- Biển số
- OF-37853
- Ngày cấp bằng
- 10/6/09
- Số km
- 279
- Động cơ
- 556,835 Mã lực
Hôm qua em đọc bài này trên báo Dân trí, nhưng buổi chiều bị gỡ mất rồi, may mà copy lại được.
Nhiều xe không sang tên đổi chủ, lỗi đâu phải chỉ tại dân!
(Dân trí) - Mấy ngày qua chúng ta đã chứng kiến sự lúng túng trong việc xử lý người dân đi xe "không sang tên đổi chủ". Rõ ràng có sự không nhất quán khi lỗi đều bị quy cho người sử dụng xe, mà không thấy nói tới lỗi từ chính nơi tạo ra tình trạng đó.
>> Chưa phạt xe lưu thông không sang tên đổi chủ
Tỉ lệ xe không (thể) sang tên đổi chủ, theo ước tính của người dân là rất lớn
Kính gửi báo Dân trí! Thử hỏi có ai muốn đi xe của mình nhưng không mang tên mình chăng? Chăc chắn không ai muốn vậy. Nhưng lý giải cho tình trạng xe không sang tên đổi chủ mà dân cứ hiểu nôm na là “xe không chính chủ”, ai cũng có thể thấy rõ cách trả lời của các cơ quan có thẩm quyền với dân cũng rất lúng túng. Khi thì nói cần mang theo sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân. Khi thì nói cứ chứng minh được là mình mượn xe thì không bị phạt. Cách giải thích mông lung như vậy càng khiến người dân phản ứng mạnh mẽ hơn, tới lúc đó dường như lại có cách nói theo kiểu khác???
Dù sao tôi vẫn thấy không có sự nhất quán ở đây vì hầu như lỗi đều bị quy là do người sử dụng phương tiện giao thông, trong khi tôi chưa thấy ai nói về lỗi tại chính cơ quan nhà nước đã tạo ra tình trạng xe buộc phải "không chính chủ".
Mọi người còn nhớ vào năm 2003-2005 Hà Nội hạn chế đăng ký xe máy tại 4 quận nội thành. Việc này đã gây biết bao rắc rối, thậm chí có người quy kết quyết định không cho đăng ký xe máy ở 4 quận nội thành là văn bản vi hiến, trái với Bộ luật dân sự. Tôi cũng nghĩ rằng đúng là như vậy. Sau đó quyết định sai trái này bị hủy, người dân được đăng ký xe máy bình thường.
Tuy nhiên trong 2-3 năm trước đó, người dân 4 quận nội thành Hà Nội vẫn phải mua xe, vẫn phải dùng xe như một nhu cầu tất yếu. Người dân phải "lách luật" (mà luật rõ ràng sai) bằng cách nhờ người khác đứng tên đăng ký. Nhờ ai được? Thật là "nhiệm vụ bất khả thi". Các cửa hàng kinh doanh xe máy đã giúp người mua xe làm việc đó - giúp tìm người đứng tên giùm. Người mua xe không phải làm gì cả ngoài việc trả thêm tiền, sẽ có bộ hồ sơ giống nhau: Giấy đăng ký mang tên một người nào đó lạ hoắc ở ngoại thành Hà Nội (bà Nguyễn Thị A, ông Nguyễn Văn B). Cùng với giấy đăng ký còn có bản hợp đồng mua bán, có xác nhận của UBND xã nơi bà A, ông B cư trú. Và người mua xe cứ cầm bộ hồ sơ ấy mà lưu thông.
Việc đăng ký "chui", "vạn bất đắc dĩ" ấy đã xảy ra rất nhiều, chả lẽ cơ quan công an không biết? Tôi cam đoan rằng đã có hàng trăm nghìn bộ hồ sơ như vậy hiện trong tay hàng trăm nghìn người dân 4 quận nội thành Hà Nội. Hai năm ấy, dù có mua xe cũng không thể đăng ký chuyển chủ (mà pháp luật quy định 30 ngày), mà tới nay cũng vẫn chưa thấy cơ quan chức năng Nhà nước đưa ra hướng giải quyết, khắc phục "sự cố phạm luật" ngoài ý muốn đó thế nào.
Trong một nhà nước pháp quyền, vấn đề bồi thường trách nhiệm từ phía nhà nước phải được đặt ra. Nhà nước đã sai, mọi lỗi lại vẫn đổ cho dân. Dân đã phải bỏ ra 3-4 triệu đồng để mua suất đăng ký xe máy, tôi cam đoan là hàng trăm ngàn người đã phải bỏ số tiền như vậy vào thời điểm Hà Nội cấm đăng ký xe máy tại 4 quận nội thành. Nhà nước không cho đăng ký tên chính chủ vì cái mà chúng tôi gọi là "tội" sống ở nội thành Hà Nội, sao giờ lại phạt dân về lỗi không sang tên trước bạ khi mua xe??? Xin thưa, tôi mua xe cho tôi, tôi muốn đăng ký tên tôi mà nhà nước không cho, giờ lại phạt tôi "lỗi không sang tên". Thật là lạ lùng!!!
Mong rằng Hà Nội sẽ nghiên cứu vấn đề này để dân không bị thiệt do chính quyết định sai lầm đã bị hủy của UBND Thành phố Hà Nội. Trường hợp này nên xin lỗi dân và tạo mọi điều kiện cho dân chuyển đổi sang tên mà không thu bất cứ lệ phí nào mới đúng. Rất mong UBND Thành phố Hà Nội quan tâm giải quyết bức xúc này cho dân theo cách đúng đắn nhất.
Hải Hà
Nhiều xe không sang tên đổi chủ, lỗi đâu phải chỉ tại dân!
(Dân trí) - Mấy ngày qua chúng ta đã chứng kiến sự lúng túng trong việc xử lý người dân đi xe "không sang tên đổi chủ". Rõ ràng có sự không nhất quán khi lỗi đều bị quy cho người sử dụng xe, mà không thấy nói tới lỗi từ chính nơi tạo ra tình trạng đó.
>> Chưa phạt xe lưu thông không sang tên đổi chủ
Tỉ lệ xe không (thể) sang tên đổi chủ, theo ước tính của người dân là rất lớn
Kính gửi báo Dân trí! Thử hỏi có ai muốn đi xe của mình nhưng không mang tên mình chăng? Chăc chắn không ai muốn vậy. Nhưng lý giải cho tình trạng xe không sang tên đổi chủ mà dân cứ hiểu nôm na là “xe không chính chủ”, ai cũng có thể thấy rõ cách trả lời của các cơ quan có thẩm quyền với dân cũng rất lúng túng. Khi thì nói cần mang theo sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân. Khi thì nói cứ chứng minh được là mình mượn xe thì không bị phạt. Cách giải thích mông lung như vậy càng khiến người dân phản ứng mạnh mẽ hơn, tới lúc đó dường như lại có cách nói theo kiểu khác???
Dù sao tôi vẫn thấy không có sự nhất quán ở đây vì hầu như lỗi đều bị quy là do người sử dụng phương tiện giao thông, trong khi tôi chưa thấy ai nói về lỗi tại chính cơ quan nhà nước đã tạo ra tình trạng xe buộc phải "không chính chủ".
Mọi người còn nhớ vào năm 2003-2005 Hà Nội hạn chế đăng ký xe máy tại 4 quận nội thành. Việc này đã gây biết bao rắc rối, thậm chí có người quy kết quyết định không cho đăng ký xe máy ở 4 quận nội thành là văn bản vi hiến, trái với Bộ luật dân sự. Tôi cũng nghĩ rằng đúng là như vậy. Sau đó quyết định sai trái này bị hủy, người dân được đăng ký xe máy bình thường.
Tuy nhiên trong 2-3 năm trước đó, người dân 4 quận nội thành Hà Nội vẫn phải mua xe, vẫn phải dùng xe như một nhu cầu tất yếu. Người dân phải "lách luật" (mà luật rõ ràng sai) bằng cách nhờ người khác đứng tên đăng ký. Nhờ ai được? Thật là "nhiệm vụ bất khả thi". Các cửa hàng kinh doanh xe máy đã giúp người mua xe làm việc đó - giúp tìm người đứng tên giùm. Người mua xe không phải làm gì cả ngoài việc trả thêm tiền, sẽ có bộ hồ sơ giống nhau: Giấy đăng ký mang tên một người nào đó lạ hoắc ở ngoại thành Hà Nội (bà Nguyễn Thị A, ông Nguyễn Văn B). Cùng với giấy đăng ký còn có bản hợp đồng mua bán, có xác nhận của UBND xã nơi bà A, ông B cư trú. Và người mua xe cứ cầm bộ hồ sơ ấy mà lưu thông.
Việc đăng ký "chui", "vạn bất đắc dĩ" ấy đã xảy ra rất nhiều, chả lẽ cơ quan công an không biết? Tôi cam đoan rằng đã có hàng trăm nghìn bộ hồ sơ như vậy hiện trong tay hàng trăm nghìn người dân 4 quận nội thành Hà Nội. Hai năm ấy, dù có mua xe cũng không thể đăng ký chuyển chủ (mà pháp luật quy định 30 ngày), mà tới nay cũng vẫn chưa thấy cơ quan chức năng Nhà nước đưa ra hướng giải quyết, khắc phục "sự cố phạm luật" ngoài ý muốn đó thế nào.
Trong một nhà nước pháp quyền, vấn đề bồi thường trách nhiệm từ phía nhà nước phải được đặt ra. Nhà nước đã sai, mọi lỗi lại vẫn đổ cho dân. Dân đã phải bỏ ra 3-4 triệu đồng để mua suất đăng ký xe máy, tôi cam đoan là hàng trăm ngàn người đã phải bỏ số tiền như vậy vào thời điểm Hà Nội cấm đăng ký xe máy tại 4 quận nội thành. Nhà nước không cho đăng ký tên chính chủ vì cái mà chúng tôi gọi là "tội" sống ở nội thành Hà Nội, sao giờ lại phạt dân về lỗi không sang tên trước bạ khi mua xe??? Xin thưa, tôi mua xe cho tôi, tôi muốn đăng ký tên tôi mà nhà nước không cho, giờ lại phạt tôi "lỗi không sang tên". Thật là lạ lùng!!!
Mong rằng Hà Nội sẽ nghiên cứu vấn đề này để dân không bị thiệt do chính quyết định sai lầm đã bị hủy của UBND Thành phố Hà Nội. Trường hợp này nên xin lỗi dân và tạo mọi điều kiện cho dân chuyển đổi sang tên mà không thu bất cứ lệ phí nào mới đúng. Rất mong UBND Thành phố Hà Nội quan tâm giải quyết bức xúc này cho dân theo cách đúng đắn nhất.
Hải Hà