Em cũng nghĩ là nhiều cty như của cụ. Trước em làm Bkav mới cũng chả cài bản quyền gì đâu, nhưng sau thì đúng là nó bắt cài 100% vì nó bảo nó bán phần mềm bản quyền mà không dùng bản quyền không hay. Nhưng ngày đấy em dùng crack nó quen rồi nên chúng nó cứ cài xong là em lại gỡ ra, vài hôm nó lại bắt cài, xong em lại gỡ
Có nhân viên như cụ thảo nào cái BKAV nó chẳng ra cái gì cả. Cty em đứa nào léng phéng không tuân thủ quy chế IT thì em cho uống nước thay cơm cả tháng luôn.
Theo e cụ có 2 lựa chọn:
1. Theo truyền thống doanh nghiệp việt thứ cứ Lobby
2. Cụ cần phải thuê tư vấn đến để nắm rõ hộ thống máy tính và quy trình làm việc để giúp cụ chuyển sang môi trường "mã nguồn mở" (Cái này vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu của cụ)
Nếu còn Lobby được thì cụ ấy lên đây làm gì? Chuyển sang mã nguồn mở là bất khả thi vì mấy món cho thiết kế không có.
Nếu bán cả Công ty đi mà không đủ tiền mua phần mềm lịch sự trang bị cho 100 cái máy tính của cụ thì sợ gì, cứ để nó vô kiểm tra, ra biên bản mà phạt tối đa 500 triệu đồng là hết cỡ. Lúc đó thì mấy cổ đông lớn sẽ quyết định phải chi tiền cho cụ mua phần mềm bản quyền thôi hoặc giải thể công ty. IT giỏi cỡ nào cũng không vá víu được cái lỗ hổng chết người ấy đâu, còn phong bì thì cứ thử xem!
Mức phạt tối đa là 1toi to cụ ạ. Mức 500tr cũ rồi.
Một cách nữa Cụ có thể thương lượng là sẽ ký hợp đồng hoặc biên bản ghi nhớ, mỗi năm sẽ dự định mua khoảng bao nhiêu và bao nhiêu năm thì sẽ mua hết. tất nhiên là ký với đại lý của chúng nó.
Còn không, em nói ở trước thì Cụ chỉ có thể chuyển sang dùng mã nguồn mở, nhưng như Cụ nói thì tụi nó đã có công văn rồi thì chẳng kịp mà làm cái bước tư vấn rồi chuyển sang đâu. Tụi nó chắc cũng chỉ ngày một ngày hai mà thôi. (Chưa kể mã nguồn mở phải mất time để cấu hình lại ứng dụng đang chạy, đào tạo lại người sử dụng vì không phải ai cũng thuộc món này...etc)
Nếu Sếp cụ quan hệ tốt thì Cụ hỏi xem trong thành phần sang kiểm tra có ai quen rồi bơm chút để chúng nó từ từ kiểm tra vậy, vì tụi này là liên ngành nhé, không chỉ là một đơn vị riêng biệt, độc lập.
Về lâu về dài, nếu Cty Cụ tiếp tục hoạt động thì em nghĩ là nên mua chứ thỉnh thoảng chúng nó làm cho cái công văn xuống kiểm tra thì mệt lắm. Mức phạt nghe đâu cũng đơn vị trăm củ.
Tư vấn kiểu cụ chỉ thích hợp cho nhà giầu. Mà cụ chủ thì đang nghèo lắm.
Cho dù có IT thì em thật, cũng tùy vào trình của IT vì nếu IT thông thường thì cũng chỉ biết helpdesk hoặc troubleshooting... và quan trọng là tầm nhìn hay tầm quyết định của Ban Lãnh đạo Cụ ạ
Cái này là tầm nhìn của IT chớ không phải ban lãnh đạo. IT phải tư vấn cho ban lãnh đạo vấn đề này.
Nếu tất cả các máy cấu hình giống nhau như quán net thì cụ dùng bootrom,
tức chỉ có server cài windows, cài các phần mềm khác (các phần mềm trên server thì đi mua 1 bản duy nhất)
Còn máy con không có ổ cứng
Nhưng cháu dự công ty thì máy móc mua theo đợt làm gì có chuyện cùng cấu hình cả trăm máy
Công nghệ đó quá xưa rồi, không áp dụng cho các loại thiết kế được, treo ngược cành cây hết.
Em có một số thông tin, chia sẻ với cụ:
Có một hiệp hội phần mềm, tên là BSA, nó có thành viên là rất nhiều công ty phần mềm như MS, Adobe, Autodesk...
BSA ở Việt Nam có đại diện, mỗi năm họ làm việc với các cơ quan chức năng như Cục Sở hữu trí tuệ, an ninh (thanh tra liên ngành)... để tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng các bản phần mềm trái phép.
Khi kiểm tra họ có thể lập biên bản, có thể thu các máy vi phạm bản quyền vì đã có Luật rồi, sau đó có thể ra các quyết định xử phạt. Đã đến mức xử phạt rồi thì khó cãi. Sau khi ra quyết định, bên bị phạt có thể trao đổi với BSA và các đơn vị liên quan như MS, Adobe, Autodesk để mua bản quyền và hợp thức hóa việc sử dụng. Nếu không thì chỉ có cách xóa toàn bộ phần mềm vi phạm.
Các bản phần mềm sử dụng thử (TRIAL) chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian nhất định, và khi cài đặt bao giờ nó cũng có một Thỏa thuận bản quyền với người sử dụng (end-user license agreement - EULA) dài ngoằng bằng tiếng Anh mà thường chẳng ai đọc mà chỉ bấm thẳng vào ACCEPT. Cái EULA đó ghi rất rõ các điều kiện và điều khoản.
Bản Trial chỉ được phép sử dụng trong thời gian ngắn, hết thời gian là phải gỡ bỏ.
License thường được cung cấp theo từng máy hoặc một số trường hợp theo người sử dụng. Các bản quyền phần mềm hệ thống (hệ điều hành) sẽ đi theo máy. Vì vậy Win sẽ có tem dán trên máy khi các cụ mua đĩa Win dạng OEM về cài. Về nguyên tắc bản Win chỉ có giá trị khi có đủ các dấu hiệu nhận biết bao gồm tem (Certificate of Authenticity - chính là cài tem có PRODUCT KEY) và đĩa cài đặt gốc theo dạng hologram chống sao chép.
License của các phần mềm khác như Office có thể có các dạng, dạng mua đứt đoạn là mua license của Office 2010 về cài lên máy. Khi thay máy có thể cài trên máy khác. Ngoài ra Office bây giờ mới ra Office 365 theo dạng thuê sử dụng và trả tiền thuê mỗi năm chỉ có khoảng 250K/máy (phần này cần hỏi đại lý MS, em chỉ nắm sơ sơ thôi).
Các hãng cũng có chính sách bán số lượng lớn cho khách hàng doanh nghiệp, có thể có các tên gọi như Open License. Khi đó giá mua một bản license sẽ rẻ hơn so với mua bản Full.
Nói tóm lại, khi đã bị gõ đầu thì cụ có 2 lựa chọn, hoặc là xóa toàn bộ bản vi phạm và dùng phần mềm mở, hoặc là mua bản quyền để hợp thức hóa việc sử dụng.
Thông tin cụ này chính xác. Đặc biệt ở Vn hai thằng hay đi phát động kiểm tra bản quyền là MS và Lạc Việt, cho nên có ăn cắp cũng nên cố gắng tránh 2 thằng này ra cho lành.
Thế thì phương án duy nhất cho công ty cụ chủ
Gỡ bỏ hết phần mềm trong máy tính của Công ty
Bắt các nhân viên tự mang laptop của mình đi làm, ai không có thì mua hoặc mượn hoặc bán iphone/ipad đi mua
Đoàn kiểm tra đến thì bảo máy laptop của nhân viên, các ông thích thì phạt bọn nó
Đến FPT nổi danh xuất khẩu phần mềm nổi như cồn, ai ai cũng biết mà phần mềm Windows, Office trong đó toàn lậu hết
Có điều cơ to nên chả có đoàn kiểm tra nào dám bén mảng đến thôi
Phương án của cụ nhiều DN đang áp dụng, có cả Cty em, nhưng phải làm thật khéo không là toi cả đám.
Em tư vấn chút thông tin cho cụ chủ thế này nhé.
1. Thanh tra bản quyền nhắm vào doanh nghiệp chứ không nhắm vào cá nhân, cho nên nếu cá nhân hóa được toàn bộ hệ thống phần cứng là xong. DN chỉ kiêm soát duy nhất máy chủ.
2. Nếu có thanh tra thì nên cân nhắc giứa bị phạt và hy sinh hệ thống phân cứng, xem cái nào thiệt hại hơn.
3. Có phương án Backup dữ liệu an toàn trong mọi trường hợp, vì thực chất dữ liệu quan trọng chứ hệ thống phần cứng đập đi xây mới vô tư.
4. Lưu ý là khi thanh tra xong nó niêm phong toàn bộ các hệ thống vi phạm lại, bao giờ giải quyết xong mới được dùng cho nên cần tính đến chuyện có phương án phù hợp để vẫn làm việc được.
Nếu cụ là giám đốc doanh nghiệp, muốn tư vấn kỹ hơn thì PM cho em. Chứ IT em không làm việc, vì vấn đề này phải cỡ giám đốc công nghệ thông tin mới đủ tầm để giải quyết, chứ mấy ông IT không làm nổi.