Cụ ơi, bác sĩ hơn nhau ở trình độ tay nghề. Bác sỹ giỏi sẽ không gây tổn thương cho bệnh nhân vì vậy mà không gây đau đớn.
Chính vì lẽ đó, sau khi nhổ 4 cái răng khôn, em biết bác sỹ tốt, em phải giới thiệu cho các cụ.
Em ko phải là bác sỹ, em chỉ là bệnh nhân có kinh nghiệm. Quy trình nhổ là bắt đầu bằng tiêm tê, bác sỹ thường thì chỉ tiêm 1 lần hết cả ống, bác sỹ giỏi có kinh nghiệm thì tiêm thành nhiều lần ở nhiều điểm để đảm bảo hiệu quả của thuốc. Sau đó sử dụng kìm ấn răng xuống để tụt chân răng ra. Rồi dùng kìm vặn tròn cho răng rời hẳn khỏi ổ răng và nhấc ra. Quan trọng nhất là lúc ấn tụt chân răng phải rất chuẩn.
Các cụ sau nhổ bị đau, không ăn được, sốt, phải uống kháng sinh là do trong quá trình nhổ, bác sỹ thiếu kinh nghiệm sẽ làm tổn thương ổ răng trong quá trình ấn (ấn không thẳng chân răng, ấn quá sâu hoặc ấn chưa đủ), lúc sử dụng kìm vặn không dứt khoát.... Khi đó ổ chân răng sẽ bị nát bét ra và hậu quả là các cụ rên hừ hừ cả tuần.
Trường hợp của em lúc làm ở Nguyễn Đình Chiểu (cũng là bác sỹ giỏi có tiếng) là bác sỹ tay không đủ khoẻ để ấn tụt được chân răng, sau 15 phút loay hoay mãi, răng của em bị cửa làm đôi rồi mới ấn, đến lúc lấy ra còn sót lại một miếng nhỏ bằng đầu tăm vẫn dính vào thịt. Em thực sự là khốn khổ vì vết thương ổ chuân răng rất to, nó cứ viêm mãi, nhức nhối vô cùng. Sau đó, Em lấy lưỡi đẩy vào thì thấy vướng. Em đii khám thì bác sỹ nói là ko thấy gì vì nó đang sưng lên. Thế rồi khi nó bớt sưng em tự lấy tay lần tìm và nhổ ra được mảnh răng bị sót. Em kinh hãi quá.
Vậy nên em khuyên các cụ đến chỗ chữa răng tốt mà làm, đừng ra Viện gì cả, ở đó toàn bác sỹ mới.
Ở chỗ 18 Hồ Giám cũng toàn bác sỹ đầu ngành của Viện Răng hàm mặt các cụ ạ. Bác sỹ không bao giờ nhổ răng cho bệnh nhân ở bệnh viện vì người ta phải chữa, phẫu thuật những ca khó hơn nhiều.