[Funland] Nhất chi mai

Dxttb

Xe buýt
Biển số
OF-588730
Ngày cấp bằng
6/9/18
Số km
504
Động cơ
159,685 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trong bộ tranh tứ quí Mai - Trúc - Cúc - Tùng còn gọi là tranh Xuân - Hạ- Thu - Đông, em thấy cây Mai giống cây Mai trắng đấy chứ ạ.

Tranh cổ vẽ cây Mai tượng trưng cho mùa Xuân lưu giữ tại Bảo tàng Lịch Sử
View attachment 8365275


Thơ về cây Mai của Nguyễn Trãi:

Xuân đến hoa nào chẳng tốt tươi
Ưa mày vì tiết sạch hơn người
Gác Đông ắt đã từng làm khách
Há những Bô tiên kết bạn chơi
Bóng thua ánh nước động người vay
Lịm đưa hương, một nguyệt hay
Huống lại bảng xuân xưa chiếm được
So tam hữu chẳng bằng mày


Tam hữu: Ngự sử mai, trượng phu tùng và quân tử trúc hợp thành "tam ích hữu" (3 người bạn có ích). Khái niệm này xuất phát từ thiền "Quý thị" trong sách "Luận ngữ". Ích giả tam hữu: hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn (Bạn có ích gồm 3 hạng : ngay thẳng, rộng lượng và hiểu biết nhiều). Sách "Nguyệt lệnh quảng nghĩa" gọi hình tượng ước lệ bộ ba tùng - trúc - mai là Đông thiên tam hữu, Tuế hàn tam hữu hoặc Đông xuân tam hữu.


Phan Bội Châu vịnh cây Mai theo đề “Hoa khai bất cập xuân / Hoa Xuân nở muộn" của quan phủ là Hoàng Giáp Phạm Như Xương

Hoa khai bất cập xuân
Đông hoàng tằng chước nhãn,
Dĩ hứa bách hoa khôi.
Chỉ vị khiêm khiêm ý,
Phiên giao tiệm tiệm khai.

Nhờ chúa Xuân ưu ái
Xếp đúng đầu trăm hoa
Chỉ vì lòng khiêm tốn
Nên mới nở tà tà...


Mai trắng ngoài ý nghĩa may mắn và phú quý, còn là biểu tượng cho người quân tử, khí thế hiên ngang, sức sống mãnh liệt.

"Thứ nhất Lão mai, thứ hai Ngọc Trản" _Lão mai quyền:

Trong kho tàng võ học cổ truyền Việt Nam những bài bản ít nhiều có đề cập đến cây mai hoặc mô phỏng cây mai để phổ ra quyền lộ đều là những thảo bộ danh tiếng, có giá trị về kỹ thuật chiến đấu, thẩm mỹ cao trong cấu trúc động tác và văn vẻ, ẩn dụ trong thiệu ngôn. Giữa các bài thiệu của các thảo bộ quyền và binh khí ấy như Mai hoa quyền, Mai hoa kiếm, Mai hoa đao, Mai hoa ngũ lộ quyền... Bài thiệu Lão mai Quyền là một bản văn truyền khẩu chứa đụng nhiều sự thâm thúy nhất về ý nghĩa nhân sinh.

Lão mai quyền hay Lão mai độc thọ là một trong những bài quyền nổi tiếng của võ cổ truyền của Việt Nam, “thứ nhất Lão mai, thứ hai Ngọc Trản”, được lựa chọn đưa vào hệ thống các bài quyền luyện tập bắt buộc của tất cả các môn sinh các võ phái cổ truyền Việt Nam trên toàn quốc.

Tại Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 2 do Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam tổ chức năm 1994 tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự thống nhất của hàng trăm võ sư và các nhà chuyên môn đại diện cho các võ phái cổ truyền, Lão mai quyền đã được chọn cùng với bài Siêu xung thiên, đưa vào hệ thống các bài quốc võ, nâng tổng số các bài được chọn qua hai hội nghị lên 6 bài (tại Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 1 tổ chức năm 1993, có 4 bài được chọn là Hùng kê quyền, Lão hổ thượng sơn, Tứ linh đao và Roi Thái Sơn).

Lời thiệu
Như hầu hết các bài quyền của võ cổ truyền Việt Nam, Lão mai quyền có lời thiệu là một bài thơ. Bài thiệu rất ngắn gọn, làm theo thể thơ Đường luật:

Lão mai độc thọ nhất chi vinh
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi
Phi nhất thác hoàn thối thanh đình
Tàng nha hổ dương oai thiết trảo
Triển giác long tất lực lôi oanh
Lão hầu thoái tọa liên ba biến
Hồ điệp song phi lão bạng sanh
Nguyệt quật song câu lôi điển chấn
Vân tôn tam tảo hổ xà thành

Dịch thơ:

Mai già một cội một cành
Hai chân nhẹ lướt bộ hành tiến lên
Lui về một bước toạ liền
Luân thân tung cước trụ hình nghiêng ngang
Giương oai sức hổ đánh sang
Chuyển mình hồi bộ rồng càng ra uy
Khỉ già núp lóng một khi
Vụt chồm như sóng tức thì đánh lên
Hai bướm bay trước bản tiền
Vầng trăng vằng vặc hai viền móc câu
Liên hồi sấm động sơn đầu
Gom mây ba lượt quét mau hổ xà.

Đặc điểm.
Đây là bài quyền được đánh giá là mang lại cảm hứng đặc biệt cho người luyện tập cũng như khán giả, mô phỏng hình ảnh cây mai già vững trãi mà vẫn uyển chuyển, đơn độc mà vẫn an nhiên tự tại, giàu chất thơ và mỹ cảm nhưng vẫn hàm chứa uy lực vô biên. Bài quyền triển khai thủ pháp bằng những vòng tròn xoay mềm mại như những cánh hoa mai rơi rụng lả tả, xoáy cuộn trong gió đông. Thân pháp là sự kết hợp của các góc xoay đột ngột 90 độ hoặc 180 độ, tạo thăng bằng xoắn linh hoạt, bất ngờ như không có quy luật. Bộ pháp thư thái, phối hợp giữa đinh tấn và trảo mã tấn, càng làm cho thủ pháp và cước pháp biến ảo dị thường, mạnh mẽ nhưng vẫn nhẹ nhàng.
Hình ảnh cây mai già đứng riêng lẻ, một nhánh trổ sum suê được khắc hoạ sù sì, gai góc hơn với cội rễ gù lên, đan chéo lại để mô tả một thế võ: Hai chân nhẹ nhàng tiến lên đá ngang qua.

Ngay từ đầu, bức tĩnh vật đã miêu tả hình ảnh đậm nét của sức mạnh đầy ấn tượng là một cội mai già cỗi đại thọ sau nhiều ngày tháng đứng cô quạnh giữa cái rét lạnh của tiết mạnh đông, chịu bao bão táp mưa sa, nay chỉ còn lại một nhánh mà vẫn trổ hoa rực rỡ. Hình ảnh ấy làm chúng ta liên tưởng giữa cội mai già với ý chí bất khuất, quật cường của người võ sĩ, của một dân tộc đất hẹp người thưa đã đấu tranh để tồn tại suốt dòng chảy lịch sử mấy ngàn năm đầy biến động.

Sau khi mượn việc nở hoa để nói lên ý chí kiên cường, cổ nhân đã dùng phép đảo ngữ để khai quyền trong hai câu tiếp theo:

“Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi
Phi nhất thác hoành thối thanh đình”
(Khỉ già tiến ngắn, lui về đứng
Chuồn bay một mạch cũng vòng về)

Ngoài sự mô tả động tác tiến lên một bước ngắn, chém rồi lui về trong tư thế giống như khỉ già, bay lên đá và đẩy một tay rồi vòng về đứng thế như con chuồn chuồn, hai câu thiệu trên còn vẽ nên những chi tiết của một khung cảnh thiên nhiên bình yên, thanh thản. Cái bình yên, thanh thản ở đây không phải miêu tả ngẫu nhiên, tình cờ mà bên trong đã hàm chứa một ẩn dụ: Khỉ già tiến lên một bước ngắn rồi lui về. Chuồn chuồn bay lên rồi vòng lại. Cả hai đều dọ dẫm, e dè. “Lui về” và “vòng lại” ở đây cho thấy đức tính cẩn trọng, khôn khéo của người xưa. Đứng trước một đối thủ khi chưa biết rõ về họ thì phải tới lui thăm dò. Có biết người biết ta thì mới trăm trận trăm thắng.

Đến hai câu 5 và 6 thế trận đã được mở rộng ra phía trước, người võ sĩ tung hoành với tất cả chí xông pha mạnh mẽ. Sức lực và ý chí được huy động tối đa trong khung cảnh tả thực một trận long hổ tranh hùng trời long đất lỡ:

“Tràn nha hổ giương oai thiết trảo
Triển giác long tất lực lôi oanh”
(Hổ mài răng, giương oai vuốt sắt
Rồng rung sừng nổ lực tấn công)

Ngoài việc miêu tả động tác võ thuật như con hổ mài răng, ra oai giương vuốt sắt, như con rồng rung sừng, nổ lực tấn công, hai câu thiệu còn hàm chứa sự quyết tâm không sợ hiểm nguy, sự sẵn sàng chiến đấu và chấp nhận hy sinh trước kẻ thù hung bạo.

Động tác của bài quyền và nội dung của lời thiệu như một tấu khúc lúc êm dịu khi sôi nổi, lúc khoan thai khi dồn dập. Bây gìơ bức tranh trở lại một cảnh đời hoà bình, an lạc, không còn tranh chấp thị phi:

“Lão hồi thối toạ. Liên ba biến
Hồ điệp song phi. Lão bạng sanh”
(Già về ngồi ngẫm, hoa sen rụng
Đôi bướm bay lên. Dọp hoá già)

Hai câu trên mô tả những động tác công thủ võ thuật giống như người già lui về ngồi xuống, hoa sen rã tàn, đôi bướm bay lên, vọp già sanh ra, nhưng đồng thời cũng bàng bạc một ý nghĩa nhân sinh về lẽ biến đổi vô thường sinh ra, lớn lên, già lại rồi mất đi để nhắc nhở người đời: Mọi sự, mọi việc ở đời đều không thường tồn, thực hư khó lường nên chớ thấy thắng mà vui, chớ thấy bại mà chán nản

Ý tưởng trên càng được phát triển ở hai câu cuối:

“Nguyệt quật song câu. Lôi điển chấn
Vân tôn tam tảo. Hổ, xà, thành”
(Trăng treo cửa sổ, tia sét chớp
Mây quét ba lần. Hổ, rắn qua)

Và trong “mạch suy tưởng liên tục” nối tiếp ý của những câu trên về nhân sinh, lẽ sống, xin được dịch thoát hai câu cuối như sau:
Trăng đang sáng vành vạnh. Sấm sét xé ngang trời.
Mây vần vũ đến rồi. Dã thú đều chạy trốn

Xem đây như một phiếm luận, người dịch có chủ quan quá chăng? Có “hoa hoè hoa sói” quá chăng? Nhưng dù có dịch nghĩa thế nào đi nữa thì với những gì đã được người xưa gợi ý, gởi gấm trong suốt mười câu thơ chứa nhiều ẩn dụ như trên cũng phải cô đọng lại một điều rằng: Cả bài thiệu của bài võ Lão Mai Quyền đã vẽ nên một bức tranh với nhiều cảnh đời liên kết, trước sau đều có chủ ý nhắc nhở: Người luyện võ nói riêng và người sống ở đời nói chung, không thể tách rời và luôn bị sự chi phối bởi quy luật của tạo hoá; Vì thế, nên tùy hoàn cảnh mà cương mà nhu, lúc tách rời lúc hoà hiệp, lúc dụng võ lúc hành đạo, luôn giữ cho được “tinh thần’ cây mai già đơn độc kiên định với bể dâu./.
 
Chỉnh sửa cuối:

Namsilver

Xe buýt
Biển số
OF-535307
Ngày cấp bằng
3/10/17
Số km
572
Động cơ
589,185 Mã lực
Nhà em cũng làm 1 cây 3 loét :)) đây là hôm 29 chứ hôm nay nở bung trắng cây rồi.
z5161671522945_426b574c1ec2c43f0d9508163e50656e.jpg
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,597
Động cơ
522,192 Mã lực
30 tết e ra chỗ cổ linh nó gạ em cái gốc to bằng cổ tay người lớn phủ rêu và nó nói bán thanh lý cả chậu cả cây là 1,5 triệu, còn trước đó nó hét tầm 5 tr.
vì hoa đã rụng khá khá và ...lười nên em ko mua
Quan trọng là dáng cây đẹp, nếu dáng cây đẹp cụ mua về chăm sóc đi, 1.5tr mà gốc bằng cổ tay người lớn là rẻ rồi. Ví dụ như dáng Huyền này.

1707966270397.png
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,597
Động cơ
522,192 Mã lực
Các cụ muốn chăm cây sau Tết thì phải thay chậu to, hoặc trồng ra vườn nhé.Trồng ra vườn thì vun đất thành đống cao để cây thoát nước. Cây sau Tết phải cắt bỏ 2/3 cành dăm, để cây mọc nhánh khác ( nếu để cành dăm thì cây không nở hoa tại những cành dăm đã nở hoa trước đó ).
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,523
Động cơ
432,239 Mã lực
Các cụ muốn chăm cây sau Tết thì phải thay chậu to, hoặc trồng ra vườn nhé.Trồng ra vườn thì vun đất thành đống cao để cây thoát nước. Cây sau Tết phải cắt bỏ 2/3 cành dăm, để cây mọc nhánh khác ( nếu để cành dăm thì cây không nở hoa tại những cành dăm đã nở hoa trước đó ).
có nơi họ có dịch vụ chăm hoa, tết chỉ mang về nhà rồi sau rằm là họ đến lấy chăm lại. e nghĩ thế cũng tiện
 

telefunken

Xe tải
Biển số
OF-657598
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
487
Động cơ
130,069 Mã lực
Tuổi
33
Em thấy Mơ là tên thật còn Mai là tên chữ của loại cây này , ở HN có tên chữ của kẻ Mơ là Bạch Mai , Hồng Mai , Quỳnh Mai , Tương Mai ...Các cụ xưa yêu Mai đến dường nào =))
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,523
Động cơ
432,239 Mã lực
Quan trọng là dáng cây đẹp, nếu dáng cây đẹp cụ mua về chăm sóc đi, 1.5tr mà gốc bằng cổ tay người lớn là rẻ rồi. Ví dụ như dáng Huyền này.

View attachment 8365363
cây nhà cụ đẹp quá. cây nó chào cũng có dáng nhưng hôm đó em bận quá nên ko tính lấy
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,597
Động cơ
522,192 Mã lực
cây nhà cụ đẹp quá. cây nó chào cũng có dáng nhưng hôm đó em bận quá nên ko tính lấy
Không phải cây nhà em đâu, cây em bê trên mạng đấy cụ. :)) Em chỉ có tý kinh nghiệm trồng Mai , 10 cây thì hỏng 9 thôi.
 

Namsilver

Xe buýt
Biển số
OF-535307
Ngày cấp bằng
3/10/17
Số km
572
Động cơ
589,185 Mã lực
Em thấy Mơ là tên thật còn Mai là tên chữ của loại cây này , ở HN có tên chữ của kẻ Mơ là Bạch Mai , Hồng Mai , Quỳnh Mai , Tương Mai ...Các cụ xưa yêu Mai đến dường nào =))
Đúng đấy cụ, vùng này là Kẻ Mơ, các địa danh Tân Mai, Tương Mai, Thanh Mai, Hoàng Mai, Bạch Mai đều xuất tích từ chữ Mơ mà ra. Có thể các cụ khác không biết, mai rừng Yên Tử khác với mai vàng miền Nam nhé. Mai rừng Yên tử là cây mơ cho hoa vàng và quả ăn được, còn mai vàng miền Nam thì chỉ hoa không quả.
P/s: Gửi các cụ cây mai Yên Tử tháng 4/2023.
z5162296383269_75b314b5f5eb24e25bd7c2a919b8598a.jpg
 

emdeplam

Xe tăng
Biển số
OF-435103
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
1,132
Động cơ
246,904 Mã lực
Tuổi
29
Còn có cả Mai chiếu thủy nữa.
Mà ít người chơi tết quá. Chả biết bán ở đâu

1707993051400.png
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,968
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
....Có thể các cụ khác không biết, mai rừng Yên Tử khác với mai vàng miền Nam nhé. Mai rừng Yên tử là cây mơ cho hoa vàng và quả ăn được, còn mai vàng miền Nam thì chỉ hoa không quả.
P/s: Gửi các cụ cây mai Yên Tử tháng 4/2023.
z5162296383269_75b314b5f5eb24e25bd7c2a919b8598a.jpg
Trang web này (https://caycanhhanoi.vn/cay-mai-vang-yen-tu) có ghi chú rõ danh pháp khoa học của cây mai vàng Yên Tử là Ochna integerrima (Lour.) Merr. Như thế nó là cùng một loài với cây mai hoa vàng ở miền Nam mà thôi. Cụ thể năm 1790 nhà thực vật học/giáo sĩ dòng Tên người Bồ Đào Nha là João de Loureiro (1717-1791, sinh sống tại Đàng Trong từ năm 1742 tới năm 1750 và từ năm 1752 tới năm 1777) mô tả cây mai boung vàng (cây mai bông/hoa vàng) với danh pháp Elaeocarpus integerrima (https://www.biodiversitylibrary.org/item/192210#page/364/mode/1up) bằng tiếng Latinh tại trang 338 quyển 1 sách Flora Cochinchinensis (Thực vật chí Đàng Trong).
Năm 1935 nhà thực vật học người Mỹ Elmer Drew Merrill (1876-1956) trong chuyên khảo Commentary on Loureiro’s “Flora Cochinchinensis” đăng tại phần 2 số 24 tạp chí Transactions of the American Philosophical Society chuyển nó sang chi Ochna thành Ochna integerrima. (https://books.google.com.vn/books?id=iVsLAAAAIAAJ&printsec=frontcover&source=gbs_ge_summary_r&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false)
* Trang 11:
Ochna integerrima (Lour.) Merr. (Discladium harmandii Van Tiegh. 1902; Ochna harmandii Lecomte 1911).
* Trang 265-266:
Ochna integerrima (Lour.) comb. nov. [= tổ hợp mới]
Elaeocarpus integerrima Lour. Fl. Cochinch. 338, 1790, ed. Willd. 412 1793, Anamese cây mai boung vàng.
Discladium harmandii Van Tiegh. in Ann. Sci. Nat. VIII Bot. 16: 351. 1902.
Ochna harmandii Lecomte Fl. Gén. Indo-Chine 1: 706, f. 75. 1911.

Trích đoạn phần đầu diễn giải của Merrill sang tiếng Việt như sau:
Habitat agrestis in Cochinchina; colitur etiam in hortis ob odorem, & pulchritudinem florum…”. Loureiro failed to add the conventional sign † used by him to indicate his new species. This was originally placed by me as perhaps an Elaeocarpus near E. hainanensis Oliv., in spite of serious discrepancies between the characters of that species and the one Loureiro attempted to describe. A specimen collected by de Pirey under the local name bong mai vang (Chevalier 41165) at Long Quang Tri, Anam, supplied the clue to the present interpretation. The leaves are not “integerrima” but are minutely toothed; the petals are not “lacera” but are entire. The description otherwise is absolutely that of Ochna....
Mọc ở vùng nông thôn Đàng Trong; nó cũng được trồng trong vườn vì có hương thơm và hoa đẹp...”. Loureiro đã không thêm dấu hiệu thông thường † mà ông thường dùng để chỉ ra đó là loài mới của mình. Ban đầu tôi đặt loài này như một loài Elaeocarpus [tên Việt: côm] gần với E. hainanensis Oliv. [tên Việt: côm Hải Nam, rì rì màng tang], bất chấp các khác biệt nghiêm trọng giữa các đặc điểm của loài đó và loài mà Loureiro cố gắng mô tả. Một mẫu vật được de Pirey thu thập dưới tên địa phương bông mai vàng (Chevalier 41165) ở Long Quảng Trị, Trung Kỳ, đã cung cấp manh mối cho cách giải thích hiện tại. Các lá không phải là “nguyên” mà có răng cưa nhỏ; các cánh hoa không phải là “bị xé rách” mà là nguyên. Mô tả này nói cách khác hoàn toàn là của Ochna....
 
Chỉnh sửa cuối:

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,968
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
Còn có cả Mai chiếu thủy nữa.
Mà ít người chơi tết quá. Chả biết bán ở đâu

View attachment 8366062
Mai chiếu thủy thực chất không phải là "mai" theo nghĩa chúng ta vẫn hiểu (mai/mơ Prunus mume hoặc mai hoa vàng Ochna integerrima). Loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ với chiều cao 2-6 m này là bản địa Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Nó có danh pháp khoa học Wrightia religiosa, thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Tên gọi tiếng Trung là 无冠倒吊笔 (vô quan đảo điếu bút = bút lộn ngược không nắp) hoặc 水梅 (thủy mai - do hoa có hình dáng giống như hoa mai Prunus mume). Rễ và lá của loài này được sử dụng trong y học truyền thống; với rễ chữa bệnh ngoài da, lá có tác dụng giảm đau và hạ huyết áp. Hoa màu trắng, ra gần như quanh năm. Cũng được trồng làm cây cảnh.
 

Roseday

Xe tải
Biển số
OF-816567
Ngày cấp bằng
27/7/22
Số km
337
Động cơ
6,437 Mã lực
Em ghét nhất là mai/đào đắp rêu. Trông chả khác nào quấn chăn bông ra đường, dị hợm, kệch cỡm🥲
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,746
Động cơ
457,754 Mã lực
Cây Mai trồng Ba Vì gốc tích chính là giống Mai ở Nam Định đấy ạ.

Cái này thì em không biết rõ, nhưng cây chi mai đầu tiên trồng ở nhà em là khoảng năm 1985-86, xin giống trên Sơn Tây về.

Cây mai trồng trên Sơn Tây, Ba Vì cành nó nhìn đanh, cứng cáp hơn. Mai trồng dưới Nam Định cành nó mỡ màng tươi tốt quá, hơi kém đi cái vẻ cứng cỏi ạ!
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,746
Động cơ
457,754 Mã lực
Em thấy Mơ là tên thật còn Mai là tên chữ của loại cây này , ở HN có tên chữ của kẻ Mơ là Bạch Mai , Hồng Mai , Quỳnh Mai , Tương Mai ...Các cụ xưa yêu Mai đến dường nào =))
Đúng đấy cụ, vùng này là Kẻ Mơ, các địa danh Tân Mai, Tương Mai, Thanh Mai, Hoàng Mai, Bạch Mai đều xuất tích từ chữ Mơ mà ra. Có thể các cụ khác không biết, mai rừng Yên Tử khác với mai vàng miền Nam nhé. Mai rừng Yên tử là cây mơ cho hoa vàng và quả ăn được, còn mai vàng miền Nam thì chỉ hoa không quả.
P/s: Gửi các cụ cây mai Yên Tử tháng 4/2023.
z5162296383269_75b314b5f5eb24e25bd7c2a919b8598a.jpg
Vùng này có thể coi là một vùng đất cổ xưa, nằm ở vùng ngoại ô kinh thành cũ, từ đoạn ô Đống Mác, ô Cầu Dền kéo dài tới tận Yên Sở, Thanh Trì ngày nay.

Từ xa xưa, vùng đất Mai Động là căn cứ khởi nghĩa của cụ Nguyễn Tam Trinh, danh tướng thời Hai Bà Trưng. Nay làng Mai Động vẫn thờ cụ, và hội làng Mai Động vẫn còn sới vật truyền thống.

Sau này, tới thời Trần thì vùng kẻ Mơ nổi tiếng với những rừng mơ bạt ngàn và nghề nấu rượu mơ. Tên chữ là hương Cổ Mai, là thái ấp của tướng Trần Khát Chưn - nay nhiều nơi trong vùng vẫn thờ ông và các tướng lĩnh làm thành hoàng, và có tục nói trại chữ Ch*n = Chưn, Hu*o*ng = nhang...

Dưới Đông Mỹ, quê 2 chú cháu bác Cống TBT & cụ Nguyễn Thọ Chưn :D nguyên Bí thư thành ủy HN & SG-Chợ Lớn, còn có giống "song mai" - 2 bông hoa dính liền nhau, kết thành 2 trái mơ cũng dính liền nhau, nay đã không còn thấy nữa.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,224
Động cơ
166,444 Mã lực
Nhất chi mai em thấy khá dễ sống và dễ ra hoa, hoa nhiều và đẹp.
Dù cho các cụ có thảo luận thế nào về tên gọi thì cái tên Nhất chi mai vẫn sẽ còn tồn tại phổ biến ngày nay và có thể cả sau này. Cái tên em thấy cũng ổn mà. :D
Cây nhà em
3CFF0C45-6B01-4BF3-96ED-658CFCB2E463.jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top