[Funland] NHNN bất ngờ hạ lãi suất tiền gửi USD của cá nhân về 0%

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
Nên đọc bài này ...

Chúng ta đu dây diện chơi :D

Đồng USD với Yên Nhật – Cái bẫy đang chờ Trung Quốc phía trước
Ngày đăng:
Thứ ba, Tháng 11 3, 2015 - 21:00







Trung Quốc hiện đang trải qua những gì mà Nhật Bản đã gặp phải cách đây mấy thập kỷ: đó là sự suy giảm tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ do những sức ép đòi hạn chế xuất khẩu đối với hàng hóa Nhật Bản từ Mỹ. Vào khoảng thời gian cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, thời điểm mà hàng hóa của Nhật Bản đang vươn ra và thống trị thị trường toàn cầu một cách mạnh mẽ, thì Mỹ với mục đích bảo vệ cho các nhà xuất khẩu của mình, đã cáo buộc Nhật Bản là cạnh tranh không lành mạnh để giúp tăng lượng hàng hóa xuất khẩu lên cao. Mỹ sau đó, đã tung ra những trừng phạt thương mại nghiêm khắc, hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản và đã thành công trong việc ép buộc Nhật Bản phải đồng ý để Yên tăng giá trị so với đồng USD, qua đó tự làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Nhật đặc biệt là so với hàng hóa Mỹ - chính điều này đã khiến cho cơn sóng tăng trưởng kinh tế thần kỳ (1955 - 1973) của Nhật Bản bị chặn hẳn lại.



Và điều mà đã từng xảy ra với Nhật Bản này, thì nay có thể lại xảy ra một lần nữa với Trung Quốc. Với tốc độ tăng trưởng đang chậm lại rõ rệt của mình, mà một phần áp lực đến từ sự mạnh lên của đồng Nhân Dân Tệ trong nhiều năm qua – được quy cho việc Trung Quốc phải chịu áp lực đòi tăng tỷ giá Nhân Dân Tệ, hạn chế xuất khẩu của phía Mỹ. Với trường hợp của Nhật Bản trước đây, tỷ giá hối đoái thực (đã điều chỉnh theo lạm phát) của đồng Yên từ năm 1964 (1) cho đến năm 2014 đã tăng trên 66% so với đồng USD, như vậy giá trị của đồng Yên ngày càng trở nên đắt hơn so với các đồng tiền khác, đặc biệt từ năm sau 1985 trở đi.


1. Thời điểm đồng Yên Nhật chính thức có thể được chuyển đổi với các loại ngoại tệ khác trên tài khoản vãng lai


Giai đoạn này, giá trị của đồng Yên đã tăng dần dần trong các năm 1960 và 1970, mức tăng này thì không có gì bất thường vì nó trùng với khoảng thời gian tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Nhật Bản (giai đoạn phục hồi: 1945 – 1954 và giai đoạn bứt phá 1954 - 1973). Sau đó, bằng việc dùng tới những áp lực, đe dọa thương mại, Mỹ đã khiến Nhật Bản phải đã đồng ý ký kết vào một Hiệp định cải tổ lại thị trường tiền tệ, ngoái hối vào giữa những năm 1980, bắt đầu với Thỏa ước Plaza – kỳ ngày 22/9/1985 bởi 5 nước Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật.


Theo thỏa ước Plaza thì các nước tham gia đồng ý can thiệp vào tỷ giá trên thị trường ngoại hối để làm giảm giá trị đồng USD so với đồng Yên Nhật và Mác Đức bằng việc bán ra tổng cộng 10 tỷ USD trên thị trường ngoại hối và mua lại vào các đồng tiền: Yên, Mác. Đồng USD đã giảm 51% giá trị so với Yên Nhật chỉ 2 năm sau khi hiệp định được ký kết và tiếp tục giảm trong các năm sau đó. Thỏa ước này nhằm giúp kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1980 cũng như bảo vệ vị thế thương mại quốc tế của hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ.


Đối với kinh tế Nhật Bản lúc đó – nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu, việc đồng Yên tăng giá mạnh mẽ so với đồng USD và các đồng tiền khác đã khiến các nhà xuất khẩu Nhật Bản thiệt hại nặng nề, kéo theo kinh tế Nhật Bản đi xuống. Để kích thích nền kinh tế, cứu vãn tình hình, Nhật Bản đã phải nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách cắt giảm lãi suất xuống mức thấp – tuy nhiên cần nhớ rằng giá trị đồng Yên vẫn phải duy trì ở mức cao so với USD theo thỏa ước Plaza. Ngoài ra, thời điểm này, tận dụng việc đồng Yên tăng giá so với các đồng tiền khác nên các công ty, Nhật Bản càng tích cực vay vốn, đẩy mạnh “xuất khẩu tư bản” – đầu tư vốn trực tiếp ra nước ngoài để giúp giảm chi phí sản xuất, tăng cạnh tranh cho hàng hóa.


Với việc duy trì lãi suất ở mức thấp, nhằm kích thích kinh tế thì làn sóng đầu tư – nhằm vào điều kiện kinh tế “lỏng” của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn đầu tư ồ ạt tràn vào Nhật Bản, điều này càng khiến đồng Yên tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác do tác động từ việc chuyển đổi tiền tệ trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên chính dòng vốn đầu tư nước ngoài này đang tạo điều kiện để một bong bóng tài chính dần hình thành. Lý do cơ bản là vì đồng Yên mạnh so với các đồng tiền khác không giúp cải thiện được tình hình sản xuất, lao động, thu nhập, tiêu dùng trong nước vì các nhà sản xuất Nhật Bản đang dần chuyển công xưởng, nhà máy ra nước ngoài để tận dụng chi phí sản xuất rẻ, điều này dẫn tới kinh tế mất động lực tăng trưởng cơ bản, do đó dòng vốn đầu tư – chủ yếu là đầu cơ đổ vào nền kinh tế kết hợp với lãi suất thấp sẽ làm tăng giá các loại tài sản, đặc biệt là chứng khoán, bất động sản mà cũng không tạo được nhiều động lực vì xu hướng dịch chuyển đầu tư rất lớn mạnh. Chính 3 yếu tố cơ bản này dẫn tới việc hình thành bong bóng tài sản, tài chính trong nền kinh tế Nhật Bản. Đến năm 1990, bong bóng đầu tư trên thị trường chứng khoán Nhật Bản nổ vỡ kéo theo cả bong bóng bất động sản nổ vỡ theo vào năm 1992, đã chính thức kéo Nhật Bản bước vào 2 thập kỷ tăng trưởng trì trệ và giảm phát. Yếu tố dòng vốn đầu cơ thể hiện ở chỗ sau năm 1985 các quỹ đầu tư Mỹ, đi đầu là Solomon Brother và tiếp đó là hàng loạt các quỹ Phòng hộ - Hedge Fund kéo vào Nhật Bản, đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản, trong số những cái tên nổi bật nhất thì có quỹ Quantum của tỷ phú George Soros, ông đã cùng Solomon Brother khuyến khích các quỹ đầu tư tương hỗ và cả các quỹ Phòng hộ đổ tiền vào Nhật sau năm 1985. Nhưng chỉ sau vài năm, ngay trước khi bong bóng nổ vỡ George Soros và quỹ Quantum đã rút chân nhanh chóng khỏi Nhật Bản, điều này thể hiện rõ tính chất đầu cơ chớp nhoáng của cái gọi là dòng vốn đầu tư đổ vào Nhật Bản – đó là dòng vốn đầu cơ ngắn hạn hơn là đầu tư dài hạn.



Bất chấp việc kinh tế Nhật Bản đã rơi vào tình trạng trì trệ nhưng Mỹ vẫn tiếp tục ép Nhật Bản phải duy trì giá trị của đồng Yên ở mức cao so với đồng USD trong suốt thời gian này để bảo hộ cho hàng hóa xuất khẩu của mình, xu hướng này chỉ suy giảm từ sau năm 2000 và kéo dài tới khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra năm 2008. Sau các diễn biến như vậy thì lý do hợp lý nhất để giải thích cho việc tại sao Nhật Bản lại vẫn phải luôn duy trì giá trị của đồng Yên bất chấp việc nền kinh tế trì trệ sau hàng thập kỷ đó là vì Nhật Bản sợ Mỹ trả đũa thương mại nếu như họ phá giá đồng Yên.



Năm 2012 đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ mà chính xác là sự “đảo ngược” mạnh mẽ trong chính sách tiền tệ của Nhật Bản. Tôi còn nhớ những sự kiện lớn trùng với thời điểm này đó: trong giai đoạn cuối năm 2012 đến giữa năm 2013, tỷ phú George Soros đã kiếm được khoản lợi nhuận khoảng 1,3 tỷ USD nhờ vào các vị thế đặt bán đồng Yên Nhật so với USD từ hồi tháng 6/2012 – tức là George Soros đã đặt bán Yên Nhật 3 tháng trước khi ông Shizo Abe chính thức được đắc cử Thủ tướng Nhật vào tháng 9/2012. Sự chiến thắng của ông Abe chính là mốc đánh dấu cho sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Nhật Bản. Từ đây, bằng việc ban bố chính sách kinh tế Abenomics của mình và đi kèm với 3 mục tiêu lớn trong đó có biện pháp kích thích tiền tệ mạnh tay bằng việc tăng gói kích thích nới lỏng định lượng – Quantitavtive Easing lên khoảng 60 – 70 nghìn tỷ Yên/năm để mua vào các loại trái phiếu chính phủ dài hạn nhằm hạ thấp chi phí cho vay và giá trị của đồng Yên, thì đà tăng giá của đồng Yên mới bị đảo ngược – từ tháng 6/2012 tới nay, Yên đã mất khoảng 55,8% giá trị so với USD. Một sự kiện nữa mà tôi chứng kiến đó là ngay thời điểm BOJ công bố tăng quy mô gói kích thích QE của họ vào chiều 4/4/2013 theo giờ Việt Nam (cũng là buổi chiều tại Tokyo), thì ngay sau khi thông báo của BOJ được đưa ra khoảng 1 phút thì Yên Nhật đã mất giá tới 3% so với USD trên thị trường ngoại hối và chỉ trong ngày giao dịch hôm đó đồng Yên mất tới 4% giá trị, một mức sụt giảm rất mạnh. Kể từ thời điểm BOJ phá giá Yên Nhật thì Mỹ mà đặc biệt các tập đoàn kỹ nghệ, nhóm lợi ích công nghiệp Mỹ luôn kêu ca, vận động hành lang chính phủ Mỹ để cáo buộc Nhật Bản đang thao túng tiền tệ, cạnh tranh không lành mạnh nhưng kỳ thực mức sụt giảm của Yên từ 2012 tới nay chưa đáng kể gì so với những thiệt hại gây ra bởi việc chính phủ Mỹ ép buộc Nhật Bản tăng giá trị đồng Yên – điều vốn đã bóp chết tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong gần 3 thập kỷ qua.




Biểu đồ tỷ giá USD/JPY (giai đoạn 2008 đến nay USD là đồng tiền tăng giá mạnh nhất trong số 8 đồng tiền chính của thế giới)



Trung Quốc hiện cũng đang phải đối mặt với nguy cơ của một chuỗi các sự kiện tương tự như Nhật Bản đã trải qua. Xuất khẩu của Trung Quốc bắt đầu bùng nổ vào giữa những năm 2000, đã khiến các quan chức Mỹ thấp thỏm và đe dọa trả đũa thương mại trừ khi các chính phủ Trung Quốc phải thực hiện những bước đi nhằm hạn chế xuất khẩu chẳng hạn như bằng cách tăng giá đồng Nhân Dân Tệ, và chuyển sang nền kinh tế "tăng trưởng dựa vào tiêu dùng dịch vụ” thay vì dựa vào xuất khẩu hàng hóa – đây cũng là bước đi mà Trung Quốc đang hướng tới, mà trong bài “Trung Quốc hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững” trước có đề cập tới. Đây cũng chính là thông điệp mà trước đây được người Mỹ phát đi cho chính phủ Nhật Bản. Những sức ép đòi tăng giá đồng Nhân Dân Tệ của Mỹ đã càng trở nên mạnh hơn sau khi Đại khủng hoảng kinh tế năm 2008 nổ ra - đe dọa tới nền kinh tế Mỹ, trong khi sức ép cạnh tranh từ hàng hóa Trung Quốc không hề nhỏ đe dọa thị trường của các nhà sản xuất Mỹ.



Và quả thực thì khi nhìn lại tỷ giá hối đoái thực tế của đồng Nhân Dân Tệ Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc cho phép Nhân Dân Tệ được chuyển đổi với các loại ngoại tệ khác trên tài khoản vãng lai (1996) cho đến ngày hôm nay thì đồng tiền này bắt đầu tăng giá mạnh từ năm sau 2007. Như trường hợp của Nhật Bản, việc đồng tiền tăng giá sẽ gây mất ổn định cho dòng vốn chảy vào Trung Quốc, khi mà giới đầu tư lo ngại Nhân Dân Tệ của Trung Quốc sẽ bị buộc phải tăng giá như Yên Nhật trước đây họ sẽ rút sản xuất, vốn khỏi Trung Quốc vì chi phí sản xuất sẽ trở nên đắt đỏ hơn trong khi dòng vốn đầu cơ trên thị trường ngoại hối sẽ đầu cơ vào đà tăng của Nhân Dân Tệ, càng khiến đồng tiền này có nguy cơ bị định giá quá cao.


Sự gia tăng giá trị của đồng Yên đã dẫn Nhật Bản rơi vào một bong bóng tài chính. Còn sự tăng giá của Nhân Dân Tệ đã dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng mức xuất khẩu hàng năm của Trung Quốc, từ mức trên 15% (giai đoạn từ 2000 - 2008) xuống dưới 10%, và bây giờ thị trường chứng khoán nước này cũng đang liên tục gặp biến động do giá chứng khoán bị đẩy lên cao khi dòng vốn được khuyến khích đổ vào thị trường sau một loạt các biện pháp nới lỏng, kích thích thị trường. Và để ổn định lại thị trường, NHTW Trung Quốc - PBOC đã phải cắt giảm lãi suất tới 6 lần trong năm nay và kèm theo đó là các hạ mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống rồi bơm thanh khoản ngắn hạn cho thị trường.


Xét theo NEER (Norminal Effective Exchange Rate hay Trade Weighted Exchange Rate) (4) thì từ năm 2007 đến năm 2014, đồng Nhân Dân Tệ đã tăng giá khoảng 32% so với rổ tiền tệ của 10 đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc; cho tới giữa năm nay thì mức tăng này đã chạm mốc 40%. Chỉ số NEER tăng cũng phản ánh phần nào sự gia tăng về mặt danh nghĩa so với đồng USD, cũng như sự gia tăng giá trị đối với các đồng tiền khác, chẳng hạn như các đồng Euro, Yên, Won Hàn Quốc vì đây đều là những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc.


4. NEER (Nominal effective exchange rate hay trade weighted exchange rate): là mức tỷ giá trung bình chưa điều chỉnh theo lạm phát, đo giá trị tương đối một đồng tiền so với một rổ các đồng tiền của những đối tác thương mại lớn nhất – có tỷ trọng thương mại lớn nhất với nước đó.Chỉ số này giúp đánh giá một phần yếu tố cạnh tranh thương mại – hàng hóa xuất nhập khẩu của một nước với các đối tác thương mại của họ.



Đồng Nhân Dân Tệ vẫn bị đính giá quá cao, bất chấp đợt phá giá “khiêm tốn” 3% của PBOC hôm 11/8 so với đồng USD tại thị trường trong nước. Sự tăng giá của đồng Nhân Dân Tệ nên được so sánh với các diễn biến tỷ giá gần đây của đồng Yên và đồng Won để cho thấy tính tương quan trong sự thay đổi tỷ giá của đồng tiền này so với đồng USD và mặt bằng tỷ giá chung so với các đồng tiền khác. Tính đến tháng 5/2015, giá trị thực tế của đồng Yên (đã tính vào lạm phát) đã giảm khoảng 7% kể từ năm 2007 so với USD, còn đồng Won cũng đã giảm so với USD khoảng 3%, do đó việc Nhân Dân Tệ tăng giá so với USD càng làm tăng thêm áp lực chi phí hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc so với các đối thủ cạnh tranh lớn tại châu Á của họ là Nhật Bản và Hàn Quốc.



Việc tăng giá của đồng Nhân Dân Tệ so với USD và các đồng tiền khác của châu Á, còn có tác động xấu khác trong dài hạn, đó là vì xuất khẩu của Trung Quốc có xu hướng dần dần hướng tập trung vào các thị trường châu Á, châu Phi thay vì hướng tập trung xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Vì vậy việc làm giảm giá trị của đồng Nhân Dân Tệ dường như là rất cần thiết để cho Trung Quốc có thể thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đang suy giảm của mình và tránh cái bẫy mà Nhật Bản đã mắc phải. Tuy nhiên, áp lực chính trị từ Mỹ và châu Âu, biểu hiện qua các hành động như cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ và cạnh tranh thương mại không lành mạnh, cũng như những chỉ trích nhắm vào việc Trung Quốc đang muốn quốc tế hóa Nhân Dân Tệ để đòi hỏi nước này phải có những hành động đảm bảo lòng tin và uy tín của thế giới vào Nhân Dân Tệ, tránh những hành động theo hướng phá giá đồng tiền của mình, có thể khiến Trung Quốc không dám phá giá Nhân Dân Tệ.



Bằng chứng là, chỉ ngay sau sự kiện phá giá Nhân Dân Tệ 3% so với USD tại thị trường trong nước, hàng loạt các quan chức cao cấp của PBOC lẫn các lãnh đạo Trung Quốc đề đưa ra những nhận định và đảm bảo rằng sẽ không phá giá thêm Nhân Dân Tệ hay không có cơ sở nào để phải làm điều này. Và thực tế là trong những tháng gần đây, NHTW Trung Quốc PBOC đã thực hiện các biện pháp bảo vệ giá trị của đồng Nhân Dân Tệ thông qua việc bán ra dự trữ ngoại hối, đặc biệt trái phiếu kho bạc Mỹ để mua vào Nhân Dân Tệ, ghìm cho giá trị Nhân Dân Tệ không suy giảm thêm nữa. (Đọc thêm sự kiện: Kinh tế toàn cầu giảm tốc, trái phiếu kho bạc Mỹ bị “xả hàng”).



Đầu năm nay, các tờ báo phương Tây liên tục đưa ra “4 lập luận” để lý giải tại sao Trung Quốc không nên phá giá đồng tiền. 3 Lý do mà họ đưa ra đó là:

- Việc phá giá Nhân Dân Tệ có thể kích động một cuộc chiến tranh tiền tệ ở châu Á.


- Các công ty của Trung Quốc đang gánh một khoản nợ lớn thanh toán bằng đồng USD (3), đặc biệt các khoản nợ liên quan tới lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trong lớn nhất – đồng Nhân Dân Tệ giảm giá so với USD sẽ làm tăng gánh nặng nợ này.


- Giảm giá Nhân Dân Tệ có thể khiến Mỹ đưa ra các cáo buộc thao túng tiền tệ đối với Trung Quốc.


- Và phá giá Nhân Dân Tệ có thể đe dọa quá trình quốc tế hóa đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc mà đặc biệt ảnh hưởng tới tiến trình được IMF chọn đưa vào rổ tiền tệ dự trữ - cấu thành nên quyền rút vốn đặc biệt SDR vì lý do Trung Quốc can thiệp vào thị trường ngoại hối thay vì để thị trường tự do quyết định tỷ giá.




Chính những điều tương tự đã từng đưa kinh tế Nhật Bản chìm trong trì trệ gần 3 thập kỷ qua. Đối với Trung Quốc những lập luận trên mà đặc biệt là vấn đề thứ 2 rất đáng phải cân nhắc. Nhưng nên đặt câu hỏi rằng: cái giá phải trả như bài học từ người hàng xóm Nhật Bản có quá là đắt so với rủi ro từ vấn đề thứ 2 gây ra hay không? Và nếu một nền kinh tế rơi vào cảnh trì trệ thì việc quốc tế hóa đồng tiền của nền kinh tế đó có khả thi hay không? Trung Quốc cần tính toán thiệt hại vì chỉ họ mới biết bên trong mình đang có vấn đề gì để tránh lặp lại tấm gương nước Nhật.

http://dachieu24h.com/dong-usd-voi-yen-nhat-cai-bay-dang-cho-trung-quoc-phia-truoc
 

Binbi

Xe điện
Biển số
OF-303482
Ngày cấp bằng
1/1/14
Số km
3,723
Động cơ
346,654 Mã lực
Chiêu ném đá lùa gà của Mr. Fly. But đek lùa được em vì em méo có obama.
 

Naponeon

Xe tải
Biển số
OF-360214
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
334
Động cơ
264,732 Mã lực
Lại học tập chú em Venezuela là mang tiền thật ra làm giấy đi vệ sinh, tết năm nay mừng tuổi bằng tiền 500.000 hết, đi chùa thì dùng 1 va 2 tăm k
 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
Chiêu ném đá lùa gà của Mr. Fly. But đek lùa được em vì em méo có obama.

Cụ phải hiểu thực tế là Trâu Bò đánh nhau ruồi muỗi chết.
Ruồi Muỗi là Việt Nam chúng ta đó ạ.
Cuộc chơi của Mỹ hợp tác với Nhật - Nhật có lợi khi FED tăng lãi suất $ - TQ lo âu thiệt hại nhiều nhất.
Tiếc là VN chúng ta đang kinh tế khó khăn . Chúng ta cũng phải trả tiền $ nhiều hơn.
Có chính sách gì thì cũng vì ...
 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
Lại học tập chú em Venezuela là mang tiền thật ra làm giấy đi vệ sinh, tết năm nay mừng tuổi bằng tiền 500.000 hết, đi chùa thì dùng 1 va 2 tăm k
Dùng Tiền VNĐ mua Yên Nhật và đổi ra USD em nghĩ lấy xà thay cột ném bóng chuyền với các ông lớn giao dịch bằng VNĐ tự in ra ...cũng đỡ đấy ạ. :D
 

haiconchuot

Xe tải
Biển số
OF-26689
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
456
Động cơ
490,790 Mã lực
Thời gian gần đây, kết hối ngoại tệ đã được bàn luận khá nhiều. Có nguồn tin cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xin ý kiến Chính phủ vể chủ trương kết hối (tức doanh nghiệp có ngoại tệ phải bán ngay một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng). Vậy kết hối có phải là giải pháp cho thị trường ngoại tệ trong tình hình hiện nay?



Không phải chỉ đến thời điểm này, hiện tượng các ngân hàng niêm yết giá mua đô la Mỹ bằng giá bán và bằng giá trần mới xảy ra. Mặc dù NHNN đã nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam nhằm giúp tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng linh hoạt hơn, giúp mua đô la Mỹ dễ hơn, thế nhưng tình trạng khan hiếm đô la Mỹ thanh toán ở các ngân hàng vẫn xảy ra.

Có ý kiến cho rằng, tình trạng căng thẳng trong cung cầu không phải do thiếu đô la Mỹ mà do tình trạng găm giữ loại ngoại tệ này của tổ chức và cá nhân. Có cơ sở cho nhận xét này khi trên thị trường vay mượn, đô la Mỹ có lãi suất khá thấp và không khó để vay, trong khi trên thị trường mua bán, đô la Mỹ lại rất khan hiếm. Trong tình trạng đô la Mỹ bị găm giữ như hiện nay, việc kết hối có lẽ là cần thiết bởi các lý do sau:

Thứ nhất, việc kết hối sẽ chống lại tâm lý đầu cơ ngoại tệ.

Thứ hai, việc kết hối sẽ tránh được áp lực cho dự trữ ngoại hối quốc gia. Trước diễn biến hiện nay, NHNN có thể nâng tỷ giá lên đúng với tỷ giá mà các giao dịch phi chính thức đang thực hiện hoặc bán đô la Mỹ để cân bằng cung cầu. Tuy nhiên, việc nâng tỷ giá trong thời gian qua đã cho thấy cách làm này không giải quyết tình trạng bế tắc mà còn làm gia tăng tâm lý đầu cơ.

Còn nếu chấp nhận bán đô la Mỹ để cân bằng cung cầu thì dự trữ ngoại hối sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, việc sử dụng biện pháp kết hối trước rồi sau đó mới bán đô la Mỹ từ dự trữ ngoại hối nếu cần thiết có lẽ sẽ là giải pháp an toàn hơn cả.

Tuy vậy, hiện nay vẫn tồn tại những quan ngại đối với việc kết hối. Quan ngại đầu tiên là liệu việc kết hối có vi phạm những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Vấn đề kết hối cũng đã được một số nước thành viên của WTO đề cập đến trong quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập WTO. Việt Nam cũng đã khẳng định rõ chỉ tạm thời áp dụng biện pháp kết hối trong năm 1998 và đã giảm dần tỷ lệ kết hối. Tháng 12/2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh ngoại hối, trong đó xóa bỏ yêu cầu người cư trú hợp pháp phải bán các khoản thu nhập vãng lai bằng ngoại tệ cho ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng khẳng định rõ: Các biện pháp quản lý ngoại hối đặc biệt “chỉ áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ để duy trì ổn định tài chính và tiền tệ quốc gia theo Điều lệ IMF và tài liệu số 144 (52/51) ngày 14/8/1952 của IMF” (trích “Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO”).

Trong trường hợp hiện nay, việc kết hối không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm lành mạnh hóa thị trường ngoại tệ, loại bỏ tâm lý đầu cơ gây méo mó nền kinh tế. Vậy việc kết hối có nên làm?

Quan ngại thứ hai là về phía các doanh nghiệp có ngoại tệ bị kết hối. Có ý kiến băn khoăn: Đối với doanh nghiệp bị kết hối ngoại tệ, nếu sau này có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thì liệu có được đáp ứng? Theo ý kiến của người viết, lo ngại này là có lý. Vì thế một cam kết từ NHNN về việc sẽ bán lại ngoại tệ cho các doanh nghiệp này trong những trường hợp thiếu nguồn cung với mức độ ưu tiên như những doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cũng là một biện pháp nên cân nhắc.

Mặc dù vậy, kết hối không phải là giải pháp hoàn hảo. Kết hối chỉ là giải pháp nhất thời và phải đi kèm với những biện pháp khác cả trong ngắn và dài hạn để tạo niềm tin vào đồng nội tệ.

Trước hết, đây có lẽ là thời điểm cần có những khẳng định rõ ràng về chính sách lãi suất cơ bản. Hiện nay, trước việc lãi suất huy động đồng Việt Nam tăng lên, có những dự đoán rằng NHNN sẽ giảm lãi suất cơ bản để buộc giảm lãi suất huy động đồng Việt Nam. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cơ bản tại thời điểm này theo quan điểm của người viết là không hơp lý. Bên cạnh những lý do được nhắc đến nhiều (như giảm lãi suất sẽ khó huy động được vốn, lãi suất vay vốn không phải là vấn đề doanh nghiệp lo ngại tại thời điểm này mà vấn đề là đầu ra cho sản phẩm…) thì việc giảm lãi suất đồng Việt Nam sẽ khiến cho đồng Việt Nam trở nên kém hấp dẫn, áp lực tăng lên của tỷ giá sẽ trở nên lớn hơn.

Kế đến, có nên xem xét việc không áp dụng cho vay ưu đãi hỗ trợ lãi suất với các doanh nghiệp có số dư tiền gửi ngoại tệ lớn không? Một trong những nguyên nhân để doanh nghiệp có cơ hội găm giữ ngoại tệ là họ có thể dễ dàng vay đồng Việt Nam với lãi suất thấp mà không cần phải bán ngoại tệ để có vốn kinh doanh. Vì thế, việc áp dụng chính sách trên có thể sẽ góp phần giảm bớt tình trạng đầu cơ ngoại tệ.
 

haiconchuot

Xe tải
Biển số
OF-26689
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
456
Động cơ
490,790 Mã lực
Nếu kết hối ngoại tệ như một đại diện ngân hàng khuyến nghị gần đây thì sao, thưa ông?

Chưa được. Kết hối ngoại tệ là biện pháp sử dụng trong lúc cùng cực. Bây giờ thì chưa được. Vì đã dùng kết hối là mệnh lệnh, cách điều hành hành chính, bắt các anh phải bán từ này, chỉ được dùng bằng này… Cái đó chỉ có khi lạm phát đến mức sụp đổ mới phải làm, chứ hiện nay, nếu đưa ra là "chết" ngay, sẽ làm cho thụt lùi lại.

Kết hối là biện pháp cuối cùng, bất lực rồi mới làm. Tất nhiên được hiệu quả một chút trước mặt nhưng có thể gây hậu quả, đặc biệt là lòng tin của nhà đầu tư.
 

haiconchuot

Xe tải
Biển số
OF-26689
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
456
Động cơ
490,790 Mã lực
heo quy định của Thông tư 13/2011/TT-NHNN, từ ngày 1/7/2011, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, bao gồm cả các doanh nghiệp thành viên là doanh nghiệp nhà nước và không phải là tổ chức tín dụng, phải thực hiện bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
Theo quy định của Thông tư 13/2011/TT-NHNN, từ ngày 1/7/2011, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, bao gồm cả các doanh nghiệp thành viên là doanh nghiệp nhà nước và không phải là tổ chức tín dụng, phải thực hiện bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại. CôngThương - Trong thời gian từ 1 đến 7/7/2011, các doanh nghiệp phải báo cáo tổng hợp nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của mình trong tháng 7/2011 để cân đối giữ lại ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để phục vụ nhu cầu sử dụng, số còn lại thì phải bán lại cho ngân hàng. Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia cho rằng, việc kết hối ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng sẽ mang lại nguồn cung ngoại tệ đáng kể. Diễn biến của thị trường khi bắt đầu việc kết hối đã cho thấy hiệu ứng tích cực khi tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại có chiều hướng đi xuống. Nếu như tỷ giá liên ngân hàng ngày 1/7 vẫn giữ nguyên ở mức 20.618 đồng/USD thì tại Vietcombank ngay tỷ giá được giao dịch 20.540- 20.610 đồng/USD (mua vào- bán ra), giảm 10 đồng/USD so với ngày 30/6. Việc kết hối không chỉ giúp thị trường ngoại tệ ổn định, tăng nguồn cung mà còn giúp đẩy lùi việc giao dịch USD trên thị trường tự do. Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, huy động vốn bằng ngoại tệ tháng 6 đã giảm 3,62% so với tháng trước, người dân và doanh nghiệp bán USD cho ngân hàng ngày một nhiều do lãi suất tiền gửi ngoại tệ không hấp dẫn. Tín dụng ngoại tệ tháng 6 vì thế cũng tăng trưởng cao hơn với mức tăng 2,43% so với tháng trước và tăng tới 23,47% so với cuối năm 2010.
 

haiconchuot

Xe tải
Biển số
OF-26689
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
456
Động cơ
490,790 Mã lực
Em vừa gúc thì thấy Kết hối đã được thực hiện năm 1998 và gần đây các anh ấy cũng có phương án này trong đầu rồi!
 

Four_wheels

Xe hơi
Biển số
OF-377196
Ngày cấp bằng
11/8/15
Số km
154
Động cơ
246,920 Mã lực
Tuổi
45
Hạ về 0% rồi thì tiếp theo sẽ là gì nhỉ??? => Gom $$$$$ thoai
 

meunin2013

Xe buýt
Biển số
OF-343575
Ngày cấp bằng
20/11/14
Số km
808
Động cơ
279,890 Mã lực
Rồi thì sao ạ.
Nhà Nước đã giảm lãi suất xuống kịch trần % rồi mà .
Phải bán thôi làm thế nào các Cụ.

Ngày mai em quyết định đi bán $ đấy, vì NHNN giảm giá % rồi.
Em có vài trăm $ thôi.
Em cũng quyết leo dây điện cao thế với FED một lần thử xem.

Em sẽ mua đồng Yên Nhật, giữ hình ảnh sư phụ Yukichi fukuzawa để ngắm chơi .
Đồng Yên Nhật hiện rất rẻ mà.

Em dốt kinh tế nên leo dây điện làm liều.
Các CỤ - Mợ đừng mắng em.

Đồng Yên Nhật thú vị ra phết , mỗi tờ hình ảnh khác nhau ...giá lại rẻ.
100$ được rất nhiều tiền Yên Nhật sướng hơn :D
Yên Nhật đợt này cũng tăng hơn rồi đấy cụ, sau một thời gian rớt giá thê thảm giờ cũng tăng hơn một chút
 

traderdoclap

Xe điện
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
2,277
Động cơ
261,210 Mã lực
Việt Nam nợ nước ngoài tính theo tỷ giá tiền $ hay tiền gì ạ ?
FED tăng lãi suất nợ thì trả bằng $ hay bằng VNĐ ?

Mỗi các bạn Nhật Bản là vui thôi.
Đợt trước đồng Yên của các bạn ấy phá giá .
Em đang nghĩ đến việc các bạn Nhật hợp tác với các bạn Mỹ trong một chiến dịch Fed nào đó để cùng tăng.
Thích cái thuyết âm mưu của mợ.
Ngoài ra theo 1 thuyết khác thì Người Nhật với tụi đứng đằng sau FED có chung 1 nguồn gốc. Nên chắc chơi với nhau yên tâm hơn chơi với phần còn lại của thế giới.
 
Biển số
OF-116921
Ngày cấp bằng
15/10/11
Số km
237
Động cơ
387,045 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
FED tăng lãi suất dẫn đến các QG sống bằng cách chuyên đi vay vỡ mặt. Áp lực thanh toán ngoại tệ cuối năm đã làm các NH phải nâng hết trần để gom đô và cái chính sách lãi suất 0% này xuất hiện là chuyện tất yếu. Mục đích của quyết định này là gì ? Là gom đô của dân và doanh nghiệp chứ là gì. Ai đã gửi đô vào NH khi rút ra thì sẽ được chuyển sang VND theo tỉ giá tại thời điểm rút. Chấm hết.
Cụ phán chuẩn quá ạ, NHNN đã ban hành rồi. Em copy link bên báo tuổi trẻ mà không được ạ
 
Biển số
OF-116921
Ngày cấp bằng
15/10/11
Số km
237
Động cơ
387,045 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giờ không những LS 0% mà còn gửi USD mất phí nữa.
Nên kiểu gì các cụ cũng phải nôn USD hết, không thì mang về đút gầm giường.
Cụ nôn hay chôn gầm giường thế ah?em vừa đổi 1 mớ sang gôn, giờ chờ qua t1 tính tiếp ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top