[Funland] NHẬT BẢN: Dần bước vào sự tầm thường

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,719
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
3 thằng Ý, Đức, và Japan, là 3 thằng bị kìm kẹp, giam cầm như tù sau war 2. Bọn Mĩ nó đồn trú như La Mã ngày xưa.

Nên tâm lí em đoán là nặng nề tù túng, bất thường. Nhật năm 80 90 phát triển vèo vèo, chính Trump lúc trẻ đã chửi Japan là suck blood of U State, hút máu Mĩ. American ép Jpan kí Hiệp định Plaza cùng với 5 thằng lớn khác, có cả Đức, hạ đồng $, tăng Yen. Hệ quả là Jpan bước vào cái gọi là decade lost, thập kỉ mất mát. Đồng yen tăng, dân Japan giàu lên đi du lịch, mua tranh ảnh lung tung, govement hạ yen, nên bong bóng kinh tế vỡ.

Bị 2 quả nuk, Mĩ nó đồn trú ở đấy, o ép các kiểu, tâm hồn thế thì lấy gì mà sáng tạo mà làm. 3 thằng này, thả nó ra tự do, 1 thằng sẽ lại chiếm châu Âu, 1 thằng sẽ chiếm châu Á, Tàu là cái đinh gì, Jpan nó vũ trang 5 năm là nó có thể xơi Tàu đấy.

Sau war 2 Jpan bị 2 quả nuk, mất Sakhalin vào tay Soviet, bị Mĩ đồn trú, có thể Mĩ nó chiếm hẳn Okinawa rồi. Jpan mất mát rất nhiều.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,569
Động cơ
246,091 Mã lực
Tuổi
50
Ofer nhìn chung kém hiểu biết nên coi thường vấn đề mà Nhật đang đối mặt: già hoá dân số.
Nó nghiêm trọng không ở số dân tuyệt đối suy giảm, ví dụ từ 128tr xuống 100tr chẳng hạn mà nghiêm trọng ở tỷ lệ trẻ : già trong dân số.
Dân số già hoá là cái vũng lầy vô cùng khó thoát ra, sẽ làm tàn lụi một quốc gia một cách từ từ.
Dân số già nghĩa là suy giảm chi tiêu (giảm cầu) trong rất nhiều mảng kinh tế (trừ y tế) dẫn đến nhiều ngành suy thoái.
Dân số già tăng, dân số trẻ giảm nghĩa là cán cân thu chi của quỹ bảo hiểm xã hội bị mất cân đối, thu ít đi (trẻ nộp ít đi) mà chi nhiều hơn (già đông hơn, sống lâu hơn nên nhận lương hưu nhiều hơn), điều này lại tạo sức ép lên cả trẻ lẫn già: trẻ phải làm cật lực hơn, già phải làm lâu dài hơn, cả đời càu như trâu k được nghỉ ngơi, có việc làm phải bám chặt, k dám thay đổi....đến lượt nó thì sức ép cuộc sống nặng nề lại làm ngta sợ kết hôn và sinh con-nuôi con...cái vòng luẩn quẩn càng ngày càng kéo xã hội xuống.
Dân số già ít chi tiêu, ít chi tiêu dẫn đến kinh tế kém phát triển, lại dẫn đến suy giảm đầu tư, suy giảm cả dầu tư, sản xuất, chi tiêu dẫn đến vòng quay đồng tiền chậm lại, lạm phát giảm về mức 0, thậm chí còn giảm phát (đồng tiền lên giá), giảm phát lại càng làm giảm hành vi tiêu dùng (tiền ngày mai còn có giá hơn hôm nay, trong khi công việc ngày mai có thể kém hôm nay nên tăng cường tiết kiệm, giảm chi tiêu, giảm đầu tư).
Một xã hội già hoá, giảm phát, lãi suất gần bằng 0 mà không có nổi lạm phát là một xã hội sa sút thật sự.
Ông Lý Quang Diệu hoàn toàn đúng.
Một nước khác đang sa lầy vào vấn đề dân số giảm là nước Nga, nhưng may mà ở Nga người ta chết sớm chứ k thọ như người Nhật nên sự già hoá dân số chưa đè nặng, nhưng giảm dân số ở Nga cũng là một nguy cơ rất lớn. Putin phải chấp nhận giảm uy tín, mất lòng dân để tăng tuổi hưu (dân Nga tuổi thọ trung bình nam giới chỉ là 66 nên nếu 65 tuổi mới được lĩnh lương hưu thì coi như đàn ông Nga phải làm đến chết), Putin cũng vừa ký luật gia đình, khuyến khích sinh đẻ, cấm tuyên truyền đồng tính (coi là nguy hại cho phát triển gia đình, nòi giống).
Nói sơ sơ vậy để các cụ hiểu chuyện demography là vô cùng quan trọng với một đất nước, còn quan trọng hơn cả chiến tranh, bởi vì khi thanh niên đã k muốn, k dám lập gia đình và đẻ con thì rất khó thúc đẩy họ.
Lập luận của bác rất có lý, già hóa dân số là một vấn đề ko thể coi thường !
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,719
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Nó chả yếu hay gì đâu, nó làm mấy cái tàu ghẻ mà China kêu như chọc tiết rồi đấy :D Bố cái thằng Tàu. :))

Mĩ thả nó vài năm xem, Tàu Jpan sẽ chạy khắp biển Đông.

Tày loay hoay mãi mà có biết tàu sân bay là cái mứt gì đâu. Được cái secondhand chạy làm như oách lắm, làm oai với Việt Nam, Lào...Bọn Japan chắc nó buồn cười lắm.

Japan em tin, năng lực của nó 5 năm cho nó vũ trang, nó muốn chắc đóng cả vài chục cái ấy.
 

NQN

Xe tăng
Biển số
OF-376257
Ngày cấp bằng
4/8/15
Số km
1,492
Động cơ
4,234 Mã lực
Cc cứ ở đây chê Nhật. Dân Nhật nó phát biểu chỉ tôn trọng Mẽo thôi đấy. Còn lại dân khác k đủ tầm !
 

superPDP

Xe điện
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
4,700
Động cơ
384,205 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Nhưng làm với 2 đồng chí này cũng rủi ro hơn. Gì chứ bọn em làm
với doanh nghiệp Nhật thì các khoản này nọ gần như ko có (kể cả làm với PIC là người Việt) nhưng 2 bên kia thì phụ phí cũng không ít (cả dân ta lẫn ngoại). Chưa kể độ tổ lái của các đồng chí ấy cũng rất đáng kể.
Tất nhiên là biết rồi thì rồi cũng ok nhưng ít nhiều nó cũng có sự ức chế nhất định.
Em thì cứ áp dụng "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" thôi.
Còn thì không vì bây giờ làm cty Nhật mới abc này nọ nhưng cá nhân em vẫn không có ác cảm gì với đội JP cả. Chắc do thời thanh niên chăm quét virus :)
Ác cảm thì ko cụ ơi ý em là phong cách và sản phẩm của Nhật đậm chất bảo thủ. Chứ thích hàng Nhật thì ai cũng thích rồi nhưng hiện tại mẫu mã và đổi mới công nghệ thì Nhật hơi ì mặc dù có nhiều phát minh nhưng thương mại hoá đuối dần so với PT và 2 thằng kia.
 

Michael J

Xe điện
Biển số
OF-461498
Ngày cấp bằng
14/10/16
Số km
4,008
Động cơ
238,264 Mã lực

seamannb

Xe buýt
Biển số
OF-453675
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
606
Động cơ
211,716 Mã lực
Nơi ở
VN
Sống tại Nhật và cũng đồng cảm nhận với ông này.

Thách thức nghiêm trọng nhất Nhật Bản phải đối mặt là vấn đề dân số. Dân số của đất nước này đang nhanh chóng già đi và không tự thay thế. Tất cả những vấn đề khác – một nền kinh tế đình đốn và một sự lãnh đạo chính trị yếu ớt – đều nhạt nhòa đi khi so với vấn đề này. Nếu Nhật Bản không giải quyết vấn đề dân số thì tương lai của nó sẽ rất đáng lo ngại.

Chỉ riêng những số liệu đã cho thấy rõ. Tỉ lệ sinh đứng ở mức 1,39 trẻ trên một mẹ, quá thấp so với mức thay thế 2,1. Với mức sinh ngày càng thấp, số lượng người lao động chu cấp cho mỗi người già đã giảm từ 10 người năm 1950 xuống 2,8 người trong những năm gần đây. Con số này này được dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống, tới mức 2 vào năm 2022 và có thể là 1,3 vào năm 2060. Tới khi con số này chạm mức 1,3, những người lao động trẻ có thể thấy quá sức chịu đựng đến mức họ sẽ chọn cách rời bỏ. Dân số, vốn tăng trưởng trong vòng sáu thập kỷ rưỡi sau chiến tranh từ 72 triệu người lên 128 triệu người, đã cho thấy sự sụt giảm trong ba năm qua và hiện tại đang ở mức 127,5 triệu người. Một nền kinh tế thu hẹp lại không còn cách bao xa. Tình thế hoàn toàn không mang tính bền vững.

Đã nhiều năm, phụ nữ Nhật Bản chấp nhận vai trò được chỉ định theo văn hóa của họ trong gia đình và trong xã hội. Họ khá hạnh phúc khi ở nhà sinh nở và nuôi dạy con cái, phục vụ người già và quán xuyến nội trợ. Nhưng khi phụ nữ đã đi đây đó, bị ảnh hưởng bởi những người ở những nơi khác trên thế giới, và khi họ đã nếm mùi vị của tự do lao động cùng sự độc lập về kinh tế, các quan điểm đã thay đổi sâu sắc và không thể đảo ngược. Ví dụ như một vài phụ nữ Nhật làm việc cho hãng hàng không Singapore Airlines đã kết hôn với những tiếp viên hàng không người Singapore. Họ đã chứng kiến cách sống của phụ nữ ở Singapore: tách biệt với nhà chồng và không có chồng kè kè ra lệnh.

Xã hội Nhật Bản cố hết sức kìm hãm làn sóng này và giữ cho phụ nữ phụ thuộc kinh tế vào đàn ông càng lâu càng tốt – nhưng thất bại. Trong một hoặc hai thế hệ, phụ nữ đã vứt bỏ vai trò của họ trong xã hội cũ. Họ thực hiện những tính toán riêng và quyết định rằng cách đối xử vốn có không còn xứng đáng với họ nữa. Họ không muốn mang gánh nặng con cái. Thật không may, một số lượng đáng kể những nhà tuyển dụng Nhật đã từ chối thay đổi theo thời đại. Không như Thụy Điển, nơi giúp phụ nữ có thể vừa có con cái vừa có sự nghiệp, nhiều công ty Nhật vẫn chuyển những người phụ nữ rời công việc để sinh con sang diện lao động tạm thời. Đối với những người phụ nữ có tham vọng và đang trên đà phát triển – cũng như đối với những người cảm thấy họ cần thu nhập toàn thời gian tương ứng với một sự nghiệp – thì quyết định có con trở nên quá tốn kém một cách không cần thiết. Nhiều người không bao giờ đủ can đảm để liều lĩnh, thậm chí ngay cả khi họ muốn có con.

Vấn đề tỉ lệ sinh thấp của Singapore không quá khác biệt so với của Nhật Bản. Nhưng có một điểm khác biệt căn bản: chúng ta đã giảm nhẹ vấn đề của mình bằng những người nhập cư. Nhật Bản thì rõ ràng là không khoan nhượng với việc chấp nhận người nước ngoài. Quan điểm cho rằng dân tộc Nhật phải thuần nhất đã ăn sâu đến mức không có nỗ lực nào trong việc thảo luận công khai các phương án được thực hiện. Đơn giản là không thể nào tưởng tượng ra một Nhật Bản đa chủng tộc – dù là trong công chúng Nhật hay trong giới tinh hoa chính trị của đất nước.

Tôi đã tận mắt chứng kiến niềm tự hào thuần chủng này. Trong thời Nhật chiếm Singapore, tôi có một quãng thời gian làm biên tập viên tiếng Anh ở Tòa nhà Cathay. Vào ngày 8 tháng Mười Hai hằng năm luôn có một nghi lễ ở đó, trong nghi lễ này những người lính Nhật mang kiếm dài của Samurai sẽ hô: “Ware ware Nihonjin wa Amaterasu no Shison desu (Người Nhật chúng ta là con cháu Nữ thần Mặt Trời)”. Nói cách khác, chúng tôi là thế còn các người thì không. Tôi nghi ngờ việc họ lặp lại câu nói đó nhiều lần như vậy ngày nay nhưng tôi không nghĩ niềm tin cơ bản đã thay đổi. Một sĩ quan dân sự Nhật được giáo dục và sinh ra tại đất Mỹ tên là George Takemura đã không được tin tưởng hoàn toàn. Anh ta làm việc ở Hodobu (Bộ Thông tin và Tuyên truyền Nhật) trong suốt cuộc chiếm đóng của quân Nhật và có tiếp xúc với những biên tập tin tức điện tín như tôi. Anh ta nói chuyện lẫn cư xử đều nhẹ nhàng.

Bám chắc vào một niềm tin như vậy có những hệ quả nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa là những giải pháp hợp lý nhất theo lẽ thường cho thế tiến thoái lưỡng nan về dân số của họ có thể tự động bị loại bỏ. Ví dụ, nếu tôi là người Nhật, tôi sẽ tìm cách để thu hút nhập cư từ những dân tộc trông giống người Nhật và cố gắng hòa nhập họ – người Trung Quốc, người Hàn Quốc, có lẽ cả người Việt Nam nữa. Và sự thật là những nhóm dân như vậy đã tồn tại ở Nhật rồi. Có 566.000 người Triều Tiên và 687.000 người Trung Quốc sinh sống ở đất nước này. Nói sõi tiếng Nhật, họ hoàn toàn đã được đồng hóa vào phần còn lại của xã hội về lối sống lẫn thói quen và thiết tha được chấp nhận như một công dân Nhật hoàn chỉnh, được nhập tịch. Thực tế, nhiều người còn được sinh ra và lớn lên tại Nhật. Tuy vậy, xã hội Nhật vẫn không chấp nhận họ.

Để hoàn toàn hiểu đến tận cùng quan điểm biệt lập này, ta phải xem xét một nhóm khác cũng bị loại trừ: những người Nhật thuần chủng từ Mỹ La-tinh, còn được gọi là nikkeijin. Từ thập niên 1980, hàng chục nghìn người này, phần lớn từ Brazil, đã chuyển đến Nhật theo những chính sách di cư tự do được dựng lên với hi vọng họ sẽ là câu trả lời cho vấn đề dân số đang lão hóa của đất nước. Khi thực hiện hành trình nửa vòng trái đất, những nikkeijin này đã đi theo hướng ngược lại với ông nội hoặc ông cố của họ, những người đã xuất cảnh hồi thập niên 1920 để tìm kiếm việc làm ở các đồn điền cà phê khát nhân công tại Brazil. Cuộc thử nghiệm thất bại. Lớn lên trong một xã hội hoàn toàn khác, những nikkeijin bị những người bà con ở Nhật xa lánh về văn hóa đến mức họ bị đối xử như người nước ngoài. Cuối cùng, vào năm 2009, ở đỉnh cao của cuộc khủng hoảng kinh tế, chính phủ đã chi cho những nikkeijin thất nghiệp một khoản phí tái định cư để họ quay lại Brazil. Ở một xã hội khác, một xã hội với một thái độ khác đối với người nước ngoài, cuộc thử nghiệm này có thể đã thành công. Thực tế, chính phủ Nhật Bản chắc hẳn cũng đã tin vào khả năng thành công trước khi họ thi hành chính sách. Ngay chính họ cũng đã đánh giá thấp mức độ không chấp nhận (người nước ngoài của xã hội).

Người nước ngoài hiện chiếm dưới 1,2 phần trăm tổng số cư dân ở Nhật, so với 6 phần trăm ở Anh, 8 phần trăm ở Đức và 10 phần trăm ở Tây Ban Nha. Nhật Bản thuần nhất đến mức những người Nhật trẻ đã trải qua một thời gian ở nước ngoài, thường là vì cha mẹ họ được đưa đi làm việc như những người định cư ở nước ngoài, sẽ có một thời gian khó khăn để hòa nhập khi về nước, ngay cả khi họ học ở những trường Nhật. Nhiều giao tiếp hằng ngày bị hạn chế, và người tiếp xúc thường đưa ra suy luận dựa trên ngôn ngữ cơ thể và âm yết hầu. Sẽ mất nhiều năm và cần một sự chuyển biến cơ bản trong quan niệm để đất nước này tính tới một giải pháp dân số dựa trên thu hút nhập cư. Nhưng Nhật Bản liệu có được thứ xa xỉ về thời gian để chờ thêm nhiều năm nữa trước khi đối mặt với vấn đề này hay không? Tôi nghi ngờ điều đó. Nếu họ để thêm 10 hay 15 năm nữa, họ sẽ trượt dốc không phanh và có lẽ sẽ quá muộn để cứu vãn.

Nhật Bản đã trải qua hai “thập kỷ mất mát”, và đất nước này hiện đang bước vào thập kỷ thứ ba. Từ năm 1960 tới năm 1990, GDP của đất nước này đã tăng trung bình hằng năm 6,2 phần trăm. Từ đống đổ nát sau chiến tranh, người Nhật đã tự nâng mình dậy, làm việc cật lực và xây nên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với sự trợ giúp từ người Mỹ. Khi các doanh nghiệp Nhật giành được các bất động sản ở phương Tây, những nhà phân tích lo ngại đã từng cảnh báo rằng Đại công ty Nhật Bản (Japan Incorporated) đã sẵn sàng thế chân các nước phát triển vốn đang dần chững lại – không khác cách một vài người bàn về Trung Quốc ngày nay. Nhưng vào năm 1991, bong bóng tài sản ở Nhật đã vỡ, khởi đầu cho giai đoạn tăng trưởng trì trệ kéo dài. Tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hằng năm từ 1991 chỉ khiêm tốn ở mức 1 phần trăm. Như tôi đã viết, thập kỷ đình trệ thứ ba đã bắt đầu. Nếu những hành động kiên quyết không được thực hiện sớm để giải quyết vấn đề dân số thì không có thay đổi về chính trị hay kinh tế nào có thể hồi phục đất nước này, cho dù chỉ thành một cái bóng mờ nhạt của sự năng động sau chiến tranh của nó.

Đặc điểm nhân khẩu học quyết định số mệnh của một dân tộc. Nếu bạn suy giảm dân số, với tư cách là một quốc gia, bạn đang suy giảm sức mạnh. Người già không đổi xe hơi và dàn ti vi. Họ không mua các bộ com-lê mới hay tới các câu lạc bộ chơi golf mới. Họ đã có tất cả những thứ họ cần. Họ hầu như không ăn tối ở những nhà hàng sang trọng. Vì lý do này, tôi rất bi quan về nước Nhật. Trong vòng một thập kỷ, tiêu thụ trong nước sẽ bắt đầu giảm và quá trình có lẽ không thể đảo ngược được nữa. Điều này lý giải một phần tại sao các gói kích thích lặp đi lặp lại chỉ có tác dụng khiêm tốn lên nền kinh tế. Nhật Bản của hôm nay vẫn là quốc gia sáng tạo thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, nếu đo bằng con số bằng sáng chế toàn cầu. Nhưng những phát minh là từ những người trẻ, không phải những người già. Trong ngành Toán, một người đạt đỉnh cao ở tầm tuổi 20 hoặc 21. Không một nhà toán học lớn nào cho ra những công trình lớn hơn sau độ tuổi đó.

Tôi đã thăm Nhật Bản vào tháng Năm năm 2012 để tham dự một hội nghị có tên “Tương lai châu Á”, được tổ chức bởi tập đoàn Nihon Keizai Shimbun. Khi nói chuyện với một vài lãnh đạo người Nhật tôi gặp, tôi có nói vòng quanh chủ đề dân số vì tôi muốn hiểu xem họ thực sự nghĩ thế nào. Tôi không hề nói: “Các vị sẽ nhận dân nhập cư chứ?” mà nói: “Giải pháp của các vị là gì?” Họ đáp: “Trợ cấp cho chăm sóc trẻ nhiều hơn và các khoản thưởng cho trẻ sơ sinh.” Đó là cả một sự thất vọng. Các khoản thưởng cho trẻ sơ sinh sẽ không đảo ngược được tình thế. Việc chính phủ khuyến khích sinh con chỉ có một hiệu quả rất hạn chế ở những nơi họ thực hiện, bởi vì vấn đề không phải là chuyện tiền bạc mà là cách sống và nguyện vọng đã thay đổi của người dân. Ngay cả ở những nơi khuyến khích này tạo nên khác biệt, như Pháp hay Thụy Điển, quá trình cũng chậm chạp và cực kỳ tốn kém.

Người Nhật là một dân tộc gây ấn tượng mạnh. Khi trận động đất Tohoku xảy ra vào ngày 11 tháng Ba năm 2011, thế giới đã theo dõi đầy cảm phục cách người dân ở Nhật phản ứng – không hoảng loạn, không cướp bóc, chỉ có lòng tự trọng và vẻ khoan dung trên cảnh tàn phá, mọi người chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau. Rất ít xã hội nào có thể duy trì được sự bình tĩnh, trật tự và kỷ luật như thế trong suốt một thảm họa có tính nghiêm trọng như vậy. Nhật Bản hầu như là số một trong cách mà họ phấn đấu cho sự hoàn hảo đối với mọi thứ họ làm – từ việc sản xuất những chiếc ti vi và xe hơi không có lấy một lỗi nhỏ đến sự kết hợp của món sushi ngon lành nhất. Khả năng làm việc nhóm của nhân viên Nhật giúp họ vượt lên trên những quốc gia khác. Người Hàn Quốc và Trung Quốc có lẽ có thể sánh được với người Nhật ở cấp độ từng cá nhân. Nhưng theo đội nhóm thì không thể nào sánh được với người Nhật. Có thể chính ấn tượng này đã đưa tôi đến chỗ tin tưởng rằng một lúc nào đó người Nhật sẽ chuyển mình khỏi cơn ngủ mê về vấn đề dân số của họ – ngay khi thực tế khắc nghiệt nhìn thẳng vào mặt họ. Rốt cục thì làm sao có thể cho phép những người hàng xóm của bạn phát triển khi bạn dần lu mờ đi mà không có động thái gì về việc này?

Nhưng giờ tôi không còn tin vào việc Nhật chắc chắn sẽ có phản ứng. Nhiều năm trôi qua và tôi không thấy một chuyển biển nào. Có nhiều khả năng đây là một quốc gia đang dạo bước vào sự tầm thường. Cuộc sống, chắc chắn, sẽ vẫn thoải mái đối với những người Nhật trung lưu trong nhiều năm sắp tới. Không như những quốc gia đã phát triển ở phường Tây, Nhật Bản không tích những khoản nợ nước ngoài khổng lồ. Đất nước này cũng rất phát triển về công nghệ và người dân có học thức cao. Nhưng cuối cùng thì những vấn đề của Nhật Bản cũng sẽ đuổi kịp nó. Nếu tôi là một thanh niên người Nhật và tôi có thể nói tiếng Anh, có lẽ tôi sẽ chọn đường di cư ra nước ngoài.
Bạn nên trích dẫn tác giả nhé!
Đây là về mặt dân số thôi, sang Nhật tôi thấy tuổi lao động của họ phải hơn 65 đối với đàn ông và thực sự họ vẫn rất hiệu quả trong công việc nhưng cũng không hề thấy họ trì chệ về tư duy, lúc nào cũng khát cái mới
 

phuoc050880

Xe tải
Biển số
OF-111784
Ngày cấp bằng
6/9/11
Số km
426
Động cơ
392,944 Mã lực
Nhiều chữ quá, túm lại là kệ cmn Nhật. Dưng mờ làng em nhiều người khá lên nhờ đi xklđ Nhật.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,826
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Văn hóa là thứ nên dung hòa giữa cái cố truyền và cái mới.
Văn hóa có thể là bàn đạp để phát triển kinh tế vd Nhật ở thập niên 1960. Nhưng cũng có thể là rào cản như Ấn Độ.
Em k khoái Nhật vì nó quá khắc khổ. Từ làm việc đến ăn uống. Lễ nghi quá.nhiều, cầu kỳ phức tạp.
Kể cả chịch em nghiên cứu qua JAV thấy k phóng đãng như Tây, vẫn trọng nam khinh nữ lắm.
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,491
Động cơ
493,849 Mã lực
Tôi đã chỉ đạo các cấp uỷ Nhật Bản những vấn đề sau, tái cơ cấu vật nuôi và cây trồng phải biết trồng cây gì, nuôi con gì, vốn ở đâu và bán cho ai. Phải xây dựng CP điện tử, không được ngủ quên trong cm bốn chấm không. Các cấp uỷ Nhật Bản đã quán triệt rồi ạ
 

nhim bong

Xe tăng
Biển số
OF-204367
Ngày cấp bằng
1/8/13
Số km
1,583
Động cơ
334,160 Mã lực
Sau khoảng 2 năm làm với người Nhật em hãi đến tận cổ, thâm nho lắm chứ ko như cái mặt vui vẻ khi gặp nhau.
 

Mợ toét 2710

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
29,722
Động cơ
554,896 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
E thích dùng đồ Nhật nhưng k thích văn hoá Nhật nên k bao giờ thích con sang du học hay làm việc cho Nhật
 

Hanoithu

Xe tải
Biển số
OF-621341
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
337
Động cơ
132,359 Mã lực
Nhật nên có những chính sách thuận lợi để nữ tham gia tích cực vào nền kinh tế như phương Tây là có thêm một lực lượng lao động lớn. Tuy nhiên việc thay đổi văn hoá cũng ko dễ. Việc giảm dân số là vấn đề chung của các nước giàu. Tỷ lệ sinh ở Nhật cũng như Tây Âu thôi. Dân Nhật chế độ ăn uống khoa học, y tế tốt làm tuổi thọ họ cao, tỷ lệ người già cao so với các nước. Họ đã bắt đầu thấy thiếu lực lượng lao động trẻ nên đã có những chính sách nới lỏng nhập cư một cách có trật tự. Nhập cư ồ ạt không chọn lọc sẽ gây bất ổn cho dân họ, nhất là xung đột về văn hoá, tôn giáo. Nhật là một dân tộc thông minh, đẳng cấp. Họ nhất định tìm ra hướng đi tốt nhất cho mình.
 

buôn chổi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-621261
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
370
Động cơ
119,320 Mã lực
Tuổi
33
Nhật bổn sắp đến ngày xuống hố rồi, tương lai của Á châu thuộc về Ziệc Lam, nhá.
 

Cụ Cún

Xe hơi
Biển số
OF-491255
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
140
Động cơ
191,020 Mã lực
Tuổi
30
Nơi ở
Hà Nội
Website
pshop.vn
Em thấy sống lâu quá cũng không hay, mang ghánh nặng cho XH, em chỉ cần sống đến 60, già rồi còn gì vui thú nữa đâu :D
Ủa, thế không chịu đóng bảo hiểm đến 62 tuổi à? Như thế là lệch đường nối dồi :))
 

kiwi8.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596094
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
773
Động cơ
136,581 Mã lực
Nhật bản đã vào đọc và rất lấy làm xấu hổ đã qua giai đoạn dân số vàng, tới thời kỳ già hoá. Nhật đang run rẩy ở vị trí kinh tế thứ 3 thế giới. Rất ghen tị với VN dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động nhiều cmn nhất. :)):)):)).




Xuất khẩu osin, gái mang ngoại tệ về cho quê hương. Ôi tự hào vãi đái. Đẻ nhiều vào cc ạ :)):)):))
 

Monobo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-665758
Ngày cấp bằng
3/6/19
Số km
472
Động cơ
111,560 Mã lực
Tuổi
36
Nó chả yếu hay gì đâu, nó làm mấy cái tàu ghẻ mà China kêu như chọc tiết rồi đấy :D Bố cái thằng Tàu. :))

Mĩ thả nó vài năm xem, Tàu Jpan sẽ chạy khắp biển Đông.

Tày loay hoay mãi mà có biết tàu sân bay là cái mứt gì đâu. Được cái secondhand chạy làm như oách lắm, làm oai với Việt Nam, Lào...Bọn Japan chắc nó buồn cười lắm.

Japan em tin, năng lực của nó 5 năm cho nó vũ trang, nó muốn chắc đóng cả vài chục cái ấy.
Trc có thằng nhật hay mẽo tuyên bố nhật thả ra chỉ cần 3 tháng chế tạo bom nguyên tử với vkhn.
Nhật mà thả nó ra trong 2 năm có khi nó đóng 10 chiếc tàu sân bay to như của mẽo chạy khắp thế giới luôn ấy :))
Tàu sân bay hiện tại của nó đóng tẹo xong mà ngon choét, như kiểu đóng chơi mà ra sản phẩm ngon :D
Thả nó ra chế độ phát xít nó vùng lên nó sẽ đánh thằng khựa đầu tiên =))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top