cái đấy nó là thẻ sức khoẻ bác ạ! Bảo lãnh tất cả các viện.Có 2 hình thức:
1.Thẻ sức khoẻ rời: mua năm nào mất phí năm đấy kể cả bác k dùng đến. Giờ các thẻ rời từ 1.9 là sẽ đồng chi trả 70:30 cùng khách hàng.
2. Thẻ sức khoẻ mua kèm các gói nhân thọ. Thẻ này nếu skhoe có vết thì thường bác sẽ bị loại trừ. Nhưng khi mua kèm nhân thọ thì tvv sẽ cân đối để bác gần như k mất phí thẻ
tức là bác đc sd free đấy
Nói chung là e tóm tắt thế bác cần thêm tt thì ib e
Mọi quyền lợi bảo hiểm đều có phí, gọi là phí rủi ro bạn ạ. Không có gì là free đâu.
Phí rủi ro bị trừ hàng tháng từ tài khoản bảo hiểm của bạn. Phí này cho vào quỹ chi trả chung cho các KH của cùng SP.
Phí rủi ro thay đổi theo tuổi, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, ...
Ví dụ: Quyền lợi tử vong 1 tỷ của SP chính thường sẽ có phí rủi ro 1,75 triệu cho 12 tháng đối với nam 25 26 tuổi gì đó. Vậy 1 tháng sẽ bị trừ hơn trăm ngàn cho 1 tỷ tử vong.
Phí rủi ro thay đổi và tăng theo tuổi, nên nếu chỉ thu phí rủi ro thì khách sẽ thấy vậy và không thích. Công ty bảo hiểm nghĩ ra phí san bằng, thực chất là thu trước để sau này bù phần bị chênh lênh.
Phí rủi ro là phần phí chắc chắn phải mất đi. Khách hàng cũng không thích vậy, nên công ty bảo hiểm lại nghĩ ra cách cho nó có tích lũy bằng cách thu nhiều hơn, để có phần tiền đem tích lũy để thỏa mãn tâm lý khách hàng.
Ví dụ: KH làm nghề văn phòng hành chính, phí rủi ro tai nạn của 1 tỷ là 1,05 triệu/năm (riêng tai nạn thì phí rủi ro không tăng theo tuổi, mà thay đổi theo nghề nghiệp, nghề rủi ro thì phí cao hơn). Muốn đem lại cảm giác phí không mất hết, thì họ sẽ thu 2 triệu chẳng hạn, như vậy có 950K tích lũy cho bạn. Về bản chất, thu 1,05 triệu hay thu 2 triệu thì bạn vẫn phải trả đủ 1,05 triệu phí rủi ro cho 1 tỷ tai nạn.
Như vậy có "mất" hay "không mất" phí chỉ là cảm giác thôi. Thực tế là phải mất chi phí rủi ro cho quyền lợi bạn hưởng (được đảm bảo), và mất đủ phí cần để đảm bảo cho việc chi trả của quỹ chi trả.
Đại lý bảo hiểm thường sẽ đánh vào tâm lý và lòng tham của khách hàng, ví dụ tâm lý muốn có tích lũy, không muốn mất phí, không muốn "rơi hết" phí. Bản chất thì kiểu nào thì kiểu, bạn vẫn phải mất đủ số tiền cho quyền lợi bạn được đảm bảo. Đó là phí rủi ro - cost of insurance.