Mình cũng ở hoàn cảnh na ná như cụ chủ, tuy ko trầm trọng như thế. Theo suy nghĩ của mình thì:
Hướng của bố mẹ cụ chủ là rất thương con, muốn giúp cho đứa con thoát khỏi cảnh nợ nần & cũng ko muốn cho ~ đứa con còn lại bị thiệt thòi => đưa ra phương án như trên.
Tuy nhiên, tính cách người Á Đông trong ~ vụ việc mang tính nhạy cảm ntn là ko thể sòng phẳng, dứt khoát đc.
Đồng ý là sau khi cụ chủ mua lại quyền thừa kế, đồng thời phụng dưỡng chu toàn cho bố mẹ đến cuối đời, nhưng ai dám đảm bảo cậu em kia ko vướng vào nợ nần tiếp?
Do ko thể cắt đứt liên lạc nên khả năng cậu em sẽ khóc lóc xin 2 bác giúp đỡ tiếp. Chỗ này mới căng.
Tất nhiên, chuyện cụ chủ mua lại quyền thừa kế sẽ làm giấy tờ hoàn chỉnh về mặt pháp lý, nhưng về mặt tình cảm, sẽ cảm thấy ra sao khi thấy 2 đấng sinh thành mày ủ mặt châu vì ko giúp đc con,.
Một đứa lâm vào nợ nần, đứa kia (là cụ chủ) thì sống trong điều kiện tươm tất? Ở trong cái cảnh này rất khổ, hằng ngày phải nhìn bố mẹ đau khổ mà ko dám thổ lộ vs con (vì làm vậy là gây sức ép vs nó, làm cho nó khó xử....)
Thế nên, nếu muốn mua lại quyền thừa kế, thì tốt nhất nên nhờ 1 người thân tín (bên vợ chẳng hạn), đứng tên mua giúp, Cụ chủ khỏi mang tiếng, mà 2 bác cũng sẽ hiểu là hết số tiền kia thì chẳng còn gì cho cậu em kia bấu víu gì đc nữa cả.