- Biển số
- OF-1244
- Ngày cấp bằng
- 11/8/06
- Số km
- 1,026
- Động cơ
- 584,980 Mã lực
- Nơi ở
- Hà nội Việt nam
- Website
- www.facebook.com
Em cũng đã đăng ở diễn đàn khác, xin đăng ở đây hy vọng sẽ giúp ích ít nhiều cho các bác mới bắt đầu "nhảy xuống hố vôi"
Tại sao lại là "nhìn theo con mắt của máy ảnh" bởi một điều rất đơn giản là máy ảnh nhìn mọi vật theo cách của chúng, khác với chúng ta:
Máy ảnh có thể nhìn thấy vật chuyển động rất nhanh, nhưng chúng ta thì không thể;
Máy ảnh có thể nhìn với những góc lớn, trong khi mắt ta chỉ nhìn đến góc khoảng 46độ (đây là góc cho ống kính tiêu chuẩn);
Máy ảnh chỉ có 1 ISO nhưng trên mắt chúng ta có thể có nhiều ISO tại cùng một thời điểm;
Máy ảnh chỉ nhìn được mọi thứ ở không gian 2 chiều, còn mắt lại nhìn đời ở không gian 3 chiều...
Chủ để này tôi xin phép được trình bày những vấn đề cơ bản về nhiếp ảnh từ cầm máy, bấm chụp, cho đến khẩu độ,tốc độ, ISO,đo sáng,Dof... cho những thành viên mới bắt đầu. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người khi cầm máy. Do kiến thức có hạn nên cũng rất cần các thành viên khác cùng tham gia để chủ đề thực sự hữu ích cho tất cả mọi người.
1.Sơ bộ về lịch sử nhiếp ảnh:
Từ rất xa xưa(có tài liệu ghi trước công nguyên khoảng 3 thế kỷ) con người đã phát hiện ra nguyên lý thu hình: Một lỗ thủng bé ở tường nhà cho ánh sáng bên ngoài lọ vào trong phòng tối đã đem theo hình ảnh đối diện nó.
Nguyên lý này đã được Leona De Vinci (Nhà bác học nổi tiếng nhiều lĩnh vực, mà hiện nay quyển sách viết về ông Mật mã De vinci đang bán chạy) nhắc đến năm 1519 khi nói về cách quan sát bầu trời những khi có nhật thực.
Cùng thế kỷ 16 nhà vật lý Morolico đã rút nhỏ không gian buồng tối trên thành hộp tối. Chiếc hộp tối này được làm bằng một cái hộp kín, một mặt ngắn tạo lỗ thủng nhỏ cho ánh sáng đi vào. Mặt đối diện là tâm kính mờ để quan sát.
Vào năm 1568 ông Danielo Barbaro đã sáng chế ra một hộp tối có một thấu kính và một lỗ có thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của ảnh. Trước đó mọi người còn biết đến hộp Porta được các hoạ sĩ dùng để vẽ ảnh phóng tranh...
Cái hộp kiểu này vẫn còn chụp ảnh ngon . Các bạn có thể nhìn thấy khi xem triển lãm ảnh “Hà Nội nhìn qua một cái hộp” ngày 12-1-2005 tại sảnh triển lãm của Trung tâm văn hóa Pháp L’ Espace (24, Tràng Tiền, Hà Nội). Do hai nhà nhiếp ảnh Francois Perri và Philippe Masson hướng dẫn các em trẻ mồ côi làm quen với kỹ thuật chụp ảnh bằng hộp tối sténopé.
Đó là một công cụ nhiếp ảnh đơn giản, làm từ vỏ đồ hộp, không có bất kỳ chi tiết cơ khí nào, không có thấu kính. Nó giúp các em quan sát, sáng tạo hình ảnh, học cách làm thời gian ngừng lại, giúp các em hiểu rõ hơn về thời gian và ánh sáng.
Một hiện tượng ngẫu nhiên như quả táo của Niwton đã đến với nhiếp ảnh đó là vào năm 1727,một nhà khoa học người Đức tên là Schulet khi phơi tờ giấy có tráng muối bạc AgNO3, chẳng may cái lá cây rơi xuống. Một lúc sau thì in rõ hình chiếc lá... Sau đó các nhà Khoa học đã khẳng định nguyễn lý nhiễm hình.
Và năm 1824 khi Nicéphore Niépce nhaf khoa học người Pháp - người đặc biết chú ý đến các chất nhiễm hình, cộng tác với Daguerre, dùng hộp tối Porta để chụp ảnh. Sự kiện này được coi như đánh dấu sự khai sinh của Nhiếp ảnh, năm đó bức ảnh đầu tiên của Nghệ thuât nhiếp ảnh với thời gian chụp mất 8 tiếng đồng hồ về "nóc phố" được ra đời.
Khoảng năm 1833 khi Nicéphore Niépce mất. Daguerre đã sáng tạo ra máy chụp lấy tên là Daguerreobtypes, đây được coi như là chiếc máy ảnh hoàn chỉnh đầu tiên.
Tại sao lại là "nhìn theo con mắt của máy ảnh" bởi một điều rất đơn giản là máy ảnh nhìn mọi vật theo cách của chúng, khác với chúng ta:
Máy ảnh có thể nhìn thấy vật chuyển động rất nhanh, nhưng chúng ta thì không thể;
Máy ảnh có thể nhìn với những góc lớn, trong khi mắt ta chỉ nhìn đến góc khoảng 46độ (đây là góc cho ống kính tiêu chuẩn);
Máy ảnh chỉ có 1 ISO nhưng trên mắt chúng ta có thể có nhiều ISO tại cùng một thời điểm;
Máy ảnh chỉ nhìn được mọi thứ ở không gian 2 chiều, còn mắt lại nhìn đời ở không gian 3 chiều...
Chủ để này tôi xin phép được trình bày những vấn đề cơ bản về nhiếp ảnh từ cầm máy, bấm chụp, cho đến khẩu độ,tốc độ, ISO,đo sáng,Dof... cho những thành viên mới bắt đầu. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người khi cầm máy. Do kiến thức có hạn nên cũng rất cần các thành viên khác cùng tham gia để chủ đề thực sự hữu ích cho tất cả mọi người.
1.Sơ bộ về lịch sử nhiếp ảnh:
Từ rất xa xưa(có tài liệu ghi trước công nguyên khoảng 3 thế kỷ) con người đã phát hiện ra nguyên lý thu hình: Một lỗ thủng bé ở tường nhà cho ánh sáng bên ngoài lọ vào trong phòng tối đã đem theo hình ảnh đối diện nó.
Nguyên lý này đã được Leona De Vinci (Nhà bác học nổi tiếng nhiều lĩnh vực, mà hiện nay quyển sách viết về ông Mật mã De vinci đang bán chạy) nhắc đến năm 1519 khi nói về cách quan sát bầu trời những khi có nhật thực.
Cùng thế kỷ 16 nhà vật lý Morolico đã rút nhỏ không gian buồng tối trên thành hộp tối. Chiếc hộp tối này được làm bằng một cái hộp kín, một mặt ngắn tạo lỗ thủng nhỏ cho ánh sáng đi vào. Mặt đối diện là tâm kính mờ để quan sát.
Vào năm 1568 ông Danielo Barbaro đã sáng chế ra một hộp tối có một thấu kính và một lỗ có thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của ảnh. Trước đó mọi người còn biết đến hộp Porta được các hoạ sĩ dùng để vẽ ảnh phóng tranh...
Cái hộp kiểu này vẫn còn chụp ảnh ngon . Các bạn có thể nhìn thấy khi xem triển lãm ảnh “Hà Nội nhìn qua một cái hộp” ngày 12-1-2005 tại sảnh triển lãm của Trung tâm văn hóa Pháp L’ Espace (24, Tràng Tiền, Hà Nội). Do hai nhà nhiếp ảnh Francois Perri và Philippe Masson hướng dẫn các em trẻ mồ côi làm quen với kỹ thuật chụp ảnh bằng hộp tối sténopé.
Đó là một công cụ nhiếp ảnh đơn giản, làm từ vỏ đồ hộp, không có bất kỳ chi tiết cơ khí nào, không có thấu kính. Nó giúp các em quan sát, sáng tạo hình ảnh, học cách làm thời gian ngừng lại, giúp các em hiểu rõ hơn về thời gian và ánh sáng.
Một hiện tượng ngẫu nhiên như quả táo của Niwton đã đến với nhiếp ảnh đó là vào năm 1727,một nhà khoa học người Đức tên là Schulet khi phơi tờ giấy có tráng muối bạc AgNO3, chẳng may cái lá cây rơi xuống. Một lúc sau thì in rõ hình chiếc lá... Sau đó các nhà Khoa học đã khẳng định nguyễn lý nhiễm hình.
Và năm 1824 khi Nicéphore Niépce nhaf khoa học người Pháp - người đặc biết chú ý đến các chất nhiễm hình, cộng tác với Daguerre, dùng hộp tối Porta để chụp ảnh. Sự kiện này được coi như đánh dấu sự khai sinh của Nhiếp ảnh, năm đó bức ảnh đầu tiên của Nghệ thuât nhiếp ảnh với thời gian chụp mất 8 tiếng đồng hồ về "nóc phố" được ra đời.
Khoảng năm 1833 khi Nicéphore Niépce mất. Daguerre đã sáng tạo ra máy chụp lấy tên là Daguerreobtypes, đây được coi như là chiếc máy ảnh hoàn chỉnh đầu tiên.
Chỉnh sửa cuối: