[Funland] Nhờ các cao nhân ngành ngân hàng giải thích hộ có được tuyên bố vô hiệu phần lãi suất vượt trần của FE Credit

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,410
Động cơ
443,376 Mã lực
FE Credit là tổ chức tín dụng nên họ điều chỉnh theo “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác” (Điều 468, Bộ Luật Dân sự 2015).

“Luật khác có liên quan quy định khác” là Luật Các Tổ chức tín dụng 2010, Điều 91.

Giải thích cụ thể Điều 91 Luật Các Tổ chức tín dụng là Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
Điểm 2 Điều 91 cũng chỉ nói là được thỏa thuận lãi suất theo quy định của pháp luật, trong đó chắc chắn có Luật DS (chả nhẽ Luật DS không phảo là pháp luật?), không có chỗ nào nói là được thỏa thuận vượt khung.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Điểm 2 Điều 91 cũng chỉ nói là được thỏa thuận lãi suất theo quy định của pháp luật, trong đó chắc chắn có Luật DS (chả nhẽ Luật DS không phảo là pháp luật?), không có chỗ nào nói là được thỏa thuận vượt khung.
Cháu đã giải thích, nếu bác không thấy thoả mãn, có thể thử vay FE Credit và khởi kiện họ ra toà. Chúc bác thành công.
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Vẫn chỉ là được phép thỏa thuận lãi suất theo quy định của pháp luật (điều 91), mà Luật Dân sự điều chỉnh hành vi của các pháp nhân, trong đó chắc chắn có các tổ chức tín dụng nên không thể trái LDS được.
Cụ trích dẫn đúng luật rồi ạ.
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,410
Động cơ
443,376 Mã lực
Cháu đã giải thích, nếu bác không thấy thoả mãn, có thể thử vay FE Credit và khởi kiện họ ra toà. Chúc bác thành công.
Cám ơn mợ đã nhiệt tình, nhưng giải thích của mợ hơi suy diễn và áp đặt, chưa thật sự vững chắc về mặt pháp lý. Còn vay thì em không có nhu cầu, khởi kiện không có hứng và không có thời gian. :D
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Điểm 2 Điều 91 cũng chỉ nói là được thỏa thuận lãi suất theo quy định của pháp luật, trong đó chắc chắn có Luật DS (chả nhẽ Luật DS không phảo là pháp luật?), không có chỗ nào nói là được thỏa thuận vượt khung.
Luật CTCTD cũng luôn phù hợp với Bộ luật Dân sự.

BLDS năm 2015 cũng đã "linh hoạt" về lãi suất nhưng về cơ bản cũng không được vượt quá 50% mức lãi suất giới hạn (giữ nguyên như luật cũ 2005), ở đây có thể hiểu là lãi suất cơ bản do NHNN công bố.

"Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cám ơn mợ đã nhiệt tình, nhưng giải thích của mợ hơi suy diễn và áp đặt, chưa thật sự vững chắc về mặt pháp lý. Còn vay thì em không có nhu cầu, khởi kiện không có hứng và không có thời gian. :D
Cố giải thích nốt cho bác hiểu vậy.

“Lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất.”
Điều 7, khoản 1, Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP.

Bác đọc cho kỹ nhé, Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán quy định rõ là chỉ tuân theo Luật Các Tổ chức tín dụng, không liên quan gì đến Bộ Luật Dân sự.
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,410
Động cơ
443,376 Mã lực
Cố giải thích nốt cho bác hiểu vậy.

“Lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất.”
Điều 7, khoản 1, Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP.

Bác đọc cho kỹ nhé, Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán quy định rõ là chỉ tuân theo Luật Các Tổ chức tín dụng, không liên quan gì đến Bộ Luật Dân sự.
Thế Luật DS ban hành cho vui à mợ?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thế Luật DS ban hành cho vui à mợ?
Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP quy định rất chi tiết trường hợp nào áp dụng theo Bộ Luật Dân sự, trường hợp nào áp dụng theo Luật Các Tổ chức tín dụng. Bác có thể tìm và tự đọc.
 
Chỉnh sửa cuối:

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,416
Động cơ
113,930 Mã lực
Thế Luật DS ban hành cho vui à mợ?
Luật Dân sự bảo:
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác
Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản giải thích luật thì bảo:
Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tòa án áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết mà không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định lãi, lãi suất.
Nên 2 cái đó không mâu thuẫn nhau. Có luật khác nó quy định rồi nên luật Dân sự không tham gia nữa.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Có luật khác nó quy định rồi nên luật Dân sự không tham gia nữa.
Vâng ạ, Điều 7, khoản 2, Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP đã quy định rõ:

“Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tòa án áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết mà không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định lãi, lãi suất”.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Mấy cái tổ chức tín dụng như FE Credit, khi cho vay, chỉ cần tuân thủ:
- Công khai lãi suất.
- Lãi suất là thoả thuận.

Thường là “công khai” ở một cái ngóc ngách nào đó trên website của họ, tìm mỏi mắt mới thấy, nhưng vẫn đúng là công khai.
“Thoả thuận” thường là nhân viên hót rất hay, bùi tai khách hàng, nhưng vẫn đúng là không ép buộc khách hàng.

Khách hàng hiểu biết lơ mơ về pháp luật (đọc láng máng điều 468 Bộ luật Dân sự 2015), yên chí là lãi suất không thể > 20%. Là ăn “đòn sát thủ” ngay (điều 7, khoản 2, Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP).
 

harman_kardon

Xe điện
Biển số
OF-39292
Ngày cấp bằng
27/6/09
Số km
2,077
Động cơ
492,352 Mã lực
Bọn FE gặp chàng trai này mất điện hết, anh ta đã giúp không ít người , là cái gai khó nhằn trong mắt bọn lừa đảo mắt dậy tột cùng FE
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2,968
Động cơ
336,152 Mã lực
Điểm 2 Điều 91 cũng chỉ nói là được thỏa thuận lãi suất theo quy định của pháp luật, trong đó chắc chắn có Luật DS (chả nhẽ Luật DS không phảo là pháp luật?), không có chỗ nào nói là được thỏa thuận vượt khung.
Đây tôi giải thích cho ông to còi, nhưng đừng bảo tôi phải đi tìm luật cho ông nhé, muốn vậy ông phải trả tiền 😜
Bộ luật dân sự là luật chung, các luật khác như bảo hiểm, ngân hàng ... là luật riêng.
Nếu luật chung có điều khoản mâu thuẫn với luật riêng, hoặc luật chung không quy định thì ưu tiên áp dụng luật riêng.
Trường hợp VN có tham gia công ước, điều ước quốc tế, nếu luật VN có mâu thuẫn với công ước, điều ước quốc tế còn ưu tiên áp dụng công ước quốc tế, điều ước quốc tế.
 

Bebon

Xe tăng
Biển số
OF-86082
Ngày cấp bằng
21/2/11
Số km
1,852
Động cơ
621,885 Mã lực
Nơi ở
Yên hòa, Cầu giấy
Vấn đề cụ chủ thớt nêu ra nếu nhìn riêng trên khía cạnh luật học thì đã được 1 số cụ giải quyết bằng khái niệm luật chung và luật riêng. Tuy nhiên em lại thắc mắc trên khía cạnh kinh tế là tại sao SBV (đương nhiên là được Quốc hội cho phép) lại ưu ái cho TCTD (thuộc phạm vi quản lý của mình) đặc quyền được không phải áp dụng lãi suất trần (có thể 1 mức khác 20% chẳng hạn) thôi??
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,324
Động cơ
96,579 Mã lực
Tuổi
50
Thế tóm lại FE dựa vào cái gì mà dám ngồi xổm lên Luật Dân sự?
Khi có nhiều luật hướng dẫn 1 nội dung, thì áp dụng luật chuyên ngành

Nguyên tắc “ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành trước luật chung” đã được quy định trong nhiều văn bản luật. Khoản 1 Điều 4 BLDS năm 2015 quy định: “Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự”. Với nguyên tắc này, BLDS là luật chung điều chỉnh toàn bộ các quan hệ pháp luật thuộc “pháp luật dân sự”. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 BLDS năm 2015 quy định: “Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”; khoản 3 Điều này quy định: “Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng”. Như vậy, với quy định này, BLDS đã thể hiện tinh thần, nguyên lý chung của nguyên tắc “lex specialis derogat legi generali”. Theo đó, do đặc thù của quan hệ chuyên ngành, các quan hệ có cùng bản chất pháp lý, luật riêng/chuyên ngành có thể quy định khác BLDS, nhưng không được trái với các nguyên tắc chung của luật dân sự. Ví dụ, liên quan đến vấn đề lãi suất, Điều 468 BLDS năm 2015 quy định việc áp dụng mức trần lãi suất vay 20%, trừ “trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. “luật khác” ở đây được hiểu là luật riêng/chuyên ngành (Luật Ngân hàng nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng…).
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Vấn đề cụ chủ thớt nêu ra nếu nhìn riêng trên khía cạnh luật học thì đã được 1 số cụ giải quyết bằng khái niệm luật chung và luật riêng. Tuy nhiên em lại thắc mắc trên khía cạnh kinh tế là tại sao SBV (đương nhiên là được Quốc hội cho phép) lại ưu ái cho TCTD (thuộc phạm vi quản lý của mình) đặc quyền được không phải áp dụng lãi suất trần (có thể 1 mức khác 20% chẳng hạn) thôi??
Bác có thể tra cứu google và tìm đọc các tài liệu, từ khoá tra cứu: [tự do hoá lãi suất] hoặc [interest rate liberalization].
 

Phonglantrang

Xe buýt
Biển số
OF-190032
Ngày cấp bằng
16/4/13
Số km
718
Động cơ
26,395 Mã lực
Nơi ở
Trăng và sao
Điều 9 của luật các tổ chức tín dụng được giải thích và hướng dẫn cụ thể về cách thoả thuận lại suất tại khoản 1,2 điều 13 thông tư 39 và tham khao thêm thông tư 43 NHNN ban hành cùng ngày.
Cụ cgur đọc kỹ sẽ hiểu
 

quanggialai

Xe tăng
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
1,974
Động cơ
460,024 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Vấn đề cụ chủ thớt nêu ra nếu nhìn riêng trên khía cạnh luật học thì đã được 1 số cụ giải quyết bằng khái niệm luật chung và luật riêng. Tuy nhiên em lại thắc mắc trên khía cạnh kinh tế là tại sao SBV (đương nhiên là được Quốc hội cho phép) lại ưu ái cho TCTD (thuộc phạm vi quản lý của mình) đặc quyền được không phải áp dụng lãi suất trần (có thể 1 mức khác 20% chẳng hạn) thôi??
Việc không áp lãi suất trần ở đây không phải là ưu ái vì họ phải thỏa thuận và công khai lãi suất.
SBV tính đến mức độ rủi ro của các khoản cho vay của các TCTD phi ngân hàng luôn cao hơn Ngân hàng nên để cho họ quyền tự chọn mức Lãi suất. Ở chiều ngược lại để hạn chế rủi ro cho phía người vay thì SBV buộc các TCTD phi Ngân hàng phải : "Công khai lãi suất; Lãi suất là thoả thuận ".
 

Bebon

Xe tăng
Biển số
OF-86082
Ngày cấp bằng
21/2/11
Số km
1,852
Động cơ
621,885 Mã lực
Nơi ở
Yên hòa, Cầu giấy
Bác có thể tra cứu google và tìm đọc các tài liệu, từ khoá tra cứu: [tự do hoá lãi suất] hoặc [interest rate liberalization].
Nếu là tự do hóa lãi suất thì tại sao Bộ Luật Dân sự 2015 vẫn quy định lãi suất trần??

Việc không áp lãi suất trần ở đây không phải là ưu ái vì họ phải thỏa thuận và công khai lãi suất.
SBV tính đến mức độ rủi ro của các khoản cho vay của các TCTD phi ngân hàng luôn cao hơn Ngân hàng nên để cho họ quyền tự chọn mức Lãi suất. Ở chiều ngược lại để hạn chế rủi ro cho phía người vay thì SBV buộc các TCTD phi Ngân hàng phải : "Công khai lãi suất; Lãi suất là thoả thuận ".
Luật Dân dự cũng nói lãi suất do 2 bên thỏa thuận chỉ không yêu cầu công khai thôi.

Vấn đề ở đây là pháp luật chuyên ngành (ở đây là Luật các TCTD) chỉ bảo vệ (ưu ái) cho 1 số đối tượng (ở đây là tổ chức tín dụng - bên cho vay) mà thôi.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nếu là tự do hóa lãi suất thì tại sao Bộ Luật Dân sự 2015 vẫn quy định lãi suất trần??
Tự do hoá lãi suất trong ngành ngân hàng, không phải tự do hoá lãi suất trong quan hệ dân sự nói chung.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top