[Funland] Nhớ lại cái thời bao cấp

songlam

Xe buýt
Biển số
OF-101
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
778
Động cơ
588,742 Mã lực
Nơi ở
Sài gòn


Xe đạp cũng có giấy chứng nhận sở hữu và sổ mua phụ tùng.




Tết đến cố gắng lắm mới mua được một hai hộp mứt.




Có được cái quạt hay vô tuyến như thế này thì oách lắm.




Đây được coi là một căn hộ xa xỉ, niềm mơ ước của các gia đình.



Xếp hàng từ tờ mờ sáng để được gần cửa, mà rất lâu mới mua được gạo.

(Theo VNexpress).
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,528
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Hôm trước tôi có xem phóng sự trên VTV về triển lãm này. Bồi hồi nhớ lại một thời đã qua....

Nhưng (có 1 chữ "nhưng") xem phóng sự thấy triển lãm vẫn có những hạn sạn to quá. Ví dụ như: Nhà đài đưa dẫn chứng hiện vật là 1 hòn đá có khắc tên người (dùng để xếp hàng) nói là của ông nào đó khắc tên và dùng nó để xếp hàng thay mình. Thực tế, thời xưa chẳng ai rỗi hơi làm như vậy, rách việc, mất công cất giữ....

Cái "công nghệ" xếp hàng bằng gạch đá thời đó gọi là "XẾP LỐT" - kg biết viết là LỐT hay NỐT mới đúng (vì thấy bà con nói ngọng tùm lum). "qui trình" sẽ như thế này:

Mỗi lần đi mua gạo, thịt... thì phải xách theo sổ đến cửa hàng trước giờ mở cửa. Đến đó, thấy có viên gạch hay đá nào đang vứt lăn lóc (chưa ai xí phần) thì lấy 1 viên và xếp tiếp theo những viên trước. Có thể kiếm 2 - 3 viên để xếp dùm bà con hàng xóm. Xếp rồi thì vẫn phải đứng gần đó để canh không đứa khác... vứt mẹ hòn đá của mình đi hoặc xếp chen ngang thì thành công toi. Đến khi cửa hàng sắp mở thì mọi người theo thứ tự hòn đá mà xếp thành hàng, đợi mua...
Hòn đá (gạch) lúc này đã hoàn thành sứ mệnh xếp hàng và lại trở thành vật vô tri, vô giác lăn lóc bên ngoài cửa hàng. Ngày mai, nó lại được người khác nhặt lên và bắt đầu cuộc chơi mới.

Thế đấy. Chưa gì mà đã chế bản, đạo diễn ... tưởng tượng theo ý mình tùm lum. Đúng là cứ có bàn tay đạo diễn của con người là có chiện. BỰC.
 
Chỉnh sửa cuối:

cvn

Xe buýt
Biển số
OF-2
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
598
Động cơ
588,885 Mã lực
Tuổi
52
Bác Gấu nói đúng quá! Em nghĩ phải từ tuổi em trở lên thì may ra còn nhớ cái thời đau khổ ấy (các bác trẻ hơn thì may ra nhớ được cái cảm giác đói chứ khi còn bao cấp thì các bác ấy còn bé quá để phải đi xếp hàng đong gạo, mua thịt).

Một bài nữa trong việc xếp hàng là các bà mẹ cho con nhỏ ra xếp hàng thay mình rồi lựa giờ mà chạy ra mua hàng. Nhưng không phải lúc nào các bà mẹ cũng ra đúng lúc. Rất nhiều lần tôi đi xếp hàng đong gạo, đến lượt mình rồi mà chẳng thấy mẹ đâu. Thế là đành phải tự mua. Người ta cân gạo cho mình (tôi nhớ nhà tôi khi đó mỗi tháng tiêu chuẩn đâu cỡ 50kg), cho vào bao tải. Rồi thằng bé (bé lắm, mới có khoảng 10 tuổi thôi, mà lại đói ăn nữa) tự ì ạch lôi bao tải ra sân, nhờ người giúp bê đặt lên gác-ba-ga xe đạp, trong khi mình thì cố đánh đu trên cái ghi-đông để xe khỏi chổng vộc. Kết cục thì hầu hết các lần đều phải bỏ cuộc vì cái xe nó cứ chổng vộc lên. Duy một lần tôi đèo được cái bao gạo về nhà, đến bây giờ vẫn còn nhớ như in cái cảm giác khi ngồi trên xe đạp... cái bao gạo đằng sau cứ lắc sang phải, sang trái. Cái bánh trước nó cứ không chịu bám xuống đường nên vừa nẩy nẩy, vừa ngặt trái ngoặt phải.... Phê lém!!! :P :P
 

quangdzung

Xe điện
Biển số
OF-8
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,602
Động cơ
591,080 Mã lực
Cái vụ xếp hàng này là em khoái lắm. Chẳng bao giờ em được bố mẹ cho ra ngoài chơi ngoại trừ cái vụ đi xếp hàng. Cứ phi ra đấy đứng 1 tý rồi quay lại gửi cô, dì, chú bác đứng đằng sau với đằng trước rồi phắn đi tụ tập anh em toàn những thằng cổ đeo chìa khóa đi off thoải mái rồi về là đến lượt mình mua. Sau này em nhớ là có 1 cái cửa hàng bán sổ ưu tiên ở chỗ chợ Châu long bây giờ. Ở đấy nó có cái món sữa tươi. Chẹp chẹp. Mà đến bây giờ em vẫn ko thể quên dược cái vị thơm ngon của mấy cốc sữa tươi hồi đấy
Mà bác CVN ơi. Em bấm vào cái cân của bác thấy nó có cái dòng này (Úi, sao bác chú ý tới bác cvn nhiều thế! Cho dù hay hoặc dở thì bác cũng phải cho điểm 10 người khác rồi mới cho điểm lại bác cvn được! ) . Vậy mà thấy cái km của em chẳng tăng được tý nào bác ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

tuandq

Xe máy
Biển số
OF-87
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
98
Động cơ
581,818 Mã lực
Các bác dùng gạch xếp hàng là thuộc loại chậm chân rồi! :D Nhà tôi trước ngay cạnh cửa hàng thực phẩm nên cứ đến khoảng 11h tối lại mang cái rá rách hoặc tờ bìa ra đó buộc vào cửa để xếp hàng, vì thế luôn ở đầu tiên. Nhưng hồi đó hình như nhỏ quá nên chưa nghĩ ra trò xí chỗ để bán. :D
 

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
4,108
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
hồi đó, em cùng mấy thằng cu sàn sàn tuổi, cùng được Mẹ (vẫn Mẹ) dắt đi mua gạo... xếp trước xếp sau thế nào, rồi các Mẹ đi chợ cả... cuối cùng sau khi chơi 1 lúc, chẳng nhớ thằng nào trước sau, thế là oánh nhau loạn tùng bậy... rồi thì cũng được mua cả, lại rủ nhau về chơi khăng, bắt cá 7 màu ở cống...trẻ con hồi đó vui thật...
 

xebo

Xe bò ! ©
Biển số
OF-44
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
2,755
Động cơ
608,692 Mã lực
cvn nói:
Bác Gấu nói đúng quá! Em nghĩ phải từ tuổi em trở lên thì may ra còn nhớ cái thời đau khổ ấy (các bác trẻ hơn thì may ra nhớ được cái cảm giác đói chứ khi còn bao cấp thì các bác ấy còn bé quá để phải đi xếp hàng đong gạo, mua thịt).
Em cũng giống hệt như bác. Nhớ một lần bố mẹ bận việc gì đó lại nghe tin có cá tươi chuẩn bị bán tại cửa hàng. Bố mẹ liền sai đi xếp hàng mua ngay (lâu lắm không có cá tươi để ăn, toàn ăn cá chuồn mắm loại cá bây giờ lợn còn chê), hấp tấp lấy hết tem phiếu của tháng đấy đi luôn. Đến nơi xếp hàng rồi cũng đến lượt, nhưng chờ mãi chẳng thấy bố mẹ đâu mà người đứng sau cứ giục liên tục. Cuống hết cả lên chẳng biết làm như thế nào, nếu không mua ngay thì sợ người ta mua hết mà mình thì bị đuổi ra ngoài, mất bao nhiêu công đến sớm xếp hàng. Thế là lúc đó máu lên quyết định mua luôn, em đưa hết phiếu cho cô bán hàng bảo là bán hết cho cháu mà em cũng chẳng biết được bao nhiêu nữa. Các bác biết không, em mua được 10 kg cá rô phi to bằng hai ngón tay. Cái xô xách theo đầy ắp những con cá bé tí được em khệ nệ, hí hửng xách trẹo vai mang về khoe với bố mẹ. Ôi giời ơi, bố mẹ em lúc đấy nhìn thấy cứ mắt chữ a mồm chữ o mà chẳng nói được câu gì vì ông con mua liền 10 cân, trong khi đó 1 kg cá đấy là cả nhà ăn phè phỡn. Báo hại cả nhà lại hì hụi mổ, rửa cho một ít vào rán, một ít vào kho. Số còn lại cho hết lên than củi để sấy ăn dần. Thế là mất bao nhiêu công sức của cả nhà mà cá tươi cũng chỉ được ăn một bữa, còn lại toàn phải ăn cá khô sấy. Nhớ đến tận bây giờ ...:105: :'( :D
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,777
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Anh em mình lớn lên trong thời kỳ bao cấp có những kỷ niệm không bao giờ quên, từ việc ăn đói mặc khổ cái gì cũng thiếu cho tới việc mọi thứ đều công cộng như tắm chung ngoài bể nước, toa lét chung của khu, từ việc phải giúp gia đình lao động tăng gia sản xuất như dán túi nylong, dán túi đựng cao sao vàng, nuôi gà nuôi lợn, cho tới các trò chơi trẻ con như chơi khăng đánh đáo ném lon đổ dế bắt ve chơi súng phốc nhảy dây búng chun.

Mời các bác tham khảo thêm xem các anh em khác bàn luận những gì:
http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?t=8730

Em giờ thỉnh thoảng vẫn gặp ác mộng về cái toa lét chung của khu:'(
 

Nexus

Xe điện
Biển số
OF-337
Ngày cấp bằng
15/6/06
Số km
2,200
Động cơ
602,410 Mã lực
Nơi ở
HCMC
Website
www.tuoitre.com.vn
Nói mua thịt cá gạo gì cho xa, mua tờ báo cũng xếp hàng chít luôn, cái bốt bán báo đầu Quan Thánh Dường Thanh Niên bi giờ vẫn còn, thỉnh thoảng ra HN đi ngang vẫn bùi ngùi, cây đa cũng còn nhưng đã cỗi, ngày xưa HNM thứ 2 Văn Nghệ thứ 5 Thiến niên thứ 6, ông già dặn xếp hàng đưa cho 1hào, thằnng cu chơi với mấy thằng xếp hàng chung đến lúc xe báo đến vào mua quên mất mua báo gì, bảo mua Văn Nghệ lại chơi Lao động về lại bị tẩn, có hôm xếp mãi lên đến nới thì hết báo, huề. Tờ Thiếu niên có mặt sau là truyện tranh đọc sướng và say mê (tranh của Huy Toàn, Mạnh Quỳnh vẽ đẹp thế)
Thế các bác còn nhớ chơi đồ là thế nào ko? nghe thì quen nhưng nhìn chữ chơi đồ cực lạ đúng không. Còn bắn bòm và xô-phê nữa? Thế bác nào cũng nói chơi khăng nhưng có nhớ luật chơi không hay quên sạch? cầy lồ o bắt chưa? Bắt! Mắm o bắt chưa? Bắt! Gà o bắt chưa? Bắt! Kinh thật, may là những môn này đã thất truyền chứ bây giờ mà thàng cu nhà em chơi món này em đánh bỏ mịa, nguy hiểm kinh!
 
Chỉnh sửa cuối:

Giặc lái

Xe tải
Biển số
OF-383
Ngày cấp bằng
18/6/06
Số km
200
Động cơ
582,000 Mã lực
Tuổi
54
GiaoThong nói:
cho tới các trò chơi trẻ con như chơi khăng đánh đáo ném lon đổ dế bắt ve chơi súng phốc nhảy dây búng chun.(
Hàlội mình gọi là chơi "ném loong" bác ạ, nói đến lại nhớ cái dép cao su, cả trường đi dép cao su, nặng vãi... ném loong mà k may ăn phải 1 quả ấy vào mặt thì bất tỉnh nhân sự luôn
 

tuandq

Xe máy
Biển số
OF-87
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
98
Động cơ
581,818 Mã lực
Lại còn vụ câu cá trộm tại Bờ Hồ bị công an đuổi chạy toé khói, nếu bị tóm thì thể nào cũng bị ăn mấy cái cần câu vào đít. :D
 
A

Awake

[Đang chờ cấp bằng]
em được nếm mùi bao cấp từ năm 79 đến khi đổi mới, nghĩ lại thấy nó giống "cri** against humanity" quá. em không có ý nói xấu ai đâu, các bác đừng đập em nhé :)(b) .
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-12
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
4,245
Động cơ
624,235 Mã lực
Nơi ở
InterState Highway
Em vote cho tất cả các bác hồi tưởng thời bao cấp(trừ mấy bác máy nó mắng em ko cho vote nữa, he he).
Thời bao cấp ăn mặc kham khổ mà vui các bác nhỉ. em khoái nhất là vụ tự chế đồ chơi. súng bắn diêm (bằng gỗ sơn đen, bên trong là cái vỏ van xe đạp, qui lát là thanh sắt 3 ly, nhồi diêm vào bắn giật cả mình), súng bắn hạt nhãn (bằng thanh sắt trên đầu có buộc dây cao su cắt từ săm xe đạp kéo về sau gài hạt nhãn vào cái lẫy, bụp, đau ra phết), xe ô tô (làm bằng vỏ hộp sữa Thống Nhất, sơn các màu, kính bằng giấy bóng hộp mứt, 4 bánh bằng nắp chai bia Trúc Bạch, kéo đi trên hè phố oai ra phết)...
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,777
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Ngày xưa em là chuyên gia dẫn khách đi thăm Lăng Bác, cứ có khách ở xa về là em lại đi cùng dẫn đoàn. Khéo tính ra em cũng phải vào thăm Lăng khoảng 2-3 chục lần rồi. Lần nào vào lăng cũng mát rượi vì hồi đấy chả ở đâu khác có điều hòa. Mỗi lần đi ra lại được nhận một cái tích kê bánh mỳ miễn phí. Mãi về sau này thì bánh mỳ được chuyển thành kem, nhưng bán rẻ chứ không phát không nữa.

Có một dịp hè em đi học vẽ ở Cung Thiếu Nhi, đi bằng tàu điện ra Bờ Hồ. Có lần đang đi trên đường Hàng Bông thì đến cái đoạn đường tàu tự nhiên tránh cái gì đó phải lượn vào trong, hôm đấy tàu lượn vào nhưng lại bị trượt ray nên phi thẳng luôn vào cái cột điện bằng sắt, cong luôn cái cột lại. Cách đây khoảng chục năm vẫn còn cái cột điện đấy nhưng mà đường ray thì bị rỡ từ lâu rồi. Hồi đấy đi xe đạp qua đường ra khối người bị ngã vị bị bánh xe nó kẹp giữa khe của ray.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,528
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
2snguyen nói:
Thời bao cấp ăn mặc kham khổ mà vui các bác nhỉ. em khoái nhất là vụ tự chế đồ chơi. súng bắn diêm (bằng gỗ sơn đen, bên trong là cái vỏ van xe đạp, qui lát là thanh sắt 3 ly, nhồi diêm vào bắn giật cả mình), súng bắn hạt nhãn (bằng thanh sắt trên đầu có buộc dây cao su cắt từ săm xe đạp kéo về sau gài hạt nhãn vào cái lẫy, bụp, đau ra phết), xe ô tô (làm bằng vỏ hộp sữa Thống Nhất, sơn các màu, kính bằng giấy bóng hộp mứt, 4 bánh bằng nắp chai bia Trúc Bạch, kéo đi trên hè phố oai ra phết)...
Thời đó trẻ iem HP (cửa ngõ duy nhất ở miền bắc thông với thế giới tư bản) bị tiêm nhiễm nọc độc văn hóa lai căng sớm lắm (ghi đúng cụm từ thời đó xài). Cỡ như tui mà đã biết rèn...dao găm dắt quần, hút thuốc Trường Sơn (bao giấy dầu), để tóc dài - mặc quần ống tuýp... suốt ngày đá bóng và oánh lộn ì xèo. (dân CỘT ĐÈN có tiếng pác 2s nhẩy). May mà thời đó chưa biết ma-túy là gì.

Thế mà các cụ cứ hở ra là nói với con cháu "trẻ con thời nay... hư hơn?" :))
 
A

Awake

[Đang chờ cấp bằng]
Hồi bé nhà em sẵn gỗ nên em cũng toàn tự làm súng với ô tô. 1 số trò chơi phổ biển thời BC là chơi vòng sắt (dùng 1 cái que để đẩy cái vòng lăn trên đường), súng phốc (bắn bằng hạt cây cơm nguội), ổng thổi (bằng đồng hoặc thuỷ tinh, thổi đạn giấy hoặc đất sét), đu/bám ô tô từ đầu phố đến cuối phố (nhà em trước ở phố Lê Ngọc Hân, cùng phố có hàng sơn xì ô tô), đu tàu điện đi vòng quanh HN, chơi quay, cá chọi. Có 1 trò không biết gọi tên là gì: cắt đáy ống bơ ra, đục 2 lỗ, luồn dây gai qua, sau đó cầm dây gai, kéo 2 tay ra/thu 2 tay vào, cái đáy ông bơ quay tít, có thể cắt đứt cành cây nhỏ. 1 trò nữa là đốt lò ống bơ... đánh bi đánh đáo nữa... rồi còn trò lang thang trèo cây, hoặc đi bắt ve, câu cá... nói chung là về khoản chơi thì p hong phú hơn bọn trẻ con hiện nay nhiều,
 

quangdzung

Xe điện
Biển số
OF-8
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,602
Động cơ
591,080 Mã lực
Awake nói:
Hồi bé nhà em sẵn gỗ nên em cũng toàn tự làm súng với ô tô. 1 số trò chơi phổ biển thời BC là chơi vòng sắt (dùng 1 cái que để đẩy cái vòng lăn trên đường), súng phốc (bắn bằng hạt cây cơm nguội), ổng thổi (bằng đồng hoặc thuỷ tinh, thổi đạn giấy hoặc đất sét), đu/bám ô tô từ đầu phố đến cuối phố (nhà em trước ở phố Lê Ngọc Hân, cùng phố có hàng sơn xì ô tô), đu tàu điện đi vòng quanh HN, chơi quay, cá chọi. Có 1 trò không biết gọi tên là gì: cắt đáy ống bơ ra, đục 2 lỗ, luồn dây gai qua, sau đó cầm dây gai, kéo 2 tay ra/thu 2 tay vào, cái đáy ông bơ quay tít, có thể cắt đứt cành cây nhỏ. 1 trò nữa là đốt lò ống bơ... đánh bi đánh đáo nữa... rồi còn trò lang thang trèo cây, hoặc đi bắt ve, câu cá... nói chung là về khoản chơi thì p hong phú hơn bọn trẻ con hiện nay nhiều,
Úi giời. Cái trò đẩy vòng sắt thì em thành thần. đi đâu cũng có vòng. cắp cái cặp đi học thì cũng đẩy vòng từ nhà đến trường. Nhưng cái trò em mê nhất có lẽ là trò chơi khăng. nghĩ mà kinh thật, con khăng đầu tiên bé như ngón tay cái, sau to như ngón chân cái, rồi cuối cùng nó to như cổ tay thế mà vẫn lao ra làm cái uỵch cái vào ngực, miệng vẫn tươi như hoa
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,528
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Awake nói:
... chơi quay, cá chọi. Có 1 trò không biết gọi tên là gì: cắt đáy ống bơ ra, đục 2 lỗ, luồn dây gai qua, sau đó cầm dây gai, kéo 2 tay ra/thu 2 tay vào, cái đáy ông bơ quay tít, có thể cắt đứt cành cây nhỏ.
chơi quay (?!) ở HP bọn tôi gọi là chơi GỤ (thường tự đẽo gọt bằng gỗ ỔI - cực kỳ cứng, bổ phát đào chết phát đó.).
Còn cái trò quay quay thì lấy nắp chai bia đập dẹt (tốt nhất là để trên đường ray cho tàu hỏa cán qua). Sắc phải biết. Chơi thì 2 đứa phải xoay và cứa dây của nhau, đứa nào đứt dây là thua.

Còn trò nữa (hơi bị độc đáo) là tìm xuống bãi phế liệu của nhà máy Nhựa Tiền phong lấy phần nhựa thừa vứt đi khi thổi bóng bàn. Đem về cắt vụt -> cuốn giấy lại thành hỏa tiễn -> đốt bay vèo vèo như lên lửa.

Đúng là một thời để nhớ đối với cả người lớn và trẻ iem (thời đó).
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,777
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Ngày xưa đất rộng mà để hoang nhiều. Nhà em ở tập thể một cơ quan Bộ, đất trống để hoang hồi đấy giờ xây được 3 cái building to. Đất hoang nhiều cho nên cào cào châu chấu cực nhiều, dế cũng nhiều, còn ve thì buổi tối cầm cái đèn dầu tự tạo đi nhặt ở các gốc cây xà cừ. Ngồi nhìn con ve nó chui ra khỏi các xác rồi 2 cái cánh của nó từ từ cứng lại, trông phê cực, đứa nào mà bắt được con ve cái có hai cái bầu dưới bụng nữa thì coi như đỉnh luôn.

Hồi đấy đất rộng, khu nhà em lại nhiều cây, nhất là phi lao, cho nên thường xuyên đi kiếm cái chạc để làm cái súng cao su và bắn chim. Dây súng thì phải kiếm được cái săm ngon, tốt nhất là của mấy xe đạp ngoại thải ra như Diamant, Peugeot và còn phải kiếm cả một miếng da thật dai để hoàn tất súng. Sỏi hồi đó nhiều nhưng muốn bắn chính xác thì phải nặn bi đất rồi phơi khô để bắn.

Còn bi thì hồi đó bi ve nhiều màu rất đắt, thường dùng để làm viên cái, bi đất thì thường bị méo. Mà không hiểu sao bi đất hồi đấy được sơn màu đẹp thế không biết, đến giờ em vẫn nhớ như in màu xanh đỏ vàng của những viên bi đất (màu nó đẹp chẳng kém gì màu của Ferrari hay Lamborghini). Nhưng mà bi ve nhiều khi hơi to so với tay của trẻ con, cho nên em hay đi tìm những viên đá vôi lớn, đục ra lấy một miếng bằng khoảng đầu ngón tay cái rồi mài rồi xoáy bằng cát tút và lọ penexelin để làm viên bi cái.
 

SaigonAuto

Xe máy
Biển số
OF-125
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
77
Động cơ
581,880 Mã lực
Bao cấp - Kỷ niệm một thời

Tôi nhớ lại thời kỳ này với nỗi thương yêu và sự khâm phục cha mẹ tôi và những người lớn cùng thời của họ. Khó khăn là thế, thiếu từ những cái nhỏ nhất, vậy mà họ vẫn vượt qua, vẫn sống trong sạch và điều vĩ đại nhất họ vẫn nuôi dạy chúng tôi nên người. Sống trong thời đại ngày nay, với điều kiện kinh tế tương đối tốt, và nhất là khi đã có gia đình và làm cha làm mẹ, tôi mới cảm nhận hết những gì cha mẹ tôi đã vượt qua trong thời bao cấp xa xôi ấy.

Hẳn các bạn còn nhớ câu: Buồn như mất sổ gạo. Tôi thì còn cảm nhận được nó một cách trung thực nhất sống động nhất. Hôm ấy, mẹ tôi dậy sớm để đi xếp hàng mua thực phẩm. Trời mùa hè, nắng và oi bức, mãi gần 12 giờ trưa bố con tôi vẫn chưa thấy mẹ về. Cả nhà sốt ruột vì đã đến giờ cơn trưa. Rồi tôi nhìn thấy mẹ, thẫn thờ, mặt trắng bệch, dắt xe đạp đi vào nhà. Tôi không bao giờ quên khuôn mặt mẹ tôi lúc ấy: Nước mắt còn đọng trên mi, khuôn mặt ngơ ngác và thất thần. Mẹ chỉ nói được câu: Mất hết rồi... rồi oà lên khóc. Khi mẹ đã bình tâm lại, cả nhà mới biết, khi mẹ xếp hàng mua thịt thì bị rạch túi và kẻ gian đã lấy sạch tem phiếu và tiền. Ngày ấy, mất hết tem phiếu là cả nhà nhịn ăn nhịn mặc cả tháng. Mẹ tiếc của quá không đi nổi xe đạp về nhà, cứ vừa dắt xe về vừa khóc.

Thế đấy, cho dù giờ đây, hai chữ bao cấp như một ký ức xa xôi của mỗi người đã sống qua thời kỳ đó, tôi vẫn nhớ đến nó. Và tôi khâm phục tất cả những ai đã sống vượt qua thời kỳ đó trong đó có cha mẹ tôi.

(Vnexpress)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top