- Biển số
- OF-159649
- Ngày cấp bằng
- 6/10/12
- Số km
- 9,187
- Động cơ
- 455,271 Mã lực
Giáo sư Ngô Bảo Châu ơi vào giúp các trưởng lão với.
Cụ chuẩn 32=4x8 nhìn hơi ngược, viết lại 4x8=32 cho cô giáo đỡ "Nhầm". Sao lại thay đổi bản chất phép tính được!Cụ mà kiện thì không những cô giáo mà khối người trong ngành GD mất việc đới.
- Khẳng định trong phép tính 32 = 4 x 8 chỉ có phép tính "nhân", không hề có phép tính "chia"
- Vì không phải là phép tính "chia" nên không có "số chia" và "số bị chia"
Cô giáo nói "phép tính ngược" là cô dốt, hay là lũ viết tài liệu dốt
Cái đoạn bôi đỏ của cụ là chuẩn đấy ạ!Thưa cụ ở đây không có ai sai cả, F1 đúng theo cách hiểu của F1, cô đúng theo cách hiểu của cô. Mà toán học thì hoặc đúng hoặc là sai, vậy nên kết luận là đề bài vớ vẩn.
Ngược lại theo như cô giáo thì là đáp án d) nhưng ở đây ko có phép tính chia vậy làm sao có thể gọi 32 là số bị chia đc? ko thể hiểu là vì được biết là sẽ phân ra làm bốn lần tám mà nghĩ rằng vì 32 chia hết cho 4 (or 8) thì gọi nó là số bị chia. Funny! Còn F1 vì ko còn cách chọn đáp án nào nên mới phải phang đáp án b) vì bản thân đáp án b) cũng ko chuẩn. Vì tích số là kết quả của phép tính nhân (em nói là kết quả nhé) mà kết quả thì phải nằm sau dấu bằng (=) chứ ai lại như đề bài... lại funny nữa.
Đúng rồi cụ ơi, về mặt số học chả khác quái gì nhau. Cụ nào học hết lớp 12 đều nhận ra là thực ra chúng ta chỉ có hai phép tính là cộng và nhân .(học hết đại học thì phát hiện ra là chỉ có một phép tính là tính cộng).
a:b cũng chính là a. 1/b
a - b cũng chính là a+ (-b)
Nhưng bọn trẻ con thì được phân rạch ròi ra 4 phép tính, và có định nghĩa rõ ràng. Chúng nó sẽ được học định nghĩa đại khái theo kiểu em vừa nói, và nhiệm vụ của chúng nó là phải nhận diện đúng phép tính đó là phép tính nào.
Chắc chắn không có phép tính nhân nào là c=a.b ; chỉ có phép nhân a.b=c
Nếu c=a.b thì đó là phép chia (và sự thật là lên đại học định nghĩa phép chia vẫn là cho 2 số a và b, nếu tồn tại số q sao cho a =b.q thì ta nói a chia hết cho b ..... - đại loại thế). Nhiệm vụ của các cháu là phải đổi phép tính về dạng (format) giống như định nghĩa, tức là c : a = b, lúc này c là số bị chia, a là số chia và b là thương (lớp 3 học chuyển vế đổi dấu rồi, nên các cháu làm được thao tác này).
Do đó, đáp án D là đáp án đúng.
Cháu nghĩ giống ý cụ đấy 20 con chả con nào còn nguyên hết nên đáp án nào cũng sai mà đúng phải là 20 (1/4) con
Câu 2: 1/4 của 20 con gà là 5 con gà!?
Cả 4 đáp án đều sai bét! Vì cháu thích xơi thịt gà, nhất là cái đùi. Mỗi con cháu chén 2 đùi = đúng 1/4 của 1 con, thành ra chả còn con nào nguyên vẹn cô giáo ạ!
Em không đồng ý với cụ, lý do câu hỏi hỏi có bao nhiêu cái chân, nên thừa số có đơn vị "chân" phải là thừa số thứa nhất (đơn vị của tích sẽ lấy của thừa số thứ nhất). Vì vậy, nếu cách đây đã lâu thì khi ghi phép tính phải ghi cả đơn vị của nó: 2 chân x 6 = 12 chân (Chứ không phải 6 con gà x 2 chân = 12 con gà)Nghe cách giải thích của cụ thì em mới tỏ và chắc cô giáo không sai. Lớp 2 yêu cầu học sinh phải sắp xếp phép tính theo đúng trật tự chuẩn. F1 nhà em cũng học lớp 2, hôm trước thấy có bài đại loại là 1 con gà có 2 chân, hỏi 6 con gà có bao nhiêu chân, bài toán thì đơn giản nhưng phép tính phải viết theo trật tự là 6 x 2 = 12 chứ không được viết là 2 x 6 = 12 mặc dù kết quả không sai. Trở về bài toán như trên 32 = 4 x 8 thì phải viết lại theo đúng trật tự chuẩn là 32 : 4 = 8 hoặc 32 : 8 = 4, do vậy 32 là số bị chia.
Cảm ơn Mợ đã chia sẻ, em hóng cho đỡ ngu, sang năm F1 mới đi học còn bắt nạt nóĐang nói chuyện toán học mợ lại nói chuyện thực tế, chán chuyện. Toán học là một môn khoa học, còn thực tế là thực tế, toán học phục vụ cho thực tế chứ có phải thực tế đâu mà mợ lấy ví dụ âm con chim. Dĩ nhiên không có âm con chim hay 1/3 thằng người.
Còn về đáp án của bài toán, dù là bao nhiêu năm, thì đáp án của bài toán lớp 2 vẫn là số bị chia thôi. Khi mợ học cao lên, được trang bị đầy đủ kiến thức để xử lý bài toán này, mợ sẽ có cách xử lý khác. Còn đối với học sinh lớp 2, với những kiến thức các con được trang bị thì các con chỉ có thể xử lý bài toán đến thế thôi. Giống như ngày xưa mợ đi học cấp 1, khi chưa học số âm, phép tính trừ " 3 - 4 " là phép tính sai, nhưng lên cấp 2 học số âm đấy lại là phép tính đúng.
Hoặc khi chưa học số nguyên, phép chia 3:4 là phép chia sai, nhưng khi học số nguyên rồi thì đấy lại là phép chia đúng, có kết quả đàng hoàng.
Ở mỗi một giai đoạn, với những công cụ (kiến thức) được trang bị, vấn đề sẽ được giải quyết khác nhau. Ngày xưa thằng nào bảo đi trên trời là thằng điên, giờ thì máy bay bay nhằng nhịt.
Như em đã nói ở trên, đáp án ở đây là số bị chia, vì theo đúng nguyên tắc: số bị chia bằng thương số nhân với số chia.
32 = 8 x 4
số bị chia = thương số x số chia
Với các bé lớp 2, việc nắm chắc format này là thành công rồi.
Công nhận ko hiểu con chủ thớt học ở trường nào.Lớp 2 mà đã hỏi 1/4 của 20 con gà rồi à. Con nhà e lớp 4 mới học phân số. Chắc cô đã dạy đây là 1 phép chia rồi. Kiểu này chắc học hết lớp 6 là thi đại học tốt.
Số "năm" và số "mười lăm" là đúng, ko có số "mười năm" cụ nhé.Lúc nãy ngó F1 làm toán lớp 1. Ghi chữ của số 35 là "Ba mươi lăm". Cháu định vặn thì thấy sách ví dụ lù lù "15 - Mười lăm".
Cháu tưởng số 5 là năm...hóa ra là lăm à
Các cụ giải ngố cháu phát
Túm lại số 5 là lăm hả cụ, còn năm hiểu là năm thời gian hả cụ.Số "năm" và số "mười lăm" là đúng, ko có số "mười năm" cụ nhé.
Mười năm là 1 thập kỷ cụ ạ
Em nói rồi mà, số 5 là số năm còn số 15 là số mười lăm.Túm lại số 5 là lăm hả cụ, còn năm hiểu là năm thời gian hả cụ.
Bủ mợ...giờ cháu mới để ý đấy
Cụ này giải thích quá chuẩn mà dễ hiểu này, có khi hơn ối các thầy cô sư phạmKhông riêng gì số 5 kụ nhé. Còn có số 1 và số 0 nữa.
Đại loại thế này:
- Chia ra thành từng nhóm, mỗi nhóm 3 số (phân cách ngàn). VD: 123.123.123.123
- Trong mỗi nhóm 3 số như thế, chỉ có số ở vị trí số thứ 2 và 3 mới có những các đọc khác nhau:
- Số 5 ở vị trí số thứ 3: nếu là 05: đọc là lẻ năm hoặc linh năm. Từ x5 trở lên (x khác 0): đọc là x lăm.
- Số 1 ở vị trí số thứ 3: Nếu là 01 hoặc 11: đọc là lẻ một (hoặc linh một), mười một. Từ x1 trở lên (x > 0): đọc là x mốt.
- Số 0 ở vị trí số thứ 2 (giữa) trong nhóm 3 số: đọc là linh hoặc lẻ
- Số 0 ở vị trí số thứ 3 trong nhóm 3 sốNếu là 10: Đọc là mười, nếu từ x0 trở lên (x>1) thì đọc là x mươi.
Lằng nhằng phết các cụ nhể.
Cái hăm với băm chỉ là văn nói thôi cụ ợ.Các số có đuôi là số 5 từ 25, 35, 45 ... thì lại hay đọc là hai lăm, ba lăm, bốn lăm...
Cũng búa xua lắm, thậm chí 25 đọc là hăm lăm, 35 đọc là băm lăm...
Em có bài tổng kết rồi đấy.Các số có đuôi là số 5 từ 25, 35, 45 ... thì lại hay đọc là hai lăm, ba lăm, bốn lăm...
Cũng búa xua lắm, thậm chí 25 đọc là hăm lăm, 35 đọc là băm lăm...