Trường hợp A: Nếu hai cụ về với nhau nhưng không có đăng ký kết hôn thì
A1) Nhà mamg tên cụ ông thì những người con của cụ ông được hưởng thừa kế. Tuy nhiên nếu mang nhau ra toà thì toà cũng xem xét thêm vấn đề đóng góp của họ vào căn nhà khi sống chung
A2) Nhà mang tên cụ bà, nay cụ bà còn sống, đương nhiên là tài sản của cụ bà, cụ bà cộng sản toàn quyền xử lý vụ này, thích cho ai thì cho, cụ bà hảo tâm chia cho cụ ông (đã khuất) bao nhiêu, thì bốn người con của cụ ông đem về chia nhau, bằng không thì cũng chịu. Kể cả bốn người con của cụ bà, cũng tuỳ thuộc hảo tâm của cụ bà, vì họ không còn là thành phần phải cấp dưỡng
Trường hợp B: Nếu hai cụ về với nhau nhưng có đăng ký kết hôn thì
B1) Nếu cụ ông sở hữu nhà trước khi kết hôn với cụ bà, do mất đi không có di chúc, thông thường thừa kế của cụ ông chia cho cho những người con của cụ ông và MỘT MÌNH CỤ BÀ. Trong trường hợp này là chia 5
B2) Nếu cụ bà sở hữu nhà trước khi kết hôn với cụ ông, vì cụ ông mất sớm, nên toàn bộ căn nhà thuộc quyền Cụ Bà. Tuy nhiên Toà sẽ xét đến vấn đề đóng góp của cụ Ông trong quá trình sinh sống. Nói gì thì nói, phần của cụ ông cũng không được quá 50% căn nhà. Là bao nhiêu thì tuỳ thuộc hoàn cảnh và thiện chí của cụ Bà
B3) Nếu trước khi về ở với nhau, hai cụ chưa sở hữu căn nhà này thì tại thời điểm cụ ông qua đời không có di chúc, phần thừa kế của cụ ông được nhập vào phần cụ bà. Nay phải chia thì theo “Luật thừa kế tự nhiên” phần thừa kế cụ ông là 50% căn nhà được chia cho NHỮNG NGƯỜI CON CỦA CỤ ÔNG + MỘT MÌNH CỤ BÀ tức là CỤ BÀ hưởng 60% giá trị căn nhà, mỗi người con cụ ông 10%. Phần cụ bà 60% giá trị căn nhà thuộc quyền CỤ BÀ, cụ thích cho ai thì cho: VÌ TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ đều quá tuổi phải cấp dưỡng
Nguyên tắc là vậy, nhưng gia đình bạn phải đến Văn phòng luật sư và Công chứng để thuê người làm giấy tờ xác nhận: AI LÀ ĐẠI DIỆN ĐỨNG RA BÁN NHÀ, trước khi bán nhà cho người mua
Công việc này ngắn thì một tháng, dài có khi hàng năm đấy
Không dơn giản đâu