứ gửi đến hiện tại và tương lai, của tổ tiên gửi đến con cháu, những giá trị đạo nghĩa làm người, tạo nên nếp nhà, gia phong, cũng là góp phần tạo nên dòng chảy văn hoá làng Việt xưa và nay.
Tôi chưa đón Tết ở nhiều vùng quê nên không biết có những nơi nào phong tục giống làng quê của mình. Ở quê tôi, ngày 30 Tết, bất luận bận bịu thế nào mọi gia đình vẫn dành thời gian để đi đón "những người khuất núi" về cùng hưởng Tết. Đó là phong tục đẹp, luôn nhớ về cội nguồn, về tổ tiên, và với tôi thật linh thiêng.
Làng tôi là một làng cổ. Bằng chứng được ghi trong những cuốn gia phả của các dòng họ trong làng và có cuốn còn lưu giữ tại thư viên Hán Nôm Quốc gia. Làng được hình thành cách nay khoảng 500 năm (chưa kể cái làng quê cũ ở Thọ Xuân, của Đức vua Lê Lợi, rồi từ đó mấy thanh niên trai tráng là Hà Thiệu, Hà Thọ dám rời bỏ để đi lập làng mới).
Người có công làm rạng danh làng cũng đã 300 - 400 trăm năm rồi. Đó là cụ Nguyễn Hiệu, người đỗ tiến sĩ dưới triều Lê có tên ghi trong Quốc Tử Giám. Cụ làm quan đến chức tể tướng. Con của cụ là Nguyễn Hoàn cũng theo bước cha, đỗ tiến sĩ, là thầy dạy học của chúa Trịnh Sâm sau cũng được phong tể tướng dưới triều Lê - Trịnh.

Nét văn hóa xưa. Ảnh: Tư liệu
Và bằng chứng còn được lưu truyền ở ngôn ngữ cổ. Cùng là xứ Thanh, cùng là vùng Triệu Sơn nhưng chỉ có làng tôi và một vài làng có thứ ngôn ngữ đặc trưng. Tôi đã đi khắp trong Nam, ngoài Bắc, nhưng ở đâu họ cũng nhận ra cái gốc "ăn rau má..." của mình. Không kể dấu hỏi, dấu ngã cứ gọi là "vô tổ chức", còn có những ngôn ngữ đặc trưng khác, rất "hoài cổ" mà chỉ có làng tôi là "gìn giữ". Này nhé, khi hầu hết ở các vùng quê khác người ta nói là "Nước" và "Lửa" thì ở quê tôi vẫn gọi là "Nác" và "Lả". Tôi đã được đọc bài viết của cố Giáo sư Trần Quốc Vượng khi ông phân tích về nguồn gốc của giống chim có tên là chim Lạc, thật thú vị lại bắt nguồn từ chữ "Nác" mà ra.
Giáo sư cho biết từ "Nác" là từ rất cổ, ngày nay chỉ còn lại ở một số vùng quê. Chim Lạc (loài chim có trên trống đồng) thực chất là thứ chim ăn trên ruộng "Nác" rất gần gũi với người nông dân. Đó là con cò. Từ "Nác" do người xưa không phân biệt được giữa "N" và "L" nên "chim ăn trên ruộng Nác" mà thành chim Lạc ngày nay chúng ta nói.
Thực hư thế nào tôi cũng không rõ nhưng từ "Nác" quê tôi bây giờ vẫn dùng. Có những từ khác nữa chắc nhiều người khi nghe đều không hiểu. Đó là những từ như: "trốc" (đầu), "trốc cún" (đầu gối), cấu (gạo), lọ (lúa)... thì phải phiên âm người nơi khác nghe mới biết.
Lúc còn nhỏ, cứ vào sáng 30 Tết, bố tôi thường gọi tôi dậy. Hai bố con vác trên vai chiếc cuốc, cầm một bó hương để đi đón "ông bà, ông vải" về ăn Tết. Trong tâm thức mọi người ai cũng nghĩ rằng nếu con cháu không có lời mời thì các cụ sẽ không về.
Nơi yên nghỉ của người khuất núi hoá ra lại trở thành nơi gặp gỡ của những người “trần thế” làng trên xóm dưới, mà do nhiều lẽ trong cuộc sống không phải lúc nào người ta cũng dễ gặp nhau. Những người quen không chỉ ở trong làng, mà có khi còn ở cả những làng khác. Xưa, khi chôn cất những người nằm xuống người ta phải tìm thế đất để an táng. Chính vì vậy các ngôi mộ thường không tập trung vào một nơi. Các cụ thường chọn nơi nào có thế "sông trước, núi sau" để "táng".

Tảo mộ. Ảnh minh họa: Nguyen
Tôi đã đi thăm đền thờ Trần Hưng Đạo cùng với một "thầy địa lý" trẻ. Anh nói rằng thế đất ở đây rất tuyệt. Đằng trước là hợp lưu của lục đầu giang, đó là nơi "tụ Thuỷ" độc nhất vô nhị. Đằng sau là những ngọn núi của dãy Côn Sơn điệp trùng, nơi tựa lưng rất vững chải, chưa có thế đất nào đẹp bằng nơi đây. Phải chăng, cũng chính vì lẽ đó mà ông cha ta xưa đã tụ họp về đây mở "Hội nghị Diên Hồng".
Bố tôi cũng là người am hiểu về “phong thuỷ”. Cứ mỗi lần đi cùng bố, tôi lại được bố chỉ bảo cho từng thế đất ở quê. Chỗ nào là thế đất đẹp, vì sao lại đẹp… Sau này tôi mới ngộ ra một điều, cứ những nơi có nguồn nước thuận tiện cho việc sinh hoạt, là nơi đấy làng xóm mọc lên. Cho nên nhiều ngôi làng thường ở bên những dòng sông. Và làng tôi cũng vậy, khi có "sông nhà Lê" là có làng.
Lại nói về “sông nhà Lê”. Đó là mạng lưới sông ngòi có từ thời Đức vua Lê Hoàn (tiền Lê) cho đào. Khắp khu vực từ nam Bắc bộ đến miền Trung, hệ thống sông ngòi được nối với nhau đi lại rất thuận tiện. Nó tạo thành mạng lưới giao thông quan trọng, đồng thời cũng là nguồn cung cấp nước cho sự sống.
Nơi nào có dòng sông chảy qua đất đai trở nên trù phú, cư dân đông đúc. Có sông có núi tạo nên sơn thuỷ hữu tình. Những ngôi làng bên sông bao giờ cũng bốn mùa mát mẻ. Cây cối xanh tươi lại là cỗ máy "điều hoà" cho ngôi làng, và người ta vẫn tin rằng, ở những nơi có thế phong thuỷ tốt, thì “vận” con cháu, dòng họ sẽ “phát”. Người đã khuất được mát mẻ thì người sống cũng hoà thuận, yên vui. Vì vậy khi bà tôi mất, bà được an táng ở chân núi Tía, bên dưới là dòng “sông nhà Lê” chảy qua, cách làng một thôi đường.
Thủ tục "đón” các cụ về cũng thật đơn giản, chủ yếu là cái tình của con cháu. Thường hàng năm đây mới là dịp con cháu đến chăm sóc mộ phần. Ở những nơi khác, tảo mộ là dịp tết Thanh minh "Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" (Kiều). Nhưng quê tôi lại tảo mộ vào dịp Tết. Nhà nào cũng sửa sang mộ phần cho người đã khuất. Sửa sang xong lại đắp một vuông đất mới để sau đó thắp nén nhang và có lời mời người đã khuất về hưởng tết cùng con cháu.

Ngày hội trên quê hương. Ảnh minh họa: Theo diễn đàn Xom Nhiep anh
Có lần tôi hỏi bố về lời khấn người đã khuất. Bố tôi nói cốt ở tấm lòng của mình, không cần cầu kỳ. Ngày xưa các cụ thường khấn bằng ngôn ngữ cổ (chữ nôm hay chữ Hán gì đấy). Bây giờ chỉ cần nói theo ngôn ngữ phổ thông, giống như cúng bái ông bà tổ tiên.
Tôi thường lăng xăng chạy quanh hái những bông hoa dại tím ngắt quanh đấy cắm lên cho ngôi mộ “mặc áo mới” để đón xuân. Có lần bố tôi còn qua ngôi trường làng xin những cành đào đỏ thắm để cắm lên mộ, trước đó, bố thường sai tôi đem đốt một đoạn gốc đào cho cháy đen. Bố bảo như vậy mới để được lâu.
Khi đã "đón" hết những người "muôn năm cũ", cũng là lúc bắt đầu cỗ bàn. Đặc biệt người quê tôi không quên lấy một ít vôi bột rắc thành những cánh cung trước ngõ. Bố tôi nói làm như vậy để trừ tà ma. Sau này tôi mới hiểu, vôi bột cũng là thứ tẩy trùng, làm vệ sinh môi trường rất tốt.
Những ngày tết chúng tôi thường dậy sớm để làm cỗ, thành kính dâng lên ông bà, tiên tổ những gì tinh tuý nhất của làng quê mình. Ngoài mâm cỗ ra, còn có các loại bánh. Tôi vẫn còn nhớ hương vị của bánh chè lam ngày ấy. Thứ bánh làm bằng gạo nếp với mật, và một chút gừng. Gạo nếp phải giã mỏi tay, đến nỗi mấy ngày tết tay thằng bé là tôi còn đau…
Sau những ngày tết, là lễ đưa tiễn. Mẹ tôi bảo cốt nhất là ở sự thành tâm, con cháu có gì thì cứ gửi. Nào là gạo, bánh, nào là những thứ quà tết, sản vật có gì đều đem ra, "trần sao âm vậy", mẹ tôi bảo thế. Mẹ cũng không quên gửi các cụ ít tiền để "qua sông, qua đò", và "chi tiêu" những ngày tiếp theo...
Ôi nét Tết xưa ai còn nhớ? Có những phong tục tưởng như rườm rà, nhưng rồi đến khi lớn lên tôi mới hiểu, mỗi phong tục là một thông điệp của quá khứ gửi đến hiện tại và tương lai, của tổ tiên gửi đến con cháu, những giá trị đạo nghĩa làm người, tạo nên nếp nhà, gia phong, cũng là góp phần tạo nên dòng chảy văn hoá làng Việt xưa và nay.
Đặng Tiến
Nguồn: http://vietnamnet.vn/thuhanoi/2008/01/766614/
 

ngocbhhd

Xe điện
Biển số
OF-32984
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
2,352
Động cơ
500,870 Mã lực
Nơi ở
Những nơi có rượu & gái đẹp
Một nét Tết xưa
“Bộc trước nhất thanh trừ cựu khí
Đào phù vạn họa khánh tân xuân”.


Bài viết xin khuôn lại trong phạm vi câu đối cổ: “Bộc trước nhất thanh trừ cựu khí/ Đào phù vạn họa khánh tân xuân”. Nghĩa là, pháo tre đùng một tiếng xua đi khí cũ, bùa đào muôn nhà mừng xuân mới. Đào phù gắn trên cây nêu.

Đã qua lâu rồi thời Tết cổ truyền đốt pháo, càng xa hơn cái thời chỉ có pháo tre. Cây nêu cũng chỉ còn trong ký ức. Nhưng ý nghĩa câu đối trên cứ ám ảnh tôi, cứ gợi mãi nét thân thương và thiêng nghiêm những miền quê Việt khổ nghèo và yên bình ngày Tết.

Tất nhiên, pháo tre cũng có thuốc pháo nhưng lớp vỏ là những sợi tre hoặc dang mỏng, đánh nài quấn nhiều lớp quanh gói thuốc thành khối vuông hơi dẹp như bánh chưng nhưng nhỏ hơn nhiều, mỗi bề khoảng 4 - 5cm. Nổ to lắm. Đùng một tiếng vang xa.

Nếu như những pháo giấy sau này kết tràng nổ giòn giã, náo nức như niềm vui chào mừng xuân mới, thì tiếng đùng đơn lẻ mà âm vang của pháo tre rất hợp ý nghĩa dứt bỏ những điều không vui, bất lợi của năm cũ.

Theo Phạm Côn Sơn (sách Văn hóa phong tục Việt Nam), truyền thuyết dân gian xưa kể rằng có con quái vật một chân nhưng di chuyển rất mau lẹ. Đêm giao thừa nó thường vào nhà dân bắt heo gà.

Một lần gặp đống lửa đang cháy, tre nứa nổ lốp bốp, nó sợ quá bỏ chạy. Từ đó người ta chế ra pháo nổ đốt đùng đùng để xua tà khí. Đùng một tiếng xua tan những âu lo, nhọc nhằn muộn phiền và lòng nhẹ nhàng hướng về một ước ao hy vọng mới. Điều cầu, điều ước đã gởi vào cây nêu. Ở một số vùng còn lưu truyền cây nêu cũng có ý trừ tà ma, cây nêu càng cao bóng đổ càng xa và đó là ranh giới ngăn cõi âm.


Cây nêu là một kỳ công, trước hết là việc chọn tre. Cây tre đã được nghía từ cả tháng trước đó. Tre đủ lá, sung mãn, suông, thẳng, không tì vết, ngọn cong đẹp. Đây là bí mật căn bản của cây nêu ngày Tết ngầm cạnh tranh của những người tắt lửa tối đèn có nhau.

Bí mật này chỉ chiều ba mươi Tết, khi nhà nhà dựng nêu mới thấy, cây nêu nhà nào cao hơn, ngọn, lá đẹp hơn, trang trí đào phù khéo hơn. Dưới chòm ngọn lá, gia chủ gắn điều cầu, ước nơi đào phù. Đó là một cái giỏ tre, một tấm vỉ tre có thanh nẹp tre trồi cao trên vỉ, chót tỉa sợi, uốn tua như hoa.

Trong giỏ là nồi đất nhỏ bỏ túm gạo túm muối, giản dị một mong muốn truyền đời. Những ông có chữ thường gắn theo vỉ dải giấy viết những lời cầu ước quen thuộc bằng chữ Hán. Dựng nêu trước nhà bao giờ cũng canh, lúc vắng người mới dựng. Còn tùy tuổi gia chủ năm đó mà xê dịch vị trí trên sân.

Chiều ba mươi, trẻ nhỏ chạy đi xem nêu rồi bình phẩm. Người lớn cũng quan sát nhưng kín đáo hơn. Phần thân tre tầm người có cột chiếc đèn nhỏ, xưa đốt dầu phộng sau này thay bằng dầu hỏa luôn được thắp sáng hằng đêm. Tới mồng bảy tháng giêng mới hạ nêu, ngọn lá cây nêu nhà nào còn xanh lâu thì hãnh diện lắm, may mắn lắm.

Ngày xưa mồng bảy là lễ Khai hạ, cũng gọi là Khai hạp, là lễ các quan mở hộp đựng ấn triện, tượng trưng cho công việc hành chính của năm mới. Hạ nêu là kết thúc những ngày Tết vui chơi. Cây tre xanh lâu là bí mật cuối cùng, lệ thuộc vào việc chọn tre sung mãn, chọn chỗ trồng có hơi ẩm tốt.

Vùng biển, đảo không có tre sẵn thì về quê lựa mua. Cây tre đẹp bao giờ cũng có giá cao gấp hai gấp ba, dùng ghe chở về bến rồi vác bộ hàng hàng, trầm trồ khen nhau.

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn từng kể: đoàn người quê ông vác tre từ bến đò Huỳnh Giảng qua mấy cây số đồi cát dài về Nhơn Lý, giọng ông vẫn còn nguyên náo nức. Ở tuổi bát thập và đã từng kinh lịch văn hóa nhiều vùng miền, ký ức về nét Tết xưa này của ông vẫn cứ bồi hồi, trân trọng.

Thời gian là một trong những phát hiện sớm của con người. Ngày rồi đêm, rồi mùa đi, năm qua, theo tuần hoàn trời đất. Năm mới rồi lại cũ để lòng người tiễn cũ với những lo toan với mong ước chưa trọn và hy vọng vào năm kế tiếp.

Tuần hoàn của trời đất là thần dược giúp con người không thôi hy vọng. Hy vọng là bản chất sự sống. Một tiếng đùng của bộc trước, một gởi gắm nơi đào phù là những khát vọng đẹp, là nét văn hóa xưa rất đáng trân trọng.

Có thể tôi là người hoài cổ. Dù trong đời chỉ vài lần nhìn thấy cây nêu. Dù tiếng pháo tre chỉ nghe qua lời kể. Nhưng giả dụ một ngày nào về quê thăm bà con dịp Tết, bất ngờ gặp lại cây nêu, có thể trong nồi đất bây giờ không chỉ đơn giản gạo muối… bạn sẽ tin rằng, dù cuộc sống đã nhiều tiện lợi văn minh, cây nêu vẫn cứ là một nét đẹp của làng quê Việt. Và tiếng pháo tre nữa. Của một thời con người quá nhỏ bé trong lộ trình tồn tại. Một nét êm ả cội nguồn…

(Theo Báo Bình Định)
 

ngocbhhd

Xe điện
Biển số
OF-32984
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
2,352
Động cơ
500,870 Mã lực
Nơi ở
Những nơi có rượu & gái đẹp
Tặng các cụ nào ở Hà Nội

Tết của ngày xưa

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Câu đối đó mới chỉ phản ánh hương vị tết xưa ở các vùng nông thôn nước ta. Chứ người Tràng An ăn Tết còn cầu kỳ hơn nhiều, theo đúng phong tục cổ truyền của ông cha. Những Tết xưa mang đậm màu sắc riêng của đất Kinh kì cổ kính.

Những ngày giáp Tết, khung cảnh nhộn nhịp khác thường. Phố Hàng Bồ hai bên hè các cụ đồ nho đội khăn xếp, mặc áo the thâm, ngồi viết thuê câu đối lên những đôi liễn dài hoặc giấy hồng điều. Phố Hàng Dép bầy guốc tre, guốc gỗ, guốc phi mã, giầy da, giầy nhung, giầy cườm, nổi bật là các loại tranh dân gian làng Đông Hồ, Hàng Trống vẽ gà, lợn, đám cưới chuột, hứng dừa, đánh ghen... in bằng phẩm điều, phẩm lục. Cổng chéo Hàng Lược, gần cầu Phùng Hưng, đầu phố Chả Cá, sang phố Hàng Đường, Hàng Khoai... rực rỡ đào bích, đào phai, cúc vàng, cúc trắng, quất trĩu quả, mấy phố gần đấy, bán thủy tiên gọt sẵn, chậu trổ hoa, đặt trong bát nước, cả hương thẻ, hương vòng, hương trầm, nến trắng, nến đỏ. Phố Hàng Đường chẳng thiếu loại mứt gì, có thêm kẹo sìu châu, hồng tàu, táo tàu khô. Phố Hàng Đào, Hàng Ngang đầy ắp tơ lụa, len, dạ, lĩnh, kếp, sa tanh... mới cất về. Thợ kim hoàn phố Hàng Bạc cặm cụi làm đồ nữ trang bằng vàng. Thợ may phố Hàng Điếu may áo dài, áo bông suốt ngày đêm.

Nhà nào cũng tấp nập sửa soạn. Đàn ông, con trai lớn thu dọn nhà cửa, quét vôi, đánh bóng đồ đồng, treo tranh, câu đối mới, lau quét bàn thờ tổ tiên, bày phật thủ, cam Bố Hạ, bưởi Đoan Hùng, chuối ngự Nam Định, quất Tứ Liên lên khay ngũ quả, dâng lên trời đất, tổ tiên, ông bà để tỏ lòng thành kính "ăn quả nhớ người trồng cây". Các bà, các cô lo việc ăn Tết. Vại dưa hành muối từ tháng chạp, thứ dưa Tây Hồ lá cuộn tròn, thứ hành ngọt dịu Gia Lâm bên sông Hồng. Gạo Mễ Trì và gạo tám thơm nấu bằng nồi đất mới dẻo. Xôi phải kén thứ nếp hương vùng Cẩm Giàng, Hải Dương. Hợp khẩu vị, đúng cổ tục, phải chọn gà trống thiến Đông Cảo, cá chép béo Hồ Tây, nem Lạng Sơn hay nem Phùng, lạp sường Tân Phúc Điều, Hàng Buồm, chả quế làng Vẽ, giò lụa Đò măng (ở đầu phố Phùng Hưng), nước mắm Vạn Vân, Phú Quốc. Nấm cỗ bát, kén măng khô Phú Thọ, nấm hương Thái Nguyên, miến Tàu...

Ngày 23 tháng chạp, nhà nào cũng tiễn ông Táo lên chầu trời. Trên bàn thờ có ba chiếc mũ mới bằng giấy: một màu vàng ở giữa, hai màu đen ở hai bên - tức hai ông, một bà - không có cỗ mặn, chỉ cúng hương hoa, sau có con cá chép đang bơi trong chậu thau, cúng xong đem thả ở hồ Tả Vọng (hồ Hoàn Kiếm ngày nay).

Nhân dịp năm mới, cha mẹ cho con đến nhà lễ tết thầy cô giáo, sang thì gà gạo, chai rượu, hộp bích quy Pháp, vừa phải thì cân mứt sen, mứt lạc, hồng tàu, táo tàu khô, đường phèn, chục cam Xã Đoài, cốt ở tấm lòng tôn sư trọng đạo.

Trước Tết dăm ba ngày, nhiều cửa hiệu đã đóng cửa, nghỉ. Chiều 30, thấy hai bên phố treo cành đa, lá dứa, vẽ cung tên bằng vôi trên hè trừ ma quỷ. Các xã ngoại thành trồng cây nêu trước sân nhà - cây tre nhỏ đủ lá, ngọn cao khoảng 3m trên ngọn buộc lá bùa bát quái vẽ trên giấy hồng điều, một lá phướn bằng vải đỏ viết 4 chữ nôm "Thiên hạ thái bình" và những chiếc khánh bằng đất nung gặp gió, va vào nhau kêu lanh canh. Chân nêu vẽ cung tên bằng vôi chĩa ra phía cổng, ngăn chặn hung thần.

Ngày 29, 30 nhà nào cũng bận gói bánh chưng, nấu chè đỗ đãi, làm các loại bánh đặc biệt Hà Nội: bánh quế, bánh bẻ, bánh củ cải, bánh thạch... và làm đồ cúng gia tiên. Ngoài thịt gà luộc, giò, chả, lạp sườn, trứng muối, cá chép kho giềng mật, thịt kho tàu, còn có mấy bát bóng cá dưa, mực khô thái nhỏ, miến tàu, thịt ba chỉ ninh với măng khô, nhà sang có thêm mấy bát bào ngư, vây cá, yến. Bên cạnh đặt chai rượu cút, rượu Mai Quế Lộ hoặc rượu trắng nổi tiếng của làng Hoàng Mai, tuần hương sắp tàn, pha nước cúng, thứ trà ướp hương sen, hương thủy tiên, tuần hương tắt hẳn mới hạ cỗ xuống, cả nhà ngồi quây quần bên mâm cơm, con cháu mời ông bà, cha mẹ, mới cầm đũa.

Giữa đêm năm cùng tháng tận, tai họa giáng xuống đầu nhà nghèo, chủ nợ cho người đến réo ở cửa phải trốn biệt, người nhà chủ nợ bắt đi cái gì có thể bắt được, thậm chí cả bát hương ông bà cha mẹ. Ơở xóm ổ chuột, gầm cầu, những người khốn khổ không có nổi nén hương cúng tổ tiên. Bởi vậy tháng củ mật giáp Tết, trộm cướp như rươi, chẳng kém gì ở nông thôn.

Rồi giao thừa đến. Chuông trống đền chùa khua vang. Giữa giờ phút thiêng liêng của đất Kinh kì vào xuân, nhà nào cũng đốt đèn nến, thắp tuân hương mới, khấn vái tổ tiên phù hộ cho khỏe mạnh buôn bán phát tài, con cái học hành tấn tới. Rất nhiều nhà còn đặt mâm lễ ngoài trời để cúng vái tạ ơn quan cũ về trời, đón mừng quan mới vừa tới. Nhìn vào hai cốc pha lê đặt thủy tiên, hôm qua hoa còn hàm tiếu, giờ đã nở đúng giao thừa, tỏa hương thơm ngát, coi như thế là điềm lành cho cả năm.

Cúng gia tiên đủ ba ngày Tết, buổi sáng cúng cỗ mặn với những món đã làm sẵn, buổi chiều bánh mứt và pha trà mới, chiều mùng ba hóa vàng. Có nhà làm bún thang, đã trữ sẵn cà cuống, củ cải giầm, tôm he... hoặc làm cuốn phải có giấm trưng với mật, lạc rang.

Sáng mồng một, những người giàu có, đông con, giàu lòng nhân ái vui vẻ đến xông nhà và chúc Tết nhà ai, nhà đó coi như cả năm làm ăn phát đạt. Bên chén trà đầu xuân, khách và chủ nói chuyện làm ăn, buôn bán, chuyện văn thơ, khai bút...

Cứ thế, ba ngày Tết, ai cũng mặc đẹp, đi chúc Tết, không quên mừng tuổi cho các cháu nhỏ. Và trong ba ngày Tết, mọi nhà đều giữ phong tục kiêng quét nhà hốt rác bởi nết hốt rác là đổ của đi nên không ai dám vứt rác bừa bãi. Từ mồng mười tháng chạp đến rằm tháng giêng, các rạp Sán Nhiên Đài, Quảng Lạc, Nhật Tân Ban thường chỉ diễn vở lành nhiều, dữ ít như Kiều, Phan Trần, Quan Âm - Thị Kính. Các bà, phần lớn là tiểu thương ở các chợ, thường vào xem giữa chừng và chỉ xem vài cảnh rồi ra ngoài đặt tiền, nhờ ông thầy đoán hộ xem vận may năm tới ra sao. Đó là bói tuồng.

Sau ba ngày Tết, các cửa hiệu chọn ngày tốt, cúng ông tiền chủ, để mở cửa hàng lấy may. Còn các chủ hiệu, chủ xưởng, công chức thì kéo nhau xuống Khâm Thiên nghe hát ca trù đầu xuân, thả mình theo lời ca tiếng đàn, nhịp phách du dương, trầm bổng.

http://www.maiyeuem.net/vtopic78423.html
 

ngaynha

Xe tăng
Biển số
OF-10827
Ngày cấp bằng
8/10/07
Số km
1,557
Động cơ
547,730 Mã lực
Sáng mùng 1 đi trên xác pháo hồng...
Em nhớ mùi pháo quá :'(
 

lenamhung83

Xe tăng
Biển số
OF-33146
Ngày cấp bằng
7/4/09
Số km
1,858
Động cơ
572,259 Mã lực
Dịp Tết, lại nhớ ngày xưa... mẹ làm mứt khoai tây, nấu khoai tây với nước đường... thích nhất lúc mẹ làm xong, để được vét chậu:)
 

ngaynha

Xe tăng
Biển số
OF-10827
Ngày cấp bằng
8/10/07
Số km
1,557
Động cơ
547,730 Mã lực
Cụ Ngọc lên Lạng Sơn làm một xe pháo lậu về đi, phân phát cho anh em mang về đốt:21::21::21:Ôi em nhớ mùi pháo quá(l)(l)(l)
Bà cô em ở Đồng Đăng tết nào cũng cho bọn trẻ con sang TQ.
Bên đấy nó có 1 bãi đất rộng, cả VN lẫn TQ ra đấy đốt pháo chơi.
Thích thật.
 

ngocbhhd

Xe điện
Biển số
OF-32984
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
2,352
Động cơ
500,870 Mã lực
Nơi ở
Những nơi có rượu & gái đẹp
Nhớ nhất đêm 30 tết mới được mặc quần áo mới, xem đốt pháo, nhặt pháo xịt, được bố mẹ mừng tuổi cho 1 đồng. Còn nhớ Bà Ngoại đến xông nhà mừng tuổi cho 5 hào :21::21::21::21::21::21:

Tự nhiên nhớ Bà quá :'(:'(:'(:'(:'(:'(
 

pence

Xe tải
Biển số
OF-27051
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
305
Động cơ
489,583 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
gớm các cụ no đủ thừa thãi rồi nên mới nhớ tết xưa, lúc đó cái gì cũng thèm. em nghèo kiết xác nên chạy ăn từng bữa, tết xưa cũng giống hệt tết nay :'( :'(
 

ducgetz

Xe hơi
Biển số
OF-43938
Ngày cấp bằng
21/8/09
Số km
140
Động cơ
465,500 Mã lực
Em nhớ mãi là mỗi dịp tết đến là lại ra bách hóa kim Liên, Hà Nội xếp gạch mua hàng tết, sau đó lại xếp hàng mua lá dong...:21::21::21:
 

Mexanhxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-26291
Ngày cấp bằng
24/12/08
Số km
492
Động cơ
493,010 Mã lực
Vừa lúc tối iem vừa bảo gấu: Hồi xưa tết có quả dưa hấu to thắp hương, toàn phải để dành đến rằm mới được măm, mà toàn bị nẫu nẫu, thế mà sao vẫn ngon thế?
 

Getz5324

Xe điện
Biển số
OF-52590
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
3,321
Động cơ
483,426 Mã lực
ngày xưa, gần đến tết thấy rất háo hức,chờ đợi vui không tả nổi. còn bây giờ em thấy nhạt phèo. :102:
 

ngocbhhd

Xe điện
Biển số
OF-32984
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
2,352
Động cơ
500,870 Mã lực
Nơi ở
Những nơi có rượu & gái đẹp

Miu miu

Đi bộ
Biển số
OF-56642
Ngày cấp bằng
6/2/10
Số km
1
Động cơ
447,110 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Em nhớ nhất đêm 30 được mẹ nấu nước tắm lá mùi cho cả nhà.Cả mấy chị em ngồi xúm xít quanh nồi bánh chưng và chờ đến lượt được mẹ tắm,tiếng củi cháy lép bép và mùi thơm thì thôi rồi.Bây giờ ngồi nghĩ lại vẫn thấy nao nao...(l)(l)
 

Getz5324

Xe điện
Biển số
OF-52590
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
3,321
Động cơ
483,426 Mã lực
em nhớ, cứ đến giao thừa là giành đòi đốt pháo. đốt pháo nhà mình xong cứ ngóng nhà khác xem nhà ai đốt lâu hơn, xong rồi cả nhà đi chúc tết hàng xóm đến gần sáng mới về. mà ngày xưa mọi người sống rất tình cảm, đi chúc tết thấy rất vui. bây giờ em thấy nhạt nhẽo thế nào ý...*-)*-)*-)
 

Nicolai

Xe hơi
Biển số
OF-20013
Ngày cấp bằng
15/8/08
Số km
177
Động cơ
502,850 Mã lực
Nơi ở
"Đường đang theo dõi Lún"
Ôi! lại tết:102::P:21:

Nhưng nhiều cụ thuộc motip HOÀI CỔ, xưa có cái hay của xưa - Nay có cái hay của nay

Ngày xưa tết thì vui rồi - mặc dù còn nhiều thiếu thốn!
Nhưng ngày xưa thì làm gì có 4 bánh để mà "trời mưa thì mặc trời mưa..."
làm gì có 4Rum (OF) để mà nhớ nay?:21:

Xuân sang! cố ăn- cố chơi đi, Già đến nơi rồi:'(:'(:'(
 
Chỉnh sửa cuối:

lolotica

Xe điện
Biển số
OF-3269
Ngày cấp bằng
3/2/07
Số km
2,978
Động cơ
611,312 Mã lực
Tớ cũng chuyên gia xếp hàng mua hàng tết ở bách hóa Kim Liên đây :) . Ra đấy toàn lấy súng bắn đạn dây thép bắn vỡ bóng thổi treo trên đó nghe nổ vui tai phết (y)

Em nhớ mãi là mỗi dịp tết đến là lại ra bách hóa kim Liên, Hà Nội xếp gạch mua hàng tết, sau đó lại xếp hàng mua lá dong...:21::21::21:
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top