Ở vai trò bố mẹ thì trước hết cụ/mợ hỏi han tâm tư nguyện vọng của cháu, sau là phân tích tư vấn. Lựa chọn cuối cùng vẫn là cháu.
Về môi trường trường nghề, có lẽ cụ lo: (1) chất lượng giáo dục; (2) môi trường bạn bè.
+ Xét mặt bằng đầu vào thì chất lượng học sinh trường nghề không bằng các trường cao đẳng, đại học. Tỷ lệ phần trăm học sinh có ý thức tự học, tự tìm hiểu không nhiều. Điều này khiến học sinh nào lười học thì xác định đi học chỉ để điểm danh, lấy cái bằng; học sinh nào chăm chỉ hơn thì còn chịu khó làm bài tập. Số học sinh tự nghiên cứu rất ít. Cụ/mợ quan tâm đến con cái thì nên trao đổi thường xuyên với giáo viên sẽ tốt cho con.
+ Cháu nhà cụ/mợ ngoan nhưng cụ/mợ vẫn phải thường xuyên để ý đấy. Nhiều học sinh năm 1 vào rất ngoan, sang năm thứ 2 do chơi với bạn bè hư hỏng nên thay đổi lúc nào không biết đâu. Những trường hợp này chủ yếu do thiếu sự quan tâm của gia đình, đặc biệt là những học sinh ở trọ. Em thấy nhiều rồi. Có những trường hợp gia đình phải chở đến tận trường nhưng vừa khuất mắt cái là bùng học luôn.
+ Về đầu ra: Nghề nấu ăn em không rõ, còn các nghề như cơ khí, điện, điện tử,... nhiều học sinh trong quá trình học mà xin được làm thêm ở các xưởng thì khi ra trường chất lượng rất tốt, một vài năm sau tự mở xưởng kiếm xèng rồi.
Tóm lại, về chất lượng giáo dục thì cụ/mợ yên tâm. Nếu cho cháu đi học thì gia đình cần thường xuyên quan tâm tới việc học cũng như các mối quan hệ của cháu là ổn.