Chưa có 1 nước nào trên 100 triệu dân thoát được bẫy thu nhập trung bình cả cụ ợ.
KLQ....Nhưng khối các nước mới nổi BRICS gồm : Brazil, Nga, TQ, Nam Phi....chưa có nước nào là nước thu nhập cao....

Năm 2024, nếu xét nhóm BRICS mở rộng thêm Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) ...thì có mỗi ông UAE là nước thu nhập cao. Hic.
Khối này không thể so kè tầm ảnh hưởng với G7 được các cụ nhề.
Hèn gì mà VN chả mặn mà tham gia khối này, dù được mời chào gia nhập.
Nga đã vào nhóm thu nhập cao từ năm 2024 rồi. Báo chí tiếng Việt cũng đã đăng. Trước đó thì họ cũng là nhóm thu nhập trung bình cao. Tôi thì không thích cách tính thu nhập cao này của các tổ chức quốc tế này lắm.
rachfan Tôi nghĩ không nên đưa ra những công thức có tính tổng quát quá trong những lĩnh vực xã hội như thế này
danleduc Quyền lực và tầm ảnh hưởng không đơn giản chỉ là do mấy cái thu nhập cao này quyết định, thực tế ảnh hưởng của mấy chỉ số này không lớn lắm đâu
In 2023, Russia’s Gross National Income per capita reached 14250 USD, and, consequently, Russia was classified as a high-income country for the first time since 2015. Real GDP per capita growth accounted for 3.6, while GNI per capita grew by 11.2% in 2023, clearly demonstrating successful...
www.worldbank.org
Ngân hàng Thế giới (WB) công nhận Nga là quốc gia có thu nhập cao, theo tài liệu do WB công bố.
tienphong.vn
Ngân hàng thế giới (World Bank) vừa công bố bảng xếp hạng thu nhập quốc gia (GNI) thường niên của các nước trên thế giới, cho thấy Nga đã thăng hạng từ mức “trung bình cao” lên mức “cao” nhờ sức mạnh tăng trưởng kinh tế.
vietnamnet.vn
HN có mấy nhà máy đốt rác phát điện, quảng cáo là công nghệ tiên tiến nhất thế giới, cũng đều là của TQ, thế mới thấy TQ họ giỏi ntn. Ko có TQ thì mấy nhà máy kiểu này, nhập công nghệ của bọn EU chắc đắt gấp mấy lần.
Hiện nay, HN gần như 100% rác thải sinh hoạt đc thu gom, xử lý bằng công nghệ đốt phát điện rồi. Cđt còn mạnh dạn đề nghị cho móc rác đã chôn lấp lên để đốt kìa.
Hà Nội, Cần Thơ và TPHCM có 4 nhà máy phát điện từ rác. Trong đó nổi bật nhất là Nhà máy điện rác Sóc Sơn ở Hà Nội, có công suất xử lý 5000 tấn rác/ngày, Công suất phát điện 90 MW. Đây là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam và được xem là lớn thứ hai thế giới, chỉ sau nhà máy điện rác Thâm Quyến, Trung Quốc. Nghe nói nhà máy xử lý khoảng 70% lượng rác thải sinh hoạt của Hà Nội
Công nghệ của nó là lò đốt ghi cơ học (ghi di động) kiểu Waterleau của Bỉ. Thi công thì đúng là của công ty TQ, nhưng 2 lò ở TPHCM thì công nghệ của Nhật, và thi công là công ty Việt nam.
Điều quan trọng là phải có khả năng sản xuất ở mức độc lập nội địa cao loại lò này không (còn tác giả của nó là ai, tức là công nghệ lò của ai không mấy quan trọng). Trung quốc họ làm được điều này, họ hiện đã đạt được khả năng sản xuất độc lập cao đối với công nghệ lò đốt rác ghi cơ học (moving grate furnace), vốn trước đây do các công ty châu Âu như Waterleau (Bỉ) và MARTIN GmbH (Đức) phát triển.
Thậm chí tập đoàn tập đoàn môi trường hàng đầu Trung Quốc China Everbright Environment Group (Everbright International) còn tự mình phát triển thành công công nghệ lò ghi cơ học thủy lực nhiều cấp, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cũng chính đơn vị này thi công cái lò ở nhà máy rác Sóc Sơn. Tuy thế ở Sóc Sơn thì họ tích hợp lò của Bỉ vào, còn nhà máy rác ở Cần Thơ thì
họ dùng chính lò ghi cơ học nhiều cấp (multi-stage moving grate furnace) do chính họ phát triển và sản xuất, không mua bản quyển các loại lò của Bỉ (Waterleau) hay Đức (Martin GmbH) để sản xuất
Khi nào mà chúng ta có khả năng tự mình sản xuất các sản phẩm với mức độ tự chủ nội địa hóa cao và hiệu quả kinh tế cao (dù công nghệ có thể không phải do mình phát triển) thì mới được coi là có năng lực sản xuất mạnh