[Funland] Nhờ các cụ tư vấn giúp, em đang khó nghĩ quá ạ

Hoangyen91

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-803445
Ngày cấp bằng
3/2/22
Số km
156
Động cơ
11,361 Mã lực
Tuổi
72
Em đang sống ở Châu Âu (25 năm rồi) nên em rất hiểu, cuộc sống ở đây không dễ dàng gì đâu.
Vợ cụ mới sang sẽ được anh em nhà vợ giúp, nhưng không ai giúp mãi được đâu vì họ còn có cuộc sống của họ, chưa kể anh em xa thơm gần thối lắm chuyện lắm. Nên nếu vợ cụ có sang cùng 2 con thì chủ yếu phải tự lực cánh sinh, nhiều vấn đề lắm không phải chỉ đi làm kiếm tiền là xong đâu.
Cái vấn đề nghiêm trọng nhất bên này là sự cô đơn nên người ta gần như buộc phải tìm người khác giới để chia sẻ ( cuộc sống, tình dục…) nên phụ nữ VN bên này có mấy con mà không cùng cha không phải là hiếm.
Ở VN sống một mình nuôi con dễ hơn nhiều vì còn có bố mẹ, anh em họ hàng, bạn bè , đồng nghiệp cùng chung tiếng nói, văn hoá, môi trường sống thích nghi, nhưng sang đây thì hoàn toàn khác nên luôn cần có người ở bên để chia sẻ.
Em cũng có cô bạn là nữ năm nay cũng 49t rồi, hồi mới sang cách đây 20 năm ( có bố mẹ, em trai định cư từ trước) mà cô ấy phải ở cùng 1 ông già gần bằng tuổi bố cô ấy và có 1 đứa con( do buồn và vấn đề sinh lý…) Sau này thì chia tay rồi lấy 1 anh chồng Tây hơn 17t có 1 đứa con nữa. Bây giờ lại cặp kè với 1 anh VN hơn cô ấy 2 tuổi.
Em lại nhớ câu nói ngày xưa:
Có vợ mà cho đi Tây
Như xe máy không khoá để ngay Bờ Hồ
Em nói thật là em đã sống ở đây 25 năm rồi nhưng cuộc sống buồn chán lắm, chỉ mong nhanh đến tuổi hưu mà về VN thôi. Ở đây phải đi làm mới quên đi thời gian, không thì buồn lắm. Nhưng không thể bỏ tất cả để về VN được vì cuộc sống của mình đã cắm rễ ở đây rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Loitran

Xe tăng
Biển số
OF-323788
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,731
Động cơ
299,685 Mã lực
Cảm ơn cụ, em xin trả lời 1 số câu cụ hỏi, comment của cụ như sau:
- Gấu cũ định đi theo diện kết hôn với người có quốc tịch, sau đó thì đón con sang (con em thì đều còn nhỏ, dưới 11t). Cụ thể visa loại gì như các ký hiệu cụ nêu thì em k nắm rõ, vì cũng k tìm hiểu, mặt khác cơ bản nó k là việc của em nữa nên em k hỏi quá chi tiết với gấu cũ
- Em nếu sang thì đúng như cụ nói, phải chấp nhận làm culi và đủ sức khỏe mới làm nổi, 2 yếu tố này giờ em đều không đáp ứng được; làm nghề chính đang làm ở VN thì sang đó cũng vứt, do k đủ tiếng Anh cũng như trình độ k theo kịp họ, văn hóa làm việc cũng khác biệt, nên phương án em đi thì em k tính tới
- Quan chức ở VN có tiền đi để kiếm cái thẻ xanh thì cũng không phải, em là dân lao động; công viện và thu nhập ở mức trung bình, đủ ăn, đủ tiêu và tự lo đc cho gia đình ở VN thôi ạ
Trường hợp cụ em thấy là truân chuyên đấy
Vợ cụ muốn đi thì nên đảm bảo mấy tiêu chí sau,
- tiếng anh khá chút
-Nail ok nhưng nên học về Tóc nếu có khả năng hay năng khiếu nhanh nhạy
- Việc một mẹ 2 con là khá vất vả, nếu có thể thì để tụi nhỏ qua đây khi bước vào học high school, kiếm thuê nhà gần trường để tự chúng đi về học mà không phải đưa đón
-Cần phải đánh giá cả những đứa trẻ về tính cách xem liệu chúng có phù hợp với cuộc sống Tây phương nhất là khi hoàn cảnh bố mẹ ly hôn như cụ, xét xem liệu chúng có chút cứng rắn nào không khi môi trường sống thay đổi mà cha mẹ mỗi người một nơi khi chúng biết rõ tình trạng hôn nhân của cha mẹ chúng
- Học phí trẻ con bên này thì không đáng gì tuy nhiên cũng phải cộng thêm các loại phụ phí như quần áo dày dép ( nếu đi hợp pháp, mấy đứa nhỏ có thể có tiêu chuẩn tụi nhỏ của CP họ chu cấp thêm dù không được nhiều, tuy nhiên em không chắc chắn mục này )
Về tương lai thì cụ vẫn qua thăm các cháu nếu có điều kiện, sau này nếu vợ không bảo lãnh thì Con nó đủ tuổi nó có thể làm nếu nó muốn hoặc cụ muốn
Tuy nhiên cụ cứ xác định mọi chuyện khi xa cách thì nó luôn thay đổi " tuy vẫn còn tùy duyên phận mỗi người "
Vợ cụ đi theo tình huống này cũng phải rất cứng cáp, sức chịu đựng tốt mới có thể vượt qua được, sau này nếu may mắn thì là cho mấy đứa nhỏ, nhưng điều đó không có gì là đảm bảo hết trừ khi Phúc nhà cụ lớn
Còn cuộc sống bên Úc nếu có sức khỏe và chịu khó thì rồi mọi chuyện cũng sẽ qua, sư này không lo chết đói, chỉ là vất vả nhiều hay ít,thoải mái với cuộc sống hay không thì cũng tùy duyên phận mỗi người
Và nếu số kém thì ở VN khổ thì qua bên này cũng chưa chắc sướng hơn, thì có lẽ là số phận mỗi người là khác nhau, không nên lấy kẻ khác làm thước đo cho mình
Còn khi già cụ nên tự xác định lo cho mình đi,nghĩ con cái lo cho mình nó xưa rồi
Chúc gia đình cụ mọi sự may mắn
 
Chỉnh sửa cuối:

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Cảm ơn cụ, em xin trả lời 1 số câu cụ hỏi, comment của cụ như sau:
- Gấu cũ định đi theo diện kết hôn với người có quốc tịch, sau đó thì đón con sang (con em thì đều còn nhỏ, dưới 11t). Cụ thể visa loại gì như các ký hiệu cụ nêu thì em k nắm rõ, vì cũng k tìm hiểu, mặt khác cơ bản nó k là việc của em nữa nên em k hỏi quá chi tiết với gấu cũ
- Em nếu sang thì đúng như cụ nói, phải chấp nhận làm culi và đủ sức khỏe mới làm nổi, 2 yếu tố này giờ em đều không đáp ứng được; làm nghề chính đang làm ở VN thì sang đó cũng vứt, do k đủ tiếng Anh cũng như trình độ k theo kịp họ, văn hóa làm việc cũng khác biệt, nên phương án em đi thì em k tính tới
- Quan chức ở VN có tiền đi để kiếm cái thẻ xanh thì cũng không phải, em là dân lao động; công viện và thu nhập ở mức trung bình, đủ ăn, đủ tiêu và tự lo đc cho gia đình ở VN thôi ạ
Xin lỗi cụ, tôi đành nói thẳng, nếu là tôi thì tôi sẽ cố thuyết phục để giữ 2 con ở lại, đến chừng nào EX của mình ổn định và cô ấy đủ điều kiện để đón con sang định cư với sự đồng ý và chấp thuận bằng văn bản từ cụ, dù là toà đã xử cô ấy có quyền nuôi con 1 hoặc cả hai, (để được đi đinh cư dạng thân nhân dưới 21 tuổi và chưa lập gia đình thì cần có sự đồng ý của cha hoặc người giám hộ trực tiếp do tòa chỉ định). Đi theo diện kết hôn với người là công dân Úc, Mỹ hoặc Can thì cũng hên sui và phụ thuộc hoàn toàn vào vào người bảo lãnh và khả năng tài chính, và thành ý của họ, phải bảo đám cái thành ý đó nó vẫn tồn tại sau 1-2 năm chung sống, có chuyện xảy ra thì 2 đứa trẻ sẽ vô cùng bấp bênh và rủi ro. Cái này thì hên xui và khó nói được điều gì dù là người bảo lãnh cam kết với chính phủ Úc đi chăng nữa, còn rất rất nhiều vấn đề phía trước trong thời gian chung sống với cuộc hôn nhân thứ hai của EX cụ, tất nhiên đã có quyết định ly hôn ( thuận tình hay không, và do tòa quyết) thì cụ không thể can thiệp vào mong muốn của cô ta, nhưng để cho phép 2 con đi theo diện bảo lãnh mà cha đẻ còn sống thì cha đẻ phải có chấp thuận bằng văn bản, cái này tùy cụ quyết định.

Nói thật với cụ, chuyện của cụ cũng sẽ phức tạp về sau,đặc biệt là tình cảm cha con sau này, hay tỉnh táo và tự mình quyết định,đừng để đến lúc sức tàn lực kiệt rồi mới thấy hối tiếc chỉ vì bây giờ nhìn mọi cái nó đẹp và chắc chắn đến nơi rồi ( cái này gọi là đếm cua trong lỗ).

Hãy cứ thảo luận một cách chân thành và thiện chí với EX của cụ và đề nghị cô ấy thể hiện được sựđảm bảo về tương lai hai đứa trẻ trong vòng 1 hoặc hai năm tới, lúc đó hãy quyết định.

Không nên tin lời phụ nữ khi họ hứa hẹn chuyện tương lai, nhất là như vợ cụ sẽ kết hôn với người có quốc tịch để đi theo diện kết hôn, gọi là vợ cũ thì thôi đừng vọng tưởng, thực tế đi cụ ạ

Đây là câu chuyện về hai đứa trẻ, về cụ hay EX của cụ thì tôi không bàn, hãy nhớ rằng 2 đứa trẻ này chúng cần được người lớn suy nghĩ nghiêm túc và cẩn trọng về tương lai chúng.

Hiện tại chúng chỉ có 50% cơ hội có cuộc sống tốt đẹp như cụ và vợ cụ mong muốn thôi, có thể thực tế chưa đến mức đó nữa
 
Chỉnh sửa cuối:

Loitran

Xe tăng
Biển số
OF-323788
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,731
Động cơ
299,685 Mã lực
Em đang sống ở Châu Âu (25 năm rồi) nên em rất hiểu, cuộc sống ở đây không dễ dàng gì đâu.
Vợ cụ mới sang sẽ được anh em nhà vợ giúp, nhưng không ai giúp mãi được đâu vì họ còn có cuộc sống của họ, chưa kể anh em xa thơm gần thối lắm chuyện lắm. Nên nếu vợ cụ có sang cùng 2 con thì chủ yếu phải tự lực cánh sinh, nhiều vấn đề lắm không phải chỉ đi làm kiếm tiền là xong đâu.
Cái vấn đề nghiêm trọng nhất bên này là sự cô đơn nên người ta gần như buộc phải tìm người khác giới để chia sẻ ( cuộc sống, tình dục…) nên phụ nữ VN bên này có mấy con mà không cùng cha không phải là hiếm.
Ở VN sống một mình nuôi con dễ hơn nhiều vì còn có bố mẹ, anh em họ hàng, bạn bè , đồng nghiệp cùng chung tiếng nói, văn hoá, môi trường sống thích nghi, nhưng sang đây thì hoàn toàn khác nên luôn cần có người ở bên để chia sẻ.
Em cũng có cô bạn là nữ năm nay cũng 49t rồi, hồi mới sang cách đây 20 năm ( có bố mẹ, em trai định cư từ trước) mà cô ấy phải ở cùng 1 ông già gần bằng tuổi bố cô ấy và có 1 đứa con( do buồn và vấn đề sinh lý…) Sau này thì chia tay rồi lấy 1 anh chồng Tây hơn 17t có 1 đứa con nữa. Bây giờ lại cặp kè với 1 anh VN hơn cô ấy 2 tuổi.
Em lại nhớ câu nói ngày xưa:
Có vợ mà cho đi Tây
Như xe máy không khoá để ngay Bờ Hồ
Em nói thật là em đã sống ở đây 25 năm rồi nhưng cuộc sống buồn chán lắm, chỉ mong nhanh đến tuổi hưu mà về VN thôi. Ở đây phải đi làm mới quên đi thời gian, không thì buồn lắm. Nhưng không thể bỏ tất cả để về VN được vì cuộc sống của mình đã cắm rễ ở đây rồi.
Châu âu món chim cò có vẻ nhạy, OZ thì nó lành lạnh hơn Châu âu mà nó cũng lành lạnh hơn VN quê ta nếu chỉ loanh quanh với mấy nhóm Á
Nên vụ Chim cò ở đây có thể yên tâm hơn, Chỉ là phụ nữ ly hôn sẽ luôn vất vả khó khăn hơn trong cuộc sống,và khó tìm kiếm được tương lai tốt hơn nam giới nếu so sánh ở mặt bằng chung
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
nếu đi thì chịu khó cày để có cái bằng xe tải 18 bÁNH cũng sẽ ổn sau này . như schneider chạy local cũng tầm 90k nếu chạy đủ 70hour/week , chạy long-haul thì khó mức ấy

còn đúng là anh thủ tướng quá ngao ngán khi vứt tiền để hồi sức đám sản xuất oto rồi nó vẫn ra đi , tiền đó vứt cho hãng N này thì giờ đây Hoa VĨ khó ngạo nghễ được đến vậy .
đâu dễ vậy, tài xế lorry/truck nhiều hãng nó đòi phải có quốc tịch kia, vì nó gắn liền với bảo hiểm rủi ro hàng hóa, đâu dễ ăn. Mỹ nó xiết lại khá chặt vụ này sau khi có nhiều vụ cướp hàng hóa liên quan băng đảng, các nhóm từ châu Á, Mexico hay các nước nằm trong danh sách theo dõi. Úc nó cũng đang xiết chặt cái vụ job và quốc tịch.

Lão anh rể cũ của mình qua Úc cũng 7 năm rồi, không hiểu vì sao vẫn không thi được quốc tịch (chắc do tiếng anh tệ quá), apply làm tài xế cho một hãng mà chủ là người TQ nó cũng không thèm nhận, bọn Úc thì say No ngay tại chỗ vì không có quốc tịch, hơn nữa Úc nó không muốn mất job về tay dân nhập cư, nó phải ưu tiên cho dân nó trước, đi làm nông nghiệp ở mấy bang khác thì may ra ( cũng chẳng khác gì bọn thanh niên VN chạy sang bênđó làm nông dân cho mấy chủ Việt đầu tư khai hoang nông nghiệp ở mấy bang khỉ ho cò gáy bên Úc.

Đang nói về Úc/ Can hay Mỹ , châu Âu thì không biết
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoangyen91

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-803445
Ngày cấp bằng
3/2/22
Số km
156
Động cơ
11,361 Mã lực
Tuổi
72
Châu âu món chim cò có vẻ nhạy, OZ thì nó lành lạnh hơn Châu âu mà nó cũng lành lạnh hơn VN quê ta nếu chỉ loanh quanh với mấy nhóm Á
Nên vụ Chim cò ở đây có thể yên tâm hơn, Chỉ là phụ nữ ly hôn sẽ luôn vất vả khó khăn hơn trong cuộc sống,và khó tìm kiếm được tương lai tốt hơn nam giới nếu so sánh ở mặt bằng chung
Em ở lâu nên biết, đi làm chỗ nhà hàng VN mà mấy ông độc thân ( xấu trai, cờ bạc, rượu chè) mà các bà còn tranh nhau hốt. Ở VN thì có phong trào lấy Tây chứ ở đây thì lại không thế ( do người ta sống ở Tây nhiều năm nên họ cần sự hoà hợp về văn hoá hơn là chuyện chim cò cụ nhé)
Sống ở nước ngoài có gì hơn khi đi làm về có người cùng chung tiếng nói trò chuyện, chứ nói bằng tay hay giao tiếp thông thường thì chán lắm.
Nhất là phụ nữ thường nói nhiều, cần có người nghe và chia sẻ. Chứ chỉ chim cò thì chỉ một thời gian là chán ngay
 

Loitran

Xe tăng
Biển số
OF-323788
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,731
Động cơ
299,685 Mã lực
Em ở lâu nên biết, đi làm chỗ nhà hàng VN mà mấy ông độc thân ( xấu trai, cờ bạc, rượu chè) mà các bà còn tranh nhau hốt. Ở VN thì có phong trào lấy Tây chứ ở đây thì lại không thế ( do người ta sống ở Tây nhiều năm nên họ cần sự hoà hợp về văn hoá hơn là chuyện chim cò cụ nhé)
Sống ở nước ngoài có gì hơn khi đi làm về có người cùng chung tiếng nói trò chuyện, chứ nói bằng tay hay giao tiếp thông thường thì chán lắm.
Nhất là phụ nữ thường nói nhiều, cần có người nghe và chia sẻ. Chứ chỉ chim cò thì chỉ một thời gian là chán ngay
Úc nó khác cụ ơi, kiểu nó cứ quê quê sao ấy, chứ không có quả nháy mắt với khều khều là dọt kiếm chỗ đâu cụ, Nhiều lúc em cảm thấy tốc độ ly hôn của VN còn tốc độ cao nhiều đó cụ
 

hoangtq

Xe hơi
Biển số
OF-144624
Ngày cấp bằng
5/6/12
Số km
164
Động cơ
363,107 Mã lực
Phương án hợp lý. Nếu mợ nhà có muốn đi Canada làm nail thì cụ liên hệ em nhé. Bên em có các công việc cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Canada, một số công việc thì có thể định cư từ Việt Nam nếu đủ điều kiện. Môi trường giáo dục Canada cũng rất tốt cho trẻ nhỏ. Nếu bố mẹ qua được và có việc làm là con cái được học miễn phí đấy. Chính sách nhập cư và môi trường sống ở Canada khá tốt. Lạnh thì tùy từng vùng miền thôi, vùng ven Vancouver khí hậu cũng tương tự Hà Nội thôi, có đủ 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông. Mùa đông thì không quá lạnh với chỉ độ 1-2 tuần tuyết rơi, còn mùa hè thì cũng có lúc lên đến 38-40 độ C
Cảm ơn cụ/mợ, gấu cũ nhà em cũng có 1 bà chị ruột bên Canada, cũng ở Vancouver thì phải, ngày trước về VN chơi cũng ghé nhà em chơi suốt. Tuy nhiên gấu cũ có vẻ thích đi Úc hơn do bên đó đông anh, chị hơn.
 

Hoangyen91

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-803445
Ngày cấp bằng
3/2/22
Số km
156
Động cơ
11,361 Mã lực
Tuổi
72
Úc nó khác cụ ơi, kiểu nó cứ quê quê sao ấy, chứ không có quả nháy mắt với khều khều là dọt kiếm chỗ đâu cụ, Nhiều lúc em cảm thấy tốc độ ly hôn của VN còn tốc độ cao nhiều đó cụ
Em công nhận với cụ là ở VN ly hôn nhiều hơn bên này, lý do như em đã nói ở còm trước ( do môi trường sống có nhiều người xung quanh)
Chứ ở nước ngoài thì buồn thấy mẹ, vớ được người Việt là đã mừng húm rồi.
Em cũng thử vài em râu ngô, sướng khoản chịch xoạc nhưng 1-2 năm là chán
Cái tinh thần quan trọng hơn nhiều cụ ạ
Đàn ông hay đàn bà cũng vậy thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

hoangtq

Xe hơi
Biển số
OF-144624
Ngày cấp bằng
5/6/12
Số km
164
Động cơ
363,107 Mã lực
Xin lỗi cụ, tôi đành nói thẳng, nếu là tôi thì tôi sẽ cố thuyết phục để giữ 2 con ở lại, đến chừng nào EX của mình ổn định và cô ấy đủ điều kiện để đón con sang định cư với sự đồng ý và chấp thuận bằng văn bản từ cụ, dù là toà đã xử cô ấy có quyền nuôi con 1 hoặc cả hai, (để được đi đinh cư dạng thân nhân dưới 21 tuổi và chưa lập gia đình thì cần có sự đồng ý của cha hoặc người giám hộ trực tiếp do tòa chỉ định). Đi theo diện kết hôn với người là công dân Úc, Mỹ hoặc Can thì cũng hên sui và phụ thuộc hoàn toàn vào vào người bảo lãnh và khả năng tài chính, và thành ý của họ, phải bảo đám cái thành ý đó nó vẫn tồn tại sau 1-2 năm chung sống, có chuyện xảy ra thì 2 đứa trẻ sẽ vô cùng bấp bênh và rủi ro. Cái này thì hên xui và khó nói được điều gì dù là người bảo lãnh cam kết với chính phủ Úc đi chăng nữa, còn rất rất nhiều vấn đề phía trước trong thời gian chung sống với cuộc hôn nhân thứ hai của EX cụ, tất nhiên đã có quyết định ly hôn ( thuận tình hay không, và do tòa quyết) thì cụ không thể can thiệp vào mong muốn của cô ta, nhưng để cho phép 2 con đi theo diện bảo lãnh mà cha đẻ còn sống thì cha đẻ phải có chấp thuận bằng văn bản, cái này tùy cụ quyết định.

Nói thật với cụ, chuyện của cụ cũng sẽ phức tạp về sau,đặc biệt là tình cảm cha con sau này, hay tỉnh táo và tự mình quyết định,đừng để đến lúc sức tàn lực kiệt rồi mới thấy hối tiếc chỉ vì bây giờ nhìn mọi cái nó đẹp và chắc chắn đến nơi rồi ( cái này gọi là đếm cua trong lỗ).

Hãy cứ thảo luận một cách chân thành và thiện chí với EX của cụ và đề nghị cô ấy thể hiện được sựđảm bảo về tương lai hai đứa trẻ trong vòng 1 hoặc hai năm tới, lúc đó hãy quyết định.

Không nên tin lời phụ nữ khi họ hứa hẹn chuyện tương lai, nhất là như vợ cụ sẽ kết hôn với người có quốc tịch để đi theo diện kết hôn, gọi là vợ cũ thì thôi đừng vọng tưởng, thực tế đi cụ ạ

Đây là câu chuyện về hai đứa trẻ, về cụ hay EX của cụ thì tôi không bàn, hãy nhớ rằng 2 đứa trẻ này chúng cần được người lớn suy nghĩ nghiêm túc và cẩn trọng về tương lai chúng.

Hiện tại chúng chỉ có 50% cơ hội có cuộc sống tốt đẹp như cụ và vợ cụ mong muốn thôi, có thể thực tế chưa đến mức đó nữa
Cảm ơn cụ, phân tích của cụ có nhiều điểm em giúp em hình dung rõ hơn vấn đề rồi ạ, em thì không có mong muốn gì việc đi, chỉ là gấu cũ muốn đi và muốn đưa con đi, em cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ, thêm sự tư vấn của các cụ mợ trên này nữa để quyết định cho con đi hay không cho phù hợp, tất nhiên là qđ của em bây giờ nó sẽ nằm ở quyền của em theo phán quuyết của tòa, còn lại thì cần thảo luận, trao đổi với gấu cũ để tìm đc tiếng nói chung và quyết định ổn nhất cho con cái
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Cảm ơn cụ, phân tích của cụ có nhiều điểm em giúp em hình dung rõ hơn vấn đề rồi ạ, em thì không có mong muốn gì việc đi, chỉ là gấu cũ muốn đi và muốn đưa con đi, em cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ, thêm sự tư vấn của các cụ mợ trên này nữa để quyết định cho con đi hay không cho phù hợp, tất nhiên là qđ của em bây giờ nó sẽ nằm ở quyền của em theo phán quuyết của tòa, còn lại thì cần thảo luận, trao đổi với gấu cũ để tìm đc tiếng nói chung và quyết định ổn nhất cho con cái
Tôi khẳng định với cụ luôn là mọi việc không hề dễ, nhất là với chính sách quản lý nhập cư của Úc có nhiều thay đổi sau này, ngay cả những người có đủ điều kiện về tài chính, kết hôn hợp pháp mà có bệnh hay bệnh thuộc nhóm nan y cũng sẽ rất khó xem xét nhập tịch ( đi chơi/du lịch thì không nói)

Nếu cụ thuộc thành phần có của ăn của để, một năm đi du lịch nước ngoài đôi ba lần thì không nói làm gì, trong mọi trường hợp cụ có thể sang thăm con nếu muốn, hay liên hệ với cảnh sát nếu phát hiện có dấu hiện bạo hành về tinh thần/thể xác với con mình khi chung sống với cha dượng trong tư cách là cha đẻ. Tôi phải nói luôn với cụ chuyện này vì nó hoàn toàn có khả năng xảy ra và cũng xảy ra khá nhiều, tôi đã chứng kiến và can thiệp đôi lần cho người thân/con cháu của mình. Đừng có nghĩ mọi cái nó đều tốt đẹp như tưởng tượng của dân ta, loại vốn lười lao động, luôn thích ngồi mát ăn bát vàng. và có lao động thì năng xuất cũng không cao. Chẳng có sự tốt đẹp nào mà hoàn toàn miễn phí cả.

Còn người nhà hứa giúp đỡ? đếm cua trong lỗ.

Có thể EX của cụ đang mong ngóng đổi đời, đổi vận từng ngày nên cô ta sẽ suy nghĩ không thấu đáo và bất chấp để ra đi cho bằng được, kể cả sự bảo đảm tương lai cho 2 đứa con , mục tiêu trước mắt của cô ta chỉ là đi được trước đã, mọi việc hoặc hậu qua xảy ra thì tính sau, đàn bà một khi đã buông và quyết liệt thì thường mắc sai lầm ngu xuẩn ( thực tế là vậy), cũng giống như vô cùng mù quáng khi đã ngoại tình.

Tôi nói rõ để cụ hiểu, ngay cả khi tòa VN trao quyền nuôi con cho vợ cụ với cả hai đứa, thì việc đưa chúng đi ra khỏi lãnh thổ VN theo dạng định cư thì bắt buộc phải có ý kiến chấp thuận của cụ bằng văn bản, và phải được tiến hành tại bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán nước định cư và phải được nhân viên sứ quán xác nhận là không có dấu hiệu bị thao túng, cưỡng ép, không dễ mà mang được đứa trẻ ra khỏi VN xuất cảnh theo diện con nuôi, đoàn tụ gia đình dạng kết hôn ( Úc/Mỹ nó rất nhạy cảm với human trafficking, buôn bán nội tạng, từ những quốc gia châu Á, Trung đông)

Again, cụ giàu và cực giàu thì không nói, còn tình huống như cụ thì khó mà bảo toàn được tình cảm cha con sau này, trẻ con đi khi còn nhỏ( nếu mọi cái đều tốt đẹp), chúng sẽ lớn lên trong môi trường giáo dục kiểu khác nên sự ràng buộc và khăng khít với tình cảm gia đình không giống ở ta. Xác định trước luôn là con cụ vẫn sẽ gọi cụ là daddy sau này, nhưng sẽ không giống như những đứa trẻ sẽ luôn gọi cụ là cha hàng ngày như ở VN sống cùng cha mẹ.

Quan trọng hơn thì hãy hỏi ý kiến của con cụ, và không được tô hồng cuộc sống tương lai, phải nói rõ tất cả những cái được, cái mất, và những rủi ro xảy ra với chúng, cũng cần phải công bằng với chúng về thông tin và nhận thức và lấy ý kiến của chúng về việc ra đi, không được phép tác động làm sai lệch ý kiến chủ quan của chúng. Có rất nhiều đứa trẻ đã phải đi điệu trị tâm lý kiểu này rồi.

Nếu là tôi thì sẽ chỉ đơn giản: "OK cô cứ việc đi tìm cuộc đời của mình, nếu cô đủ điều kiện để lo cho con thì hãy về đón chúng sau, cũng cần có thời gian để chứng minh, còn giờ thì có quá nhiều rủi ro vì bản thân cô còn lạ nước lạ cái, ngoại ngữ không có, bằng cấp và kỹ năng lao động bên đó cũng không, thân lo còn chưa xong nói gì đem theo 2 con nhỏ? Mọi việc mà ổn sau đôi ba năm thì cô có thể đón con sang và lo cho nó, tôi không cản"

Còn chuyện sau này về cổ về kết hôn lại và đón cụ sang bên đó ??? cụ đang nằm mơ giữa ban ngày, 1000 cặp ra đi với lời hứa dạng này thì may ra mới có 1 vài cặp, thường thì là thanh mai trúc mã, có ước hẹn gia đình từ xưa, vì phải ra đi nên sẽ tìm cách, còn cụ ? một gã chồng cũ (có thể out of date trong vài năm tới, chịch xoạc chưa chắc đã hơn thằng chồng hiện tại, or somebody she gonna be fcking with...), đàn bà khi sang bển thì suy nghĩ về TD nó thay đổi nhiều lắm, chuyện hết sức bình thường. Sorry cụ nếu cách nói của tôi làm tổn thương cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,231
Động cơ
501,773 Mã lực
Là em thì em giữ các con ở lại với mình, ex muốn khám phá môi trường mới nơi đất khách thì cứ tự nhiên. Sau này các con đủ 16t thì đặt option cho chúng nó tự quyết.
Giờ là 2022 rồi mà nhiều người vẫn auto cứ sang nn là ok hơn ở VN như 1 niềm tin tuyệt đối nhỉ;)). Bạn em gái em lứa 2004 giờ nhiều đứa nhà có điều kiện cho du học mà chúng nó còn chả muốn đi kìa. 1 đứa học bên Can từ năm lớp 10, giờ đậu vào trường đh top 3 bên đó mà lúc nào cũng x.định sẽ về VN làm vì sống bên đó quá... buồn.
Còn ở tỉnh lẻ quê cũ em có bác gái chơi với mẹ em ngày xưa. Cho con trai mới 18t sang Úc từ những năm 1997. Sang đó học hành với làm ăn j đó hồi 2013 quay ra làm nail. Đến giờ về VN thăm bố mẹ đc đúng 3 lần và vẫn chưa chịu lấy vợ.
Bác trai bị tiểu đường 2 chục năm, giờ còn bị lẫn. Bác gái thì gần như hư 1 bên đầu gối, đi lại cà nhắc. Đi lên cầu thang mà như lết. Về thăm nhìn 2 ông bà bác chăm nhau mà cám cảnh. Ông con quý tử facetime về nói chuyện thì vẫn cứ vô tư, khen mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất Đ.N.Á này nọ. Xong lại sống phây phây bên đó (mà giờ có về VN nói thật cũng chả hòa nhập nổi).
2 bác ko nói ra mồm thôi nhưng nghe tặc lưỡi kiểu nó sống bên đó môi trường trong sạch, văn minh là đc rồi. Đúng kiểu ngậm ngùi chấp nhận, giờ nói thẳng # quái j mất con đâu.
Em cũng nghĩ như bác này. Giờ sang còn phải mua nhà, làm móng chục năm nữa cũng chẳng mua xong nói gì nuôi con.
Giờ cứ thẳng tưng ra: khi nào đạt đủ các điều kiện như bên Úc họ cho nhận con nuôi thì cho sang vì ko đủ kinh tế thì sang đó nheo nhóc vạ vật chứ tương lai gì nữa
Người nhà cũng chưa chắc cưu mang được 1 người nói gì 3 người
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,615
Động cơ
547,180 Mã lực
Phương án hợp lý. Nếu mợ nhà có muốn đi Canada làm nail thì cụ liên hệ em nhé. Bên em có các công việc cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Canada, một số công việc thì có thể định cư từ Việt Nam nếu đủ điều kiện. Môi trường giáo dục Canada cũng rất tốt cho trẻ nhỏ. Nếu bố mẹ qua được và có việc làm là con cái được học miễn phí đấy. Chính sách nhập cư và môi trường sống ở Canada khá tốt. Lạnh thì tùy từng vùng miền thôi, vùng ven Vancouver khí hậu cũng tương tự Hà Nội thôi, có đủ 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông. Mùa đông thì không quá lạnh với chỉ độ 1-2 tuần tuyết rơi, còn mùa hè thì cũng có lúc lên đến 38-40 độ C
Em muốn liên lạc với bác để hỏi việc đi lđ ở Can, nếu có thể thư riên cho em, cảm ơn bác trước!
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,280
Động cơ
441,106 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Em muốn liên lạc với bác để hỏi việc đi lđ ở Can, nếu có thể thư riên cho em, cảm ơn bác trước!
Vâng em sẽ thư riêng cho cụ ạ. Cụ có thể tham khảo thêm thông tin thớt chuyên nghiệp của em trên OF

 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
12,011
Động cơ
396,200 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
đâu dễ vậy, tài xế lorry/truck nhiều hãng nó đòi phải có quốc tịch kia, vì nó gắn liền với bảo hiểm rủi ro hàng hóa, đâu dễ ăn. Mỹ nó xiết lại khá chặt vụ này sau khi có nhiều vụ cướp hàng hóa liên quan băng đảng, các nhóm từ châu Á, Mexico hay các nước nằm trong danh sách theo dõi. Úc nó cũng đang xiết chặt cái vụ job và quốc tịch.

Lão anh rể cũ của mình qua Úc cũng 7 năm rồi, không hiểu vì sao vẫn không thi được quốc tịch (chắc do tiếng anh tệ quá), apply làm tài xế cho một hãng mà chủ là người TQ nó cũng không thèm nhận, bọn Úc thì say No ngay tại chỗ vì không có quốc tịch, hơn nữa Úc nó không muốn mất job về tay dân nhập cư, nó phải ưu tiên cho dân nó trước, đi làm nông nghiệp ở mấy bang khác thì may ra ( cũng chẳng khác gì bọn thanh niên VN chạy sang bênđó làm nông dân cho mấy chủ Việt đầu tư khai hoang nông nghiệp ở mấy bang khỉ ho cò gáy bên Úc.

Đang nói về Úc/ Can hay Mỹ , châu Âu thì không biết

tất nhiên giờ lái xe tải ở xứ gia nã đại nầy bắt buộc phải có FAST card mới qua vòng đầu , và phải mua đầu xe mà chạy hợp đồng cho hãng , chứ hãng sẽ không thể giao xe của hãng cho một người mới .FAST card mới là bước rất khó để lên cái nghề tài xế nầy , khó hơn đổi passport nhiều . gia nã đại nầy thiếu rất nhiều tài xế nhưng đó chỉ là tham khảo vui cho cái tuổi u50 của bạn trẻ kia , dù có thể lái tới 80 tuổi , quanh khu vực ontario này chưa đếm hết đầu ngón tay số người việt làm tài xế này .
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,670
Động cơ
114,604 Mã lực
Đấy là bà ấy muốn và nói thế, chứ em có muốn đi đâu

Nguyên nhân toang thì nhiều, ai cũng có cái sai, em đã nói là em cũng có mà. Nhưng giờ phân tích ai đúng ai sai k còn quan trọng nữa, tiếp theo ntn mới quan trọng và đặc biệt là 2 nhóc.

Sau khi tiếp thu nhiều ý kiến của các cụ thì em cũng có hướng ra tiếp theo rồi, sẽ bóng bàn thêm với bà ấy theo các ưu tiên sau:

1. Hàn gắn để con cái có đầy đủ bố mẹ, bản thân em và gấu cũ k phải là k còn tình cảm gì với nhau, tuy nhiên cả 2 bên đều cần dẹp bỏ cái tôi cá nhân và nhìn cùng về 1 hướng, bỏ qua hết đc cái sai đã qua để làm lại từ đầu
Với phương án này thì ở lại VN thôi ạ, do việc đi cả nhà sang đó làm lại từ đầu k khả thi lắm, em cũng k còn trẻ để cày; còn đoàn tụ sau 5-10 năm đón sang thì càng xa vời, không thực tế)
2. Nếu gấu cũ vấn quyết đi thì em sẽ thuyết phục để 2 nhóc ở lại 1 cùng em 1 thời gian, bà ấy sang đó ổn định, đủ sức lo cho 2 đứa thì em sẽ cho đón đi. Tất nhiên là con em thì nó ở đâu em vẫn phải có trách nhiệm cùng đóng góp, nuôi con đến khi trưởng thành; nhưng gấu cũ đón con sang thì phải xác định tình huống xấu nhất là em ở nhà làm ăn không thuận chẳng hạn thì bên đó vẫn sống được, lo cho con được
3. Nếu bà ấy khăng khăng đi là đón con luôn, k cần chờ ổn định như phương án 2 thì em sẽ cứng rắn giữ 1 đứa ở nhà, để giảm thiểu rủi ro, đồng nghĩa với việc chấp nhận anh em nó sẽ buồn 1 thời gian. Sau này ổn thì em cho đón sau.

Em sẽ cập nhật thông tin với các cụ sau ạ, 1 lần nữa cảm ơn các cụ, mợ đã động viên, tư vấn và cả những lời phê bình, em đều ghi nhận và tiếp thu!

Do hôm qua rót rượu mạnh tay quá nên giờ hết quota rồi ạ ;)
Sau khi cụ tiếp thu ý kiến của cccm ở đây xong thì kết luật là:
- Điểm 1 - theo ý cụ, miễn cân nhắc ý kiến của bà ấy
- Điểm 2 - thuyết phục để lại cả 2 con theo ý cụ
- Điểm 3 - nếu bà ấy muốn theo ý mình thì cụ không hỗ trợ gì hết (chỉ cho đem 1 con đi theo thỏa thuận tòa án).

Nội dung bàn bạc thế này thì chắc thuyết phục dễ lắm đấy :| À, mà thế cụ đã hỏi ý con cụ chưa :|
 

công nông tàu

Xe container
Biển số
OF-14292
Ngày cấp bằng
27/3/08
Số km
6,391
Động cơ
566,110 Mã lực
Nơi ở
nay đây mai đó
Là em thì giữ ít nhất 1 đứa ở lại VN thôi, cho đi làm gì
Em thì nghĩ khác. Bố mẹ ly hôn đã tước đi của lũ trẻ quyền được sống cùng gia đình có đủ cha mẹ thay vì chỉ bố ( hoặc mẹ ) vậy nên đừng tách nốt cả anh em chúng nó. Ai nuôi thì phải nuôi luôn cả 2 đứa trẻ cho nó có anh có em.
 

hoangtq

Xe hơi
Biển số
OF-144624
Ngày cấp bằng
5/6/12
Số km
164
Động cơ
363,107 Mã lực
Báo cáo các cụ, mợ; hôm qua em đã ngồi nch thẳng thắng, chân thành với gấu cũ để bàn kỹ thêm. Kết quả cơ bản như sau:
1. Việc đi của gấu cũ thì vẫn quyết tâm lắm, dù em cũng phân tích các khó khăn, vướng mắc như các cụ khuyên và em hình dung,nhưng ý đồng chí ấy máu, quyết thì đành chịu.
Trước mắc có thể sẽ đi 1 Trip dạng du lịch, người nhà bên đó bảo lãnh qua chơi điểm tìm hiểu kỹ hơn, trước khi làm thủ tục đi chính thức
2. Về con, em cũng đã thống nhất đc là nếu bạn ấy đi thì cả 2 nhóc cứ ở nhà với em để học hành, có anh có em. Sau 1 vài năm bạn ấy ổn định, đủ tự tin chăm lo được cho con thì em cho đón cả 2 đứa, em hỗ trợ thêm để nuôi con ăn học bên đó theo khả năng của em có thể.
Như vậy em cũng bớt cảm thấy căng thẳng rồi, mọi việc tiếp theo tùy tình hình giải quyết. Cảm ơn các cụ đã tư vấn, khen/chê để em có cái nhìn đa chiều trước vấn đề của mình.
 

tranmanhha

Xe điện
Biển số
OF-105945
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
3,934
Động cơ
454,854 Mã lực
Cuộc sống bên Úc hay Châu Âu hay Mỹ vất vả lắm, nhất là phụ nữ phải gánh 2 con.
Vợ cụ nếu sau này đưa được cụ sang thì tốt, nhưng bằng cách nào? Vì vợ chồng cụ đã ly hôn rồi. Vợ cụ muốn đón cụ sang phải có giấy tờ ổn định ( cách nhanh nhất là kết hôn với người khác) mà trong trường hợp này để đón được cụ sang thì phải đợi từ 5 đến 10 năm ( ly hôn chồng mới, kết hôn chồng cũ) chưa kể hồ sơ sẽ bị xét duyệt mà phát hiện gian lận là hỏng cả.
Em có anh bạn sang Pháp bằng kết hôn giả ( lấy vợ Tây) mà 10 năm rồi vẫn không đón được vợ con sang cùng. Vì ly hôn vợ Tây xong thì không đón được vợ con bên VN sang do chính quyền bên này họ nghi ngờ kết hôn vợ Tây là giả.
Em nói thế cho cụ suy nghĩ và lựa chọn, quyết định thế nào do cụ cả. Không ai hiểu hoàn cảnh của cụ hơn bản thân cụ.
Đành rằng vì mưu sinh.
Nhưng em thấy cái cách hi sinh bản thân kiểu như này thế nào ý.
Để đạt mục đích mà hi sinh nhiều thế này thì thôi.
 

Hoangyen91

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-803445
Ngày cấp bằng
3/2/22
Số km
156
Động cơ
11,361 Mã lực
Tuổi
72
Đành rằng vì mưu sinh.
Nhưng em thấy cái cách hi sinh bản thân kiểu như này thế nào ý.
Để đạt mục đích mà hi sinh nhiều thế này thì thôi.
Tuỳ hoàn cảnh mỗi người thôi.
Cụ mà em quen sau 10 năm không đón được vợ con sang đã trở về VN rồi, nhưng sau 10 năm cày cuốc thì cụ ấy cũng làm được nhiều việc cho gia đình nhỏ của mình. Nhiều người ở VN không có cuộc sống tốt thì sang nước ngoài là 1 lựa chọn tốt.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top