Thưa các cụ! Cháu có bài biết về một chuyến đi vào Huế, nay tường thuật lại chủ yếu bằng chữ, văn thì hơi khô, ảnh thì đi mượn cụ Gúc (vì hôm đó không chụp). Cháu cứ báo cáo trước thế để cụ nào không ưng cái bụng thì lại đi ra ạ. Thôi thì cháu cứ chia sẻ để cụ nào quan tâm thì tham khảo ạ.
Nhân một chuyến thăm Huế dịp đầu năm, tôi may mắn đặt chân đến Huyền Không Sơn Thượng. Có mặt ở Huế vào lúc sáng sớm với cảm giác đầu tiên khi có mặt ở đây là nhịp sống khá bình lặng, không còn cái ồn ào, náo nhiệt của đất Hà Thành. Dù trong nhóm có người đến lần đầu tiên như tôi, có người đã vào Huế một số lần nhưng dường như cái cảm nhận về sự khác biệt nhịp sống đều hiện lên trên khuôn mặt của mọi người. Những tất bật lo toan đã bỏ lại phía sau và sẵn sàng cho một hành trình với những trải nghiệm mới.
Giống như nhiều du khách đến với nơi đây, sau những giờ nghỉ ngơi cho lại sức thì lịch trình ban đầu của nhóm cũng không thể thiếu những thánh tích nổi tiếng của đất cố đô. Xen giữa vẻ bình lặng của thành phố, đây đó vẫn có những sự thay đổi với những công trình, tòa nhà hiện đại. Đọng lại trong tôi khi viếng thăm Hoàng Thành là sự mênh mông, nguy nga của kinh đô một thời của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm. Nhưng khi đi vào sâu hơn, ngắm nhìn mọi thứ kỹ hơn, trong lòng tôi lại dấy lên cảm giác bâng khuâng khó tả… Phần lớn các công trình chủ yếu được khôi phục lại, rất nhiều vết tích của kinh thành xưa kia nay chỉ còn lại là những đống đổ nát. Một số cung điện được phục dựng nhìn qua thì dường như đúng kiểu dáng, kiến trúc nhưng cũng có vẻ thiếu đi cái gì đó. Thiếu cái sức sống, cái tinh thần, cái khí thế của một triều đại ngự trị chăng? Rồi tôi tự trả lời. Bom đạn chiến tranh đã tàn phá, rồi thiếu sự tu bổ… Tất cả đều không thể tránh khỏi nhịp gõ của búa thời gian. Thời hoàng kim đã đã là quá khứ rồi, thế mới gọi là di tích.
[FONT="]
[/FONT]
Hôm sau, chúng tôi dạo quanh những dãy phố của Cố đô, thăm những con phố, cầu Tràng Tiền, rồi đến sông Hương. Quả thật sông Hương nên thơ và lãng mạn, giống như trong văn thơ tôi học thủa nhỏ. Dòng chảy uốn lượn mềm mại với những rừng cây thăm thẳm, xanh mướt phủ dọc hai bên bờ. Xa xa thấp thoáng những con thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên sông. Chúng tôi nghe kể lại là tên sông Hương bắt nguồn từ một loại cỏ thơm đặc biệt mọc hai bên bờ sông, cứ mỗi sáng sớm từng giọt nước thơm tiết ra ở đầu ngọn cỏ rơi xuống sông và làm nước sông có mùi thơm đặc biệt. Nay thì loại cỏ này gần như biến mất, thảng hoặc lắm mới có người trồng loại cỏ này trong nhà như một thú chơi cây. Mà nghe đâu đó, sau này có thể người ta sẽ xây dựng biệt thự dọc hai bên bờ sông. Hy vọng điều đó không xảy ra. Khi bờ sông bị ngăn ra từng khúc với những tường ngăn, hàng rào, những biệt thự mái lớn mái nhỏ khang trang, lộng lẫy thì còn đâu cái vẻ tươi mát, nhẹ nhàng này nữa.
Nhóm chúng tôi hướng tới Huyền Không Sơn Thượng vào buổi chiều. Huyền Không nằm ở ngoài thành phố, tại Hòn Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà. Sau một hồi vừa đi vừa hỏi thăm, chúng tôi băng qua một đường lớn và rẽ vào một con đường nhỏ dẫn tới Huyền Không. Đường đi khá quanh co, uốn lượn. Rời xa phố thị, qua những cánh đồng, những rừng cây xanh mát, rồi Huyền Không cũng dần hiện ra.
Trước mắt chúng tôi là môt khung cảnh giản dị, đơn xơ, những lối đi nhỏ xen giữa những hàng cây xanh, không có những cổng tam quan lớn như vẫn thường gặp ở đình, chùa. Ngay gần lối vào là một khu vệ sinh khá sạch sẽ để du khách rửa tay, chân, vệ sinh cá nhân trước khi vào trong Huyền Không. Ngay đó là một bảng nội quy vào thăm chùa được khéo léo viết dưới dạng những câu thơ.
Nhân một chuyến thăm Huế dịp đầu năm, tôi may mắn đặt chân đến Huyền Không Sơn Thượng. Có mặt ở Huế vào lúc sáng sớm với cảm giác đầu tiên khi có mặt ở đây là nhịp sống khá bình lặng, không còn cái ồn ào, náo nhiệt của đất Hà Thành. Dù trong nhóm có người đến lần đầu tiên như tôi, có người đã vào Huế một số lần nhưng dường như cái cảm nhận về sự khác biệt nhịp sống đều hiện lên trên khuôn mặt của mọi người. Những tất bật lo toan đã bỏ lại phía sau và sẵn sàng cho một hành trình với những trải nghiệm mới.
Giống như nhiều du khách đến với nơi đây, sau những giờ nghỉ ngơi cho lại sức thì lịch trình ban đầu của nhóm cũng không thể thiếu những thánh tích nổi tiếng của đất cố đô. Xen giữa vẻ bình lặng của thành phố, đây đó vẫn có những sự thay đổi với những công trình, tòa nhà hiện đại. Đọng lại trong tôi khi viếng thăm Hoàng Thành là sự mênh mông, nguy nga của kinh đô một thời của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm. Nhưng khi đi vào sâu hơn, ngắm nhìn mọi thứ kỹ hơn, trong lòng tôi lại dấy lên cảm giác bâng khuâng khó tả… Phần lớn các công trình chủ yếu được khôi phục lại, rất nhiều vết tích của kinh thành xưa kia nay chỉ còn lại là những đống đổ nát. Một số cung điện được phục dựng nhìn qua thì dường như đúng kiểu dáng, kiến trúc nhưng cũng có vẻ thiếu đi cái gì đó. Thiếu cái sức sống, cái tinh thần, cái khí thế của một triều đại ngự trị chăng? Rồi tôi tự trả lời. Bom đạn chiến tranh đã tàn phá, rồi thiếu sự tu bổ… Tất cả đều không thể tránh khỏi nhịp gõ của búa thời gian. Thời hoàng kim đã đã là quá khứ rồi, thế mới gọi là di tích.
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
Hôm sau, chúng tôi dạo quanh những dãy phố của Cố đô, thăm những con phố, cầu Tràng Tiền, rồi đến sông Hương. Quả thật sông Hương nên thơ và lãng mạn, giống như trong văn thơ tôi học thủa nhỏ. Dòng chảy uốn lượn mềm mại với những rừng cây thăm thẳm, xanh mướt phủ dọc hai bên bờ. Xa xa thấp thoáng những con thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên sông. Chúng tôi nghe kể lại là tên sông Hương bắt nguồn từ một loại cỏ thơm đặc biệt mọc hai bên bờ sông, cứ mỗi sáng sớm từng giọt nước thơm tiết ra ở đầu ngọn cỏ rơi xuống sông và làm nước sông có mùi thơm đặc biệt. Nay thì loại cỏ này gần như biến mất, thảng hoặc lắm mới có người trồng loại cỏ này trong nhà như một thú chơi cây. Mà nghe đâu đó, sau này có thể người ta sẽ xây dựng biệt thự dọc hai bên bờ sông. Hy vọng điều đó không xảy ra. Khi bờ sông bị ngăn ra từng khúc với những tường ngăn, hàng rào, những biệt thự mái lớn mái nhỏ khang trang, lộng lẫy thì còn đâu cái vẻ tươi mát, nhẹ nhàng này nữa.
Nhóm chúng tôi hướng tới Huyền Không Sơn Thượng vào buổi chiều. Huyền Không nằm ở ngoài thành phố, tại Hòn Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà. Sau một hồi vừa đi vừa hỏi thăm, chúng tôi băng qua một đường lớn và rẽ vào một con đường nhỏ dẫn tới Huyền Không. Đường đi khá quanh co, uốn lượn. Rời xa phố thị, qua những cánh đồng, những rừng cây xanh mát, rồi Huyền Không cũng dần hiện ra.
Trước mắt chúng tôi là môt khung cảnh giản dị, đơn xơ, những lối đi nhỏ xen giữa những hàng cây xanh, không có những cổng tam quan lớn như vẫn thường gặp ở đình, chùa. Ngay gần lối vào là một khu vệ sinh khá sạch sẽ để du khách rửa tay, chân, vệ sinh cá nhân trước khi vào trong Huyền Không. Ngay đó là một bảng nội quy vào thăm chùa được khéo léo viết dưới dạng những câu thơ.
Chỉnh sửa cuối: