Đây là một sáng kiến hay bác ạ!
1/ làm đẹp cảnh quan đô thị, đồng thời hòa nhập và "tan chảy" trong văn hóa nước ngoài (Hàn Quốc)!
2/ sau đó sẽ "
Tạo công ăn việc làm cho công nhân môi trường đô thị"!
Lá càng rụng thì các chi phí phát sinh kèm theo, càng gia tăng, vô hình trung khiến cho công ty môi trường càng thêm việc làm và ngân sách dùng cho những việc khác phải bị cắt bớt.
Khi lá rụng nếu không kịp khai thông cống rãnh thì xưa nay "Hà Nội vốn đã thành sông khi có mưa" nay sẽ thành biển!
Đây là một sáng kiến
"Hải Dương hóa" cả một thủ đô xem ra không thể nào không có sáng kiến nào hay hơn!
Bộ tài môi, Cục Sở hữu trí tuệ và phát minh sao không cấp bằng khen cho cái sáng kiến này nhỉ?!
3/ Xem ra nếu làm lãnh đạo, mà không có tâm có tầm, mà lại có tư duy thấp, hoặc người ta quen dùng từ là não ngắn, không biết (không có thể) "
Nhìn xa trông rộng" thì chỉ làm nghèo cho đất nước!
Trong hồi ký “Từ Thế giới thứ ba đến Thế giới thứ nhất”, ông Lý Quang Diệu chia sẻ: Sau khi độc lập, tôi quyết định phải cải thiện môi trường và cảnh quan Singapore.
nongnghiep.vn
5 loài cây góp phần tạo nên "quốc đảo xanh" Singapore
1/ Muồng tím:
Muồng tím còn có tên gọi khác là cây Saman, thuộc họ Fabaceae. Ghé thăm Singapore, các bác có thể dễ dàng nhìn thấy những cây muồng tím được trồng kín 2 bên đường.
Muồng tím sinh trưởng rất nhanh và có khả năng thích nghi hầu như với mọi điều kiện khí hậu thời tiết: từ vùng biển cực kỳ khắc nghiệt cho đến vùng trung du, đồi núi. Ngoài ra, muồng tím còn có đường kính thân lớn, tán đẹp và rộng, cây ít bị tróc đổ khi có gió bão. Cây có hoa nhỏ màu hồng hoặc tím nhạt, khi nở bung ra rất đẹp và thơm, phù hợp với môi trường đô thị. Chính vì những lý do này mà nên nó được Ủy ban Công viên Quốc gia Singapore (NPB) lựa chọn sử dụng làm một trong những cây xanh phổ biến nhất "quốc đảo xanh".
Hiện nay, trong Thảo Cầm Viên Singapore có một cây muồng tím cực lớn, với đường kính lên tới 5 m và chiều cao 32 m. Đây được coi là Cây Di sản của Singapore.
2/ cây Angsana:
Cũng thuộc họ Fabaceae, khi trưởng thành,
cây Angsana có thể cao tới 40 m với những vòm cây cực lớn. Cây Angsana có hoa màu vàng với mùi thơm thoang thoảng. Hoa của cây Angsana rất đặc biệt, nó chỉ nở trong 1 ngày và sẽ rụng xuống vào sáng sớm hôm sau, tạo nên những thảm màu vàng rực rỡ trên mặt đất.
Cây Angsana được lựa chọn để "phủ xanh" Singapore bởi chúng cho bóng râm, phát triển nhanh, sẵn có và dễ trồng. Đặc biệt, loài cây này còn có bộ rễ vững chắc có khả năng chống chọi mưa bão lớn.
Đến với Singapore, du khách sẽ được nhìn ngắm một cây Angsana cổ thụ 60 năm tuổi nằm trên đường Thượng Serangoon. Với đường kính thân lên tới 7,7 m, đây là một trong những cây đường phố lớn nhất ở Singapore hiện nay.
3/ Cây Lim sét (Xẹt) (có tên tiếng Anh là Yellow Flame, thuộc họ Fabaceae) cũng là một trong những loài cây được trồng phổ biến ở Singapore. Khi trưởng thành, cây Lim sét có độ cao lên tới 20 m. Với đặc tính chịu được khô hạn và tán cây rộng tạo được nhiều bóng mát, Lim sét là 1 lựa chọn lý tưởng để thích nghi với điều kiện đô thị nắng nóng như ở Singapore.
Khi nở hoa, cả tán lá khổng lồ của Lim sét trở nên vàng rực với những bông hoa có kích thước khoảng 3 cm. Cảnh tượng rực rỡ, lãng mạn của những hàng cây Lim sét bên đường sẽ khiến bất cứ ai cũng phải ngước nhìn.
4/ Cây xà cừ:
Có tên tiếng Anh là Khaya senegalensis, thuộc họ Xoan là loài cây thẳng, mạnh mẽ và có tốc độ phát triển nhanh. Khi trưởng thành, nó có thể cao tới 30m và có đường kính thân từ 1 đến 2 m.
Cây Xà cừ thường xanh, tán lá rậm, cành nhiều, cành non cong xuống, lá kép lông chim, hoa nhỏ màu trắng có 4 cánh dính nhau. Mùa hoa nở rộ là vào tầm tháng 4, tháng 5.
Xà cừ có thể được trồng rộng rãi để làm cây xanh đường phố, cảnh quan công viên. Trong tự nhiên, không gian phát triển bộ rễ của cây rất lớn đủ đáp ứng điều kiện bám giữ chống chịu gió bão.
5/ Cây Lọng ô
Có tên tiếng Anh là Tembusu, thuộc họ Gentianaceae là một trong những loài cây đặc biệt nhất của Singapore. Lọng ô có thể phát triển tốt ở những khu vực khắc nghiệt và khô cằn nhất. Khi trưởng thành, Lọng ô có thể cao tới 40 m.
Cây Lọng ô thường ra hoa vào tháng 5-6 và 10-11. Hoa của nó có màu trắng kem thường nở vào lúc hoàng hôn và tạo ra mùi thơm nồng, đặc biệt là vào ban đêm.
Trong Thảo Cầm Viên Singapore có một cây Lọng ô cổ thụ có "tuổi đời" lên tới 150 tuổi. Nó được xếp vào diện Cây Di sản. Hình ảnh của cây Lọng ô cổ thụ này thậm chí còn xuất hiện trên tờ tiền 5 SGD.
Có thể nói, màu xanh rộng lớn của "thành phố trong khu vườn" Singapore thể hiện tầm nhìn minh triết của vị thủ tướng lập quốc Lý Quang Diệu và được các thế hệ lãnh đạo và người dân đồng lòng tiếp nối. Tầm nhìn đó là ông muốn đưa Singapore thoát khỏi "thế giới thứ ba", nhập vào đẳng cấp của "thế giới thứ nhất" bằng cách trồng cây phủ xanh đất nước. Ông Lý Quang Diệu tin rằng một Singapore sạch sẽ và trong xanh sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh của đất nước. Một thành phố xanh với khâu quản lý, quy hoạch hiệu quả sẽ gửi tín hiệu tích cực đến các nhà đầu tư. "Phủ xanh thành phố là kế hoạch hiệu quả nhất mà tôi từng phát động", ông tự hào kể trong cuốn hồi ký "Từ Thế giới thứ Ba đến Thế giới thứ Nhất". Thay vì tư duy xây dựng đến đâu đụng cây xanh thì cho đốn bỏ, ở Singapore chính quyền sẵn sàng giải tỏa cả một khu phố sầm uất để trồng cây chỉ vì khu vực đó không có cây xanh. Quỹ đất cho cây trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các công trình xây dựng.
"Ngày Trồng cây quốc gia" vào chủ nhật đầu tiên của tháng 11 hàng năm là ngày hội thực sự của người dân, chính quyền và cả những người nước ngoài đang sinh sống làm việc tại Singapore, và ông Lý Quang Diệu - "vườn trưởng" như cách gọi thân mật của người dân - chưa từng vắng mặt một ngày trồng cây nào cho đến khi qua đời. Chính ông là nguồn cảm hứng trồng cây xanh cho người dân Singapore, khiến họ cảm thấy tự hào nhưng cũng đầy trách nhiệm khi được sống trong một không gian xanh rộng lớn.
Nếu nói rằng khi đem cây mưa và nhiều loài cây khác nữa từ năm châu về trồng phổ biến ở Singapore thể hiện nguồn cảm hứng "làm vườn cho phố" thì dự án siêu cây năng lượng ở "Những khu vườn bên Vịnh" (Gardens by the Bay) chính là nguồn cảm hứng sáng tạo của một đô thị hiện đại. 50 năm từ ngày lập quốc, "đẳng cấp Singapore" đã nhảy một bước dài! Giờ đây trồng cây không chỉ là tạo cảnh quan, mảng xanh mà còn là thu năng lượng, điều hòa nhiệt độ, phát điện, cấp nước,... và tất nhiên, thu "trứng vàng du lịch"!
Rõ ràng, những "siêu cây" bê tông sắt thép bên bờ vịnh Marina mỗi ngày vẫn "sừng sững" sức sáng tạo của con người, “cho thấy những gì chúng ta có thể làm để mang thế giới các loài thực vật đến với tất cả người dân Singapore”, là nơi giới thiệu các thực hành bền vững. Và như thế, các dự án xanh ở đất nước này vẫn chưa bao giờ dừng lại.