Trừ khi là lừa đảo số lượng lớn, nhiều người, đơn từ tố cáo ngập bàn thì các anh ý sẽ mở chuyên án để đấu tranh. Mà đã xác lập chuyên án rồi thì sớm muộn gì cũng tìm đc bọn lừa đảo. Giờ cứ tra ngược ra là chị kia quen biết nó từ đâu, phương thức thủ đoạn như thế nào, ví dụ ở hội nhóm nào trên fb thì các anh ý vào nằm vùng. Rồi xem bài nào có mùi lừa đảo giống thế thì giả vờ làm mồi cho nó câu thôi. Chỉ cần tiếp cận nhắn tin trao đổi đc với nó là coi như thời gian tồn tại ngoài xã hội của nó chỉ còn tính theo ngày. Nghiệp vụ của họ thì quanh quẩn cũng chỉ từng đấy thôi, căn bản là họ có lợi thế về số lượng con người, có thời gian để tập trung vào việc theo dõi, lần tìm đối tượng.
Còn mấy vụ nhỏ lẻ thế này thì thường là họ tạm để đấy để còn giải quyết các việc khác. Đến 1 lúc nào đấy số lượng người bị hại nhiều, thủ đoạn giống nhau... thì họ mới kết hợp các phòng ban đơn vị nghiệp vụ khác để làm 1 thể. Ngoài ra cũng là để cho đối tượng nó lơ là mất cảnh giác. Chứ ví dụ nó vừa lừa đảo xong, hôm sau tự dưng lại có chị gái nhẹ dạ khác bảo là chị chỉ có tiền mặt ở đây thôi, em chạy qua chỗ xyz chị đưa luôn cho tiện đỡ phải ra bank chuyển... thì nó cảnh giác luôn nên khó cắn câu