Có lẽ các bạn cũng đã tìm hiểu nhiều về chế tạo mô hình, đã đọc qua nhiều bài viết, kể cả bài rất...nhức đầu của Howard Sullivan về nhập môn, và cũng đã tham khảo nhiều thông tin khác nhau....và bây giờ, bạn muốn bắt đầu. Vậy, một cách cụ thể, bạn cần sắm những gì để có thể lắp ráp hay chế tạo, và bay mô hình máy bay ?
Một thân (body) tàu huấn luyện (trainner):
Bạn có thể dễ dàng tậu một thân tàu ARF (link) (almost ready to fly = gần sẵn sàng để bay) huấn luyện tại Việt Nam với giá từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng. Rất ít trainer tại Việt Nam làm bằng balsa, mà đa số làm bằng gỗ (cây) gòn. Tàu trainer tại Việt Nam thường có sải cánh khoảng 1,5 mét. Một số tàu nước ngoài có sải cánh lớn hơn cho tầm nhìn tốt hơn nhưng không thông dụng lắm do khó vận chuyển.
Một tàu ARF gồm những bộ phận như thế này (chú ý: không bao gồm máy nổ và radio).
Bạn cũng có thể mua tàu trainer tại nước ngoài, đa số làm từ balsa, với giá từ 80 đến 120 đô-la. Hiện nay, Hobbico vừa tung ra mẫu Nexstar (xem hình) hiện đại, có flaps, với airfoil kép cải tiến, được đánh giá là trainer rất tốt cho người mới làm quen. Tuy nhiên khi đặt hàng từ nước ngoài cần chú ý đến chi phí gửi nhận hàng. Hơn nữa, trong quá trình học bay bạn có nhiều khả năng...rơi tàu (crash) nên việc mua tàu Việt Nam thường...hợp lý hơn.
Nhớ rằng tàu trainer ARF, cũng như các kit ARF khác, thường bao gồm các phụ tùng (accessories) cần thiết:
Pushrod: các que bằng gỗ hay kim loại để nối servo với các bộ phận điều khiển máy bay. Push rod nối với control-horn bằng các connector.
Control-horn: khớp nối giữa pushrod với bộ phận điều khiển. (hình)
Engine mount: bệ máy, để gắn máy nổ lên máy bay.
Landing gear: càng đáp, tất nhiên phải có, cùng 3 bánh xe
Bình nhiên liệu (fuel tank): bình nhỏ bằng nhựa dung tích khoảng 300cc, bao gồm hai ống nhỏ dẫn xăng bằng kim loại gắn sẵn trên bình. Chú ý có một ống sẽ có một đoạn ống silicon mềm (trong bình), đây là ống dẫn xăng đến máy.
Spinner: Chụp chổ cốt máy gắn cánh quạt. Đa số các nhà chế tạo đều bán kèm spinner với kit ARF.
Các ốc vít cần thiết.
Một vài trainer phổ biến tại VN: Discovery (flat bottom/cánh bằng), Challenger (semi-symetrical/cánh bán đối xứng),Hornet (semi-symetrical)...
Theo tôi, bạn nên mua một thân tàu có airfoil (dạng gân cánh) semi-symetrical luôn: vừa bay tập dễ dàng, vừa bay sport flying thoải mái. Chiếc Hornet của hãng VMAR là một gợi ý.
Một máy nổ:
(Hình) Một trainer 60 (sải cánh 60in, khoảng 1,5m) thường cần một máy nổ loại hai thì, dung tích 0.40ci - 0.46ci (ci: cubic inches = inch khối). Ở nước ngoài, việc xử dụng nhiên liệu pha thêm nitro là phổ biến, nên họ thường bay tàu trainer 60 với máy .40ci, nhưng tại VN việc xử dụng nitro không phổ biến, một phần do chi phí, vì vậy máy .46 được ưa chuộng hơn. Bạn có thể hỏi tôi, tại sao người ta vẫn xử dụng máy .40 ? Câu trả lời là do trọng lượng. Một máy .46 cho công suất cao hơn nhưng có trọng lượng nặng hơn máy .40, vốn dư sức (với nitro) kéo một tàu trainer bay với vận tốc và thực hiện các động tác ...trainer.
Bạn có thể dễ dàng mua máy .46 hai thì tại Việt Nam, giá cả thay đổi tùy nhãn hiệu: OS Engines, Thunder Tiger, GMS, Magnum, VMAX... Thông dụng nhất là OS Engines .46FX nổi tiếng, giá khoảng 180 đô, OS .46LA giá khoảng 120. Máy OS.46FX có trang bị bạc đạn (ball bearing) có tuổi thọ cao hơn .46LA. Ngoài ra, máy .46FX có tiếng nổ nhỏ hơn (vốn rất quan trọng khi bay ở nước ngoài). Theo giới chuyên môn, công suất máy FX không hơn bao nhiêu so với loại LA. Bạn cũng có thể tìm mua máy VMAX .46, giá mềm hơn OS .46 nhiều và chất lượng khá tốt. Máy .40 hơi khó tìm vì kén người bay, nhưng vẫn có thể tìm được. Tôi vẫn dùng máy OS .40 LA cho trainer của mình. Bạn có thể hỏi: Còn máy 4 thì thì sao ? Ồ, quá được đi chứ. Nhưng dùng máy 4 thì cho một trainer thì cũng giống như dùng Đồ Long Đao đề làm thịt vịt vậy. Thôi, theo tôi, một máy VMAX .46 (khoảng 70-80 đô gì đó) hay OS .46 LA (khoảng 100 đô) là đủ. Chú ý: thông thường máy không bao gồm bu-gi (glow plug), do vậy bạn phải mua thêm bu-gi giá khoảng 3-4 đô-la.
Một bộ radio:Đây là phần quan trọng và mắc tiền nhất đối với trainer, và cũng là phần tôi thích nhất. Một trainer thường cần một bộ radio 4 channels (kênh): 1 cho ailerons, 1 cho elevator, 1 cho throttle (ga), và 1 cho rudder. Nếu bạn dự định chỉ chơi glider (tàu lượn) thì một bộ 3 channel cũng đủ, tuy nhiên, giá cả có thể không chênh lệch nhiều. Hơn nữa, cũng có thể khi bạn tham gia thật sự, bạn có thể nhận thấy chỉ glider thôi thì chưa ... đã, và thay đổi ý kiến: phải 4 kênh mới được. Nếu bạn chắc chắn rằng R/C modelling (chế tạo và điều khiển mô hình) là cái thú lâu bền của bạn (tôi thành thật mong thế) thì bạn nên tậu một bộ ...6 kênh. Hai kênh 5 và 6 sẽ dùng cho flaps và landing gear (bánh đáp) - những thành phần không thể thiếu đối với người chế tạo mô hình máy bay thật sự (xem thêm về scale).
Một radio 6 kênh thường có các chức năng mixing (link), thường là mix (trộn, hay phối hợp) hai kênh với nhau để thực hiện một điều khiển nào đó. Một trong những mix đơn giản nhất, nhưng thú vị, là flaperons, nghĩa là ailerons được dùng 2 servos để vừa làm ailerons, vừa là flaps khi cất hạ cánh. Thú vị chứ ! Còn một điều thú vị khác: Tôi có một máy điều khiển Hitec FOCUS (AM) 3 channels có mixing ! Riêng tôi, thú thật với bạn, tôi rất thèm một máy Multiplex 12 channels: ngoài 6 kênh tối thiểu, bạn có thể dùng các kênh khác để đề máy (tất nhiên phải có cái đề loại airborne gắn trên tàu), đóng mở canopi, dùng airbrake (thắng), thả dù, chụp không ảnh, mở cửa sau của chiếc C-5A GALAXY để thả tiếp tế, hay thậm chí bắn rocket và...ném bom nữa. Đúng rồi, tôi đang bàn về những mô hình thật sự: scale models.
Hiện nay radio có ba chuẩn thu phát: AM, FM, và PCM.
AM (Ampilitude Modulation): hiện nay còn dùng nhưng hiếm thấy.
FM (Frequency Modulation): Thông dụng nhất là radio FM, có đủ các hạng từ 2 kênh đến 7 kênh (ví dụ như HITEC ECLIPSE hoặc FUTABA 7C).
PCM (Pulse Code Modulation): Loại radio kỹ thuật số đa năng, có thể lập trình, thường áp dụng cho loại 6 kênh trở lên. Giá cao.
Các thành phần của bộ radio:
Máy phát (transmitter, còn gọi là Tx)
Máy thu (receiver, còn gọi là Rx). Receiver trong hình có tám kênh. Một receiver của máy 4 kênh thường có sẵn từ 4-5 kênh. Nếu may mắn, bạn có thể tậu được một bộ radio 4 có Rx 7 kênh.
Servo: mô-tơ đặc biệt thực hiện lệnh từ receiver. Một bộ radio standard thường gồm có 3 servos. Bạn sẽ cần mua thêm 1 cái thứ 4, giá từ $12 - $15 tùy hiệu (và tùy lương tâm người bán).
Bạn cũng nên chú ý, bộ radio thường có sẵn bộ công-tắc (switch) dành cho receiver. Dù có thể mua thêm dễ dàng, nhưng bộ theo máy vẫn tốt hơn nhiều.
Pin Tx, pin Rx và Máy sạc pin:
Xin bạn đừng đánh giá thấp vai trò của bộ cấp điện này. Một vài người mua pin charge và một ít dây điện, hàn các viên pin lại với nhau, rồi dùng màng co (heat shrink wrapper) để bọc bộ pin lại, trông rất giống hàng chính hiệu. Thật ra chất lượng của các bộ pin này thua xa các bộ pin theo máy - thậm chí thua xa các bộ không theo máy nhưng vẫn là hàng hiệu. Một trong những lý do chính là, chất lượng pin charge (lẻ) trên thị trường hiện nay thuộc loại trôi nổi; hàn các viên pin lại với nhau là việc dành cho dân điện tử xịn; v...v...Ngoài ra, bộ charger chính hãng thường có hai jack charge riêng, có thể charge đồng thời pin Tx và Rx. Điện thế (u) và dòng (i) của charger đã được tối ưu (thường ở mức 50mA), bảo đảm sạc đầy pin một cách an toàn và hiệu quả. Bạn có thể mua máy charge rời trên thị trường, tuy nhiên khó có thể bảo đảm pin tự chế và charger mua rời làm việc an toàn và hiệu quả cùng nhau. Nhân đây xin bạn chú ý thêm: các bộ phận điện tử của bộ radio, nhất là Rx, là rất nhạy cảm và dễ hư hỏng khi va chạm. Do vậy, luôn luôn bọc (wrap) radio trong một vật liệu giảm chấn (như latex chẳng hạn) để tăng tuổi thọ Rx. Ngoài ra, cố gắng tránh các thành phần của bộ radio (Rx, Tx, servo, pin...) bị ẩm ướt. Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép bạn nên trang bị thêm thiết bị xử lý pin dùng để xả (discharge) pin trước khi charge lại.
Xin bạn để ý: Sự sống còn của chiếc tàu phụ thuộc rất lớn vào bộ radio. Nếu pilot nào không quan tâm bảo vệ đúng mức bộ radio của mình, nhất là máy thu, thì hầu như chắc chắn đó là pilot dưới tầm amateur và rất, rất, rất không đáng tin cậy.
Chú ý: các bộ radio bán tại VN (giá tham khảo nói trên) , kể cả FUTABA, thường không có bộ pin và sạc đi kèm. Bộ pin (gồm Tx và Rx) và sạc có giá khoảng 70 đô. Nếu có thể, bạn nên tìm mua một bộ radio có pin và sạc theo máy. Về sau, bạn sẽ thấy điều này quan trọng như thế nào.
Crystal: Cũng hay được gọi là "thạch anh", là một cặp thiết bị điện tử nhỏ dùng ấn định tần số, một gắn trên Tx, một gắn trên Rx. Trên crystal thường in rõ băng tần (band) và tần số (frequency) hoạt động.
Một bộ radio 4 kênh tại VN có giá từ 200 đến 250 đô tùy nhãn hiệu. Bạn nên chú ý: Radio bán tại VN đa số dùng cho châu Á hay châu Âu, crystal thường dùng băng tần khoảng 35 đến 42; radio tại Hoa-Kỳ hay Canada thường dùng băng tần 72 cho máy bay.
Các nhãn hiệu thông dụng tại VN gồm FUTABA, HITEC, AIRTRONICS, JR (Japan Radio, chất lượng rất tốt, nhưng hơi khó kiếm và ít phụ tùng).
Nhiên liệu và đồ nghề:
Nhiều người cho rằng đồ nghề không quan trọng lắm, chủ yếu có đủ bộ máy bay và radio là có thể bắt đầu. Trước đây tôi cũng từng ngây thơ như thế, do vậy, tuy tôi đã nhờ người thân mua bộ starting pack của Tower Hobbies, nhưng vẫn còn thiếu một đôi thứ mà tôi cho là không quan trọng. Thực tế có hơi khác một tí: bây giờ việc lên sân bay mà thiếu đồ nghề đối với tôi là hơi ...thiếu nghiêm túc.
Bạn cần một bình xăng, loại chừng 2 lít là đủ. Đó là cái can nhỏ bình thường thiên hạ vẫn dùng để đựng các thứ chất lỏng như nước, xăng, dầu, dầu ăn, và cả...nước mắm. Bạn sẽ cần gắn thêm vài thứ: ống xăng, đầu bơm xăng, máy bơm (điện hay quay tay).Sau đó, đổ nhiên liệu vào. Một bình xăng có bơm trông như thế này (hình).
Ống xăng cho bình xăng: thường bằng silicon, cũng chính là loại ống xăng từ bình nhiên liệu (link) đến máy nổ trên máy bay. có thể mua dễ dàng khắp nơi.
Đầu bơm xăng: Một bộ thiết bị nhỏ thường gồm cả màng lọc (filter) (hình), dùng để nối giữa bình nhiên liệu và bình xăng máy bay để bơm hay hút nhiên liệu. Giá tại Mỹ khoảng 10 đô la, nhưng bạn có giải pháp khác ít đô-la hơn: ruột viết Bic. Tôi khoái giải pháp này hơn, vì rất đơn giản mà lại hiệu nghiệm và, quan trọng, là ít tốn kém. Ngoài ra còn giải pháp bình sữa tắm, gom toàn bộ bình xăng, bơm...vào trong một thứ rẻ tiền mà lại khá dễ kiếm.
Bơm xăng quay tay (hand crank): tôi chưa thấy modeller nào dùng biện pháp hút xăng bằng...miệng như mấy bác tài xe tải (ngày xưa), lý do là món nhiên liệu methanole trộn nhớt (loại dành cho mô hình) khó xơi hơn món A92 và kể cả gazoil. Bơm tay cho mô hình cũng giống như mọi loại bơm nhiên liệu khác, ngoại trừ kích cỡ của nó thuộc loại ...mô hình.
Bơm xăng điện (electric pump): một giải pháp mắc tiền hơn nhưng tiện lợi và trông có vẻ hiện đại hơn bơm quay tay. Thế thôi.
Pin mồi (glow-starter): thường gọi là pin mồi, nhưng thật ra thiết bị này là một máy nhỏ làm nóng bu-gi xử dụng nguồn điện một chiều 1,25v. Nếu có quan hệ tốt với các pilot cựu binh trên sân, có thể bạn sẽ được họ hướng dẫn cho cách chế tạo một cái mồi (đúng vậy, không giống như thứ chính thống mà bạn vừa xem hình) dùng bình 12v. Lưu ý một điều là hệ thống này thường có dây nhợ lòng thòng, nếu bất cẩn là vướng cánh quạt (đang quay ấy) như chơi.
Chicken stick (giò gà): một cái que bằng gỗ có bọc cao su để quay cánh quạt để nổ máy. Nói khác đi cái que này thay thế ...ngón tay của bạn, tránh việc bị đứt tay do cánh quạt bén cắt khi khởi động máy.
Nếu khấm khá hơn, thay vì chicken stick, bạn có thể tậu một máy khởi động bằng điện (electric starter) mà dân trong giới thường gọi là cái đề (thật lạ lùng là mọi thứ của máy bay mô hình đều thuộc giống cái, kể cả bản thân máy bay, người Mỹ thường gọi là she hay her).
Electric starter: cái đề, là một mô-tơ dùng điện bình 12v, đầu có họng cao-su dùng để cắm vào spinner (link) để đề máy. Cái món này thì hẳn là hiện đại hoá hơn cái giò gà nhiều, nhưng bạn cũng phải hé hầu bao tương ứng, khoảng 60-70 đô-la gì đó. Nói vậy, chứ thật ra cái đề thì ưu việt hơn cái giò gà nhiều. Một trong những cái sự cao đẳng của nó là nó tránh gây hại cho cánh quạt, vốn rất cần cân bằng không sứt mẻ, nhất là những cánh quạt gỗ dùng cho scale mà thường thì giá một cái đôi khi còn mắc hơn cái đề của chúng ta. Thú thật với bạn tôi là pilot duy nhất sở hữu một cái...giò gà hàng hiệu, Hobbico, mà anh buddy (bạn bay chung) của tôi rất khoái. Nó trông cũng...sành điệu lắm, không giống như của nhà nghèo tí nào. Nhưng bên cạnh đó tôi cũng bấm bụng tậu thêm một cái đề cho...nó an toàn.
Bình điện 12v: Nếu đã dùng một trong những thứ như bơm xăng, starter...thì tất nhiên bạn phải có 1 bình điện nhỏ 12v, loại giống như bình khô của xe gắn máy. Một số tiệm hobby thường có sẵn máy sạc mini dành cho bình này cũng khá tiện lợi.
Một vài dụng cụ:
khoá mở bu-gi (loại dùng cho mô-hình), tuộc-nơ-vít, khoá số 8/10/12 (để mở bù-lon cánh quạt)...
Một bình nước xà bông, chính xác là xà bông ...rửa kiếng (tất nhiên làm gì có loại dành cho mô hình) dùng rửa tàu sau khi bay. Bên hông tàu của bạn sau khi bay sẽ thường dính một bệt xăng dầu dòm khá thê thảm. Bạn cũng có thể dùng cồn, nhưng tuyệt nhiên không dùng những thứ có khả năng bào mòn hay ăn sơn, như benzen chẳng hạn. Nhớ kèm thêm ít nhất 2 cái (tốt nhất là 3) khăn lông nhỏ. Một cái để lau tàu, một cái lau tay, cái còn lại để...cho mượn. Cái khăn là cái tôi từng cho là không quan trọng nhưng rốt cuộc phải...thẹn thùng đi mượn của những người...rộng rãi trên sân.
Sau cùng, là một cái thùng (field box) để đựng toàn bộ mớ rau củ quả trên. Nếu là một cái field box có chổ đựng cái Tx luôn thì tuyệt hảo. Ngoài ra, sành điệu thì nên tậu một cái field box có kệ đỡ thân tàu - đôi khi bạn phải lật ngửa bé cưng lên để gia cố hay sửa chữa một thứ gì đó (landing gear chẳng hạn) dưới bụng.
Thật ra sau cùng hơn nữa, là nhiên liệu. Thứ này thì thường ông thầy của bạn sẽ giúp chuẩn bị dùm bạn một hai lần đầu, để bảo đảm công thức bào chế được tôn trọng. Ông thầy hiện nay của tôi, thật ra là một hảo bằng hữu của tôi, thì thường tự tay bào chế món xăng và tôi chỉ việc ...vô tâm hưởng thụ, mà chưa bao giờ hoàn vốn lại cho anh ấy xu nào. Nói ra thì thật mắc cỡ, nhưng mà có lẽ thằng bạn tôi nó thương tình cho cái mửng hay gặp khó khăn về tài chính mà lại ham ...bay nhảy như tôi.
Thật ra điều quan trọng nhất chính là... ông thầy dạy bay của bạn. Không nhất thiết bạn phải dẫn theo một tay thầy bói hay tướng số để tầm sư học đạo, nhưng quả thật, việc bạn tầm được một ông thầy có kiến thức, có kỹ năng, và đầy lương tâm là một bảo đảm cho thành công của bạn.
Tất cả những thứ lằng nhằng ở trên, bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở vài tiệm hobby tôi thấy mới mở trong thời gian vừa qua, trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đoạn gần Lý Chính Thắng. Một số trung tâm thương mại như Thương xá Tax, Sài-gòn Tourist, Củ Sâm, à không, Diamond Plaza cũng có. Có điều bạn nên tham khảo giá trước, tốt nhất là lên tận airfield (sân bay, nói cho oai, chứ thật ra là một miếng ruộng ...lác, được nhà đầu tư nào đó đổ đất để đô thị hoá) mà tham khảo anh em. Bạn yên tâm là anh em sẽ rất khoái khi thấy có thêm hội viên mà chia ngọt xẻ ...tàu, do đó sẽ rất tận tình dìu dắt bạn trên bước đường ...phi hành (mà không thu...học phí đâu, thật đấy). Ngoài ra, nếu đã đọc được những dòng này (thì chắc bạn truy cập internet được chứ nhỉ ? hả ?) thì bạn cũng rất nên ghé thăm vài site về bán hàng RC (link), cụ thể như Tower Hobbies chẳng hạn. Tuy bạn khó mà mua hàng trực tiếp từ TH, nhưng bạn cũng có thể nghiên cứu thêm về giá cả và chủng loại hàng hoá, từ đó có thể...cộng thêm một ít chi phí, rồi tính ra giá chấp nhận được tại thị trường nước ta. Theo tôi, TH là site bán hàng quan trọng trong làng. Ồ không đâu, tôi cũng chỉ là...con nợ của Tower Hobbies thôi, không phải cổ đông chia lãi nên phải quảng cáo du dương, như bạn nghĩ đâu.
Đến đây, tôi nghĩ rằng bạn có thể lên đường được rồi đấy. Chúc bạn may mắn, và,
BAY SƯỚNG NHÉ !
Theo: http://www.saigonpilots.com/index.htm
Một thân (body) tàu huấn luyện (trainner):
Bạn có thể dễ dàng tậu một thân tàu ARF (link) (almost ready to fly = gần sẵn sàng để bay) huấn luyện tại Việt Nam với giá từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng. Rất ít trainer tại Việt Nam làm bằng balsa, mà đa số làm bằng gỗ (cây) gòn. Tàu trainer tại Việt Nam thường có sải cánh khoảng 1,5 mét. Một số tàu nước ngoài có sải cánh lớn hơn cho tầm nhìn tốt hơn nhưng không thông dụng lắm do khó vận chuyển.
Một tàu ARF gồm những bộ phận như thế này (chú ý: không bao gồm máy nổ và radio).
Bạn cũng có thể mua tàu trainer tại nước ngoài, đa số làm từ balsa, với giá từ 80 đến 120 đô-la. Hiện nay, Hobbico vừa tung ra mẫu Nexstar (xem hình) hiện đại, có flaps, với airfoil kép cải tiến, được đánh giá là trainer rất tốt cho người mới làm quen. Tuy nhiên khi đặt hàng từ nước ngoài cần chú ý đến chi phí gửi nhận hàng. Hơn nữa, trong quá trình học bay bạn có nhiều khả năng...rơi tàu (crash) nên việc mua tàu Việt Nam thường...hợp lý hơn.
Nhớ rằng tàu trainer ARF, cũng như các kit ARF khác, thường bao gồm các phụ tùng (accessories) cần thiết:
Pushrod: các que bằng gỗ hay kim loại để nối servo với các bộ phận điều khiển máy bay. Push rod nối với control-horn bằng các connector.
Control-horn: khớp nối giữa pushrod với bộ phận điều khiển. (hình)
Engine mount: bệ máy, để gắn máy nổ lên máy bay.
Landing gear: càng đáp, tất nhiên phải có, cùng 3 bánh xe
Bình nhiên liệu (fuel tank): bình nhỏ bằng nhựa dung tích khoảng 300cc, bao gồm hai ống nhỏ dẫn xăng bằng kim loại gắn sẵn trên bình. Chú ý có một ống sẽ có một đoạn ống silicon mềm (trong bình), đây là ống dẫn xăng đến máy.
Spinner: Chụp chổ cốt máy gắn cánh quạt. Đa số các nhà chế tạo đều bán kèm spinner với kit ARF.
Các ốc vít cần thiết.
Một vài trainer phổ biến tại VN: Discovery (flat bottom/cánh bằng), Challenger (semi-symetrical/cánh bán đối xứng),Hornet (semi-symetrical)...
Theo tôi, bạn nên mua một thân tàu có airfoil (dạng gân cánh) semi-symetrical luôn: vừa bay tập dễ dàng, vừa bay sport flying thoải mái. Chiếc Hornet của hãng VMAR là một gợi ý.
Một máy nổ:
(Hình) Một trainer 60 (sải cánh 60in, khoảng 1,5m) thường cần một máy nổ loại hai thì, dung tích 0.40ci - 0.46ci (ci: cubic inches = inch khối). Ở nước ngoài, việc xử dụng nhiên liệu pha thêm nitro là phổ biến, nên họ thường bay tàu trainer 60 với máy .40ci, nhưng tại VN việc xử dụng nitro không phổ biến, một phần do chi phí, vì vậy máy .46 được ưa chuộng hơn. Bạn có thể hỏi tôi, tại sao người ta vẫn xử dụng máy .40 ? Câu trả lời là do trọng lượng. Một máy .46 cho công suất cao hơn nhưng có trọng lượng nặng hơn máy .40, vốn dư sức (với nitro) kéo một tàu trainer bay với vận tốc và thực hiện các động tác ...trainer.
Bạn có thể dễ dàng mua máy .46 hai thì tại Việt Nam, giá cả thay đổi tùy nhãn hiệu: OS Engines, Thunder Tiger, GMS, Magnum, VMAX... Thông dụng nhất là OS Engines .46FX nổi tiếng, giá khoảng 180 đô, OS .46LA giá khoảng 120. Máy OS.46FX có trang bị bạc đạn (ball bearing) có tuổi thọ cao hơn .46LA. Ngoài ra, máy .46FX có tiếng nổ nhỏ hơn (vốn rất quan trọng khi bay ở nước ngoài). Theo giới chuyên môn, công suất máy FX không hơn bao nhiêu so với loại LA. Bạn cũng có thể tìm mua máy VMAX .46, giá mềm hơn OS .46 nhiều và chất lượng khá tốt. Máy .40 hơi khó tìm vì kén người bay, nhưng vẫn có thể tìm được. Tôi vẫn dùng máy OS .40 LA cho trainer của mình. Bạn có thể hỏi: Còn máy 4 thì thì sao ? Ồ, quá được đi chứ. Nhưng dùng máy 4 thì cho một trainer thì cũng giống như dùng Đồ Long Đao đề làm thịt vịt vậy. Thôi, theo tôi, một máy VMAX .46 (khoảng 70-80 đô gì đó) hay OS .46 LA (khoảng 100 đô) là đủ. Chú ý: thông thường máy không bao gồm bu-gi (glow plug), do vậy bạn phải mua thêm bu-gi giá khoảng 3-4 đô-la.
Một bộ radio:Đây là phần quan trọng và mắc tiền nhất đối với trainer, và cũng là phần tôi thích nhất. Một trainer thường cần một bộ radio 4 channels (kênh): 1 cho ailerons, 1 cho elevator, 1 cho throttle (ga), và 1 cho rudder. Nếu bạn dự định chỉ chơi glider (tàu lượn) thì một bộ 3 channel cũng đủ, tuy nhiên, giá cả có thể không chênh lệch nhiều. Hơn nữa, cũng có thể khi bạn tham gia thật sự, bạn có thể nhận thấy chỉ glider thôi thì chưa ... đã, và thay đổi ý kiến: phải 4 kênh mới được. Nếu bạn chắc chắn rằng R/C modelling (chế tạo và điều khiển mô hình) là cái thú lâu bền của bạn (tôi thành thật mong thế) thì bạn nên tậu một bộ ...6 kênh. Hai kênh 5 và 6 sẽ dùng cho flaps và landing gear (bánh đáp) - những thành phần không thể thiếu đối với người chế tạo mô hình máy bay thật sự (xem thêm về scale).
Một radio 6 kênh thường có các chức năng mixing (link), thường là mix (trộn, hay phối hợp) hai kênh với nhau để thực hiện một điều khiển nào đó. Một trong những mix đơn giản nhất, nhưng thú vị, là flaperons, nghĩa là ailerons được dùng 2 servos để vừa làm ailerons, vừa là flaps khi cất hạ cánh. Thú vị chứ ! Còn một điều thú vị khác: Tôi có một máy điều khiển Hitec FOCUS (AM) 3 channels có mixing ! Riêng tôi, thú thật với bạn, tôi rất thèm một máy Multiplex 12 channels: ngoài 6 kênh tối thiểu, bạn có thể dùng các kênh khác để đề máy (tất nhiên phải có cái đề loại airborne gắn trên tàu), đóng mở canopi, dùng airbrake (thắng), thả dù, chụp không ảnh, mở cửa sau của chiếc C-5A GALAXY để thả tiếp tế, hay thậm chí bắn rocket và...ném bom nữa. Đúng rồi, tôi đang bàn về những mô hình thật sự: scale models.
Hiện nay radio có ba chuẩn thu phát: AM, FM, và PCM.
AM (Ampilitude Modulation): hiện nay còn dùng nhưng hiếm thấy.
FM (Frequency Modulation): Thông dụng nhất là radio FM, có đủ các hạng từ 2 kênh đến 7 kênh (ví dụ như HITEC ECLIPSE hoặc FUTABA 7C).
PCM (Pulse Code Modulation): Loại radio kỹ thuật số đa năng, có thể lập trình, thường áp dụng cho loại 6 kênh trở lên. Giá cao.
Các thành phần của bộ radio:
Máy phát (transmitter, còn gọi là Tx)
Máy thu (receiver, còn gọi là Rx). Receiver trong hình có tám kênh. Một receiver của máy 4 kênh thường có sẵn từ 4-5 kênh. Nếu may mắn, bạn có thể tậu được một bộ radio 4 có Rx 7 kênh.
Servo: mô-tơ đặc biệt thực hiện lệnh từ receiver. Một bộ radio standard thường gồm có 3 servos. Bạn sẽ cần mua thêm 1 cái thứ 4, giá từ $12 - $15 tùy hiệu (và tùy lương tâm người bán).
Bạn cũng nên chú ý, bộ radio thường có sẵn bộ công-tắc (switch) dành cho receiver. Dù có thể mua thêm dễ dàng, nhưng bộ theo máy vẫn tốt hơn nhiều.
Pin Tx, pin Rx và Máy sạc pin:
Xin bạn đừng đánh giá thấp vai trò của bộ cấp điện này. Một vài người mua pin charge và một ít dây điện, hàn các viên pin lại với nhau, rồi dùng màng co (heat shrink wrapper) để bọc bộ pin lại, trông rất giống hàng chính hiệu. Thật ra chất lượng của các bộ pin này thua xa các bộ pin theo máy - thậm chí thua xa các bộ không theo máy nhưng vẫn là hàng hiệu. Một trong những lý do chính là, chất lượng pin charge (lẻ) trên thị trường hiện nay thuộc loại trôi nổi; hàn các viên pin lại với nhau là việc dành cho dân điện tử xịn; v...v...Ngoài ra, bộ charger chính hãng thường có hai jack charge riêng, có thể charge đồng thời pin Tx và Rx. Điện thế (u) và dòng (i) của charger đã được tối ưu (thường ở mức 50mA), bảo đảm sạc đầy pin một cách an toàn và hiệu quả. Bạn có thể mua máy charge rời trên thị trường, tuy nhiên khó có thể bảo đảm pin tự chế và charger mua rời làm việc an toàn và hiệu quả cùng nhau. Nhân đây xin bạn chú ý thêm: các bộ phận điện tử của bộ radio, nhất là Rx, là rất nhạy cảm và dễ hư hỏng khi va chạm. Do vậy, luôn luôn bọc (wrap) radio trong một vật liệu giảm chấn (như latex chẳng hạn) để tăng tuổi thọ Rx. Ngoài ra, cố gắng tránh các thành phần của bộ radio (Rx, Tx, servo, pin...) bị ẩm ướt. Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép bạn nên trang bị thêm thiết bị xử lý pin dùng để xả (discharge) pin trước khi charge lại.
Xin bạn để ý: Sự sống còn của chiếc tàu phụ thuộc rất lớn vào bộ radio. Nếu pilot nào không quan tâm bảo vệ đúng mức bộ radio của mình, nhất là máy thu, thì hầu như chắc chắn đó là pilot dưới tầm amateur và rất, rất, rất không đáng tin cậy.
Chú ý: các bộ radio bán tại VN (giá tham khảo nói trên) , kể cả FUTABA, thường không có bộ pin và sạc đi kèm. Bộ pin (gồm Tx và Rx) và sạc có giá khoảng 70 đô. Nếu có thể, bạn nên tìm mua một bộ radio có pin và sạc theo máy. Về sau, bạn sẽ thấy điều này quan trọng như thế nào.
Crystal: Cũng hay được gọi là "thạch anh", là một cặp thiết bị điện tử nhỏ dùng ấn định tần số, một gắn trên Tx, một gắn trên Rx. Trên crystal thường in rõ băng tần (band) và tần số (frequency) hoạt động.
Một bộ radio 4 kênh tại VN có giá từ 200 đến 250 đô tùy nhãn hiệu. Bạn nên chú ý: Radio bán tại VN đa số dùng cho châu Á hay châu Âu, crystal thường dùng băng tần khoảng 35 đến 42; radio tại Hoa-Kỳ hay Canada thường dùng băng tần 72 cho máy bay.
Các nhãn hiệu thông dụng tại VN gồm FUTABA, HITEC, AIRTRONICS, JR (Japan Radio, chất lượng rất tốt, nhưng hơi khó kiếm và ít phụ tùng).
Nhiên liệu và đồ nghề:
Nhiều người cho rằng đồ nghề không quan trọng lắm, chủ yếu có đủ bộ máy bay và radio là có thể bắt đầu. Trước đây tôi cũng từng ngây thơ như thế, do vậy, tuy tôi đã nhờ người thân mua bộ starting pack của Tower Hobbies, nhưng vẫn còn thiếu một đôi thứ mà tôi cho là không quan trọng. Thực tế có hơi khác một tí: bây giờ việc lên sân bay mà thiếu đồ nghề đối với tôi là hơi ...thiếu nghiêm túc.
Bạn cần một bình xăng, loại chừng 2 lít là đủ. Đó là cái can nhỏ bình thường thiên hạ vẫn dùng để đựng các thứ chất lỏng như nước, xăng, dầu, dầu ăn, và cả...nước mắm. Bạn sẽ cần gắn thêm vài thứ: ống xăng, đầu bơm xăng, máy bơm (điện hay quay tay).Sau đó, đổ nhiên liệu vào. Một bình xăng có bơm trông như thế này (hình).
Ống xăng cho bình xăng: thường bằng silicon, cũng chính là loại ống xăng từ bình nhiên liệu (link) đến máy nổ trên máy bay. có thể mua dễ dàng khắp nơi.
Đầu bơm xăng: Một bộ thiết bị nhỏ thường gồm cả màng lọc (filter) (hình), dùng để nối giữa bình nhiên liệu và bình xăng máy bay để bơm hay hút nhiên liệu. Giá tại Mỹ khoảng 10 đô la, nhưng bạn có giải pháp khác ít đô-la hơn: ruột viết Bic. Tôi khoái giải pháp này hơn, vì rất đơn giản mà lại hiệu nghiệm và, quan trọng, là ít tốn kém. Ngoài ra còn giải pháp bình sữa tắm, gom toàn bộ bình xăng, bơm...vào trong một thứ rẻ tiền mà lại khá dễ kiếm.
Bơm xăng quay tay (hand crank): tôi chưa thấy modeller nào dùng biện pháp hút xăng bằng...miệng như mấy bác tài xe tải (ngày xưa), lý do là món nhiên liệu methanole trộn nhớt (loại dành cho mô hình) khó xơi hơn món A92 và kể cả gazoil. Bơm tay cho mô hình cũng giống như mọi loại bơm nhiên liệu khác, ngoại trừ kích cỡ của nó thuộc loại ...mô hình.
Bơm xăng điện (electric pump): một giải pháp mắc tiền hơn nhưng tiện lợi và trông có vẻ hiện đại hơn bơm quay tay. Thế thôi.
Pin mồi (glow-starter): thường gọi là pin mồi, nhưng thật ra thiết bị này là một máy nhỏ làm nóng bu-gi xử dụng nguồn điện một chiều 1,25v. Nếu có quan hệ tốt với các pilot cựu binh trên sân, có thể bạn sẽ được họ hướng dẫn cho cách chế tạo một cái mồi (đúng vậy, không giống như thứ chính thống mà bạn vừa xem hình) dùng bình 12v. Lưu ý một điều là hệ thống này thường có dây nhợ lòng thòng, nếu bất cẩn là vướng cánh quạt (đang quay ấy) như chơi.
Chicken stick (giò gà): một cái que bằng gỗ có bọc cao su để quay cánh quạt để nổ máy. Nói khác đi cái que này thay thế ...ngón tay của bạn, tránh việc bị đứt tay do cánh quạt bén cắt khi khởi động máy.
Nếu khấm khá hơn, thay vì chicken stick, bạn có thể tậu một máy khởi động bằng điện (electric starter) mà dân trong giới thường gọi là cái đề (thật lạ lùng là mọi thứ của máy bay mô hình đều thuộc giống cái, kể cả bản thân máy bay, người Mỹ thường gọi là she hay her).
Electric starter: cái đề, là một mô-tơ dùng điện bình 12v, đầu có họng cao-su dùng để cắm vào spinner (link) để đề máy. Cái món này thì hẳn là hiện đại hoá hơn cái giò gà nhiều, nhưng bạn cũng phải hé hầu bao tương ứng, khoảng 60-70 đô-la gì đó. Nói vậy, chứ thật ra cái đề thì ưu việt hơn cái giò gà nhiều. Một trong những cái sự cao đẳng của nó là nó tránh gây hại cho cánh quạt, vốn rất cần cân bằng không sứt mẻ, nhất là những cánh quạt gỗ dùng cho scale mà thường thì giá một cái đôi khi còn mắc hơn cái đề của chúng ta. Thú thật với bạn tôi là pilot duy nhất sở hữu một cái...giò gà hàng hiệu, Hobbico, mà anh buddy (bạn bay chung) của tôi rất khoái. Nó trông cũng...sành điệu lắm, không giống như của nhà nghèo tí nào. Nhưng bên cạnh đó tôi cũng bấm bụng tậu thêm một cái đề cho...nó an toàn.
Bình điện 12v: Nếu đã dùng một trong những thứ như bơm xăng, starter...thì tất nhiên bạn phải có 1 bình điện nhỏ 12v, loại giống như bình khô của xe gắn máy. Một số tiệm hobby thường có sẵn máy sạc mini dành cho bình này cũng khá tiện lợi.
Một vài dụng cụ:
khoá mở bu-gi (loại dùng cho mô-hình), tuộc-nơ-vít, khoá số 8/10/12 (để mở bù-lon cánh quạt)...
Một bình nước xà bông, chính xác là xà bông ...rửa kiếng (tất nhiên làm gì có loại dành cho mô hình) dùng rửa tàu sau khi bay. Bên hông tàu của bạn sau khi bay sẽ thường dính một bệt xăng dầu dòm khá thê thảm. Bạn cũng có thể dùng cồn, nhưng tuyệt nhiên không dùng những thứ có khả năng bào mòn hay ăn sơn, như benzen chẳng hạn. Nhớ kèm thêm ít nhất 2 cái (tốt nhất là 3) khăn lông nhỏ. Một cái để lau tàu, một cái lau tay, cái còn lại để...cho mượn. Cái khăn là cái tôi từng cho là không quan trọng nhưng rốt cuộc phải...thẹn thùng đi mượn của những người...rộng rãi trên sân.
Sau cùng, là một cái thùng (field box) để đựng toàn bộ mớ rau củ quả trên. Nếu là một cái field box có chổ đựng cái Tx luôn thì tuyệt hảo. Ngoài ra, sành điệu thì nên tậu một cái field box có kệ đỡ thân tàu - đôi khi bạn phải lật ngửa bé cưng lên để gia cố hay sửa chữa một thứ gì đó (landing gear chẳng hạn) dưới bụng.
Thật ra sau cùng hơn nữa, là nhiên liệu. Thứ này thì thường ông thầy của bạn sẽ giúp chuẩn bị dùm bạn một hai lần đầu, để bảo đảm công thức bào chế được tôn trọng. Ông thầy hiện nay của tôi, thật ra là một hảo bằng hữu của tôi, thì thường tự tay bào chế món xăng và tôi chỉ việc ...vô tâm hưởng thụ, mà chưa bao giờ hoàn vốn lại cho anh ấy xu nào. Nói ra thì thật mắc cỡ, nhưng mà có lẽ thằng bạn tôi nó thương tình cho cái mửng hay gặp khó khăn về tài chính mà lại ham ...bay nhảy như tôi.
Thật ra điều quan trọng nhất chính là... ông thầy dạy bay của bạn. Không nhất thiết bạn phải dẫn theo một tay thầy bói hay tướng số để tầm sư học đạo, nhưng quả thật, việc bạn tầm được một ông thầy có kiến thức, có kỹ năng, và đầy lương tâm là một bảo đảm cho thành công của bạn.
Tất cả những thứ lằng nhằng ở trên, bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở vài tiệm hobby tôi thấy mới mở trong thời gian vừa qua, trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đoạn gần Lý Chính Thắng. Một số trung tâm thương mại như Thương xá Tax, Sài-gòn Tourist, Củ Sâm, à không, Diamond Plaza cũng có. Có điều bạn nên tham khảo giá trước, tốt nhất là lên tận airfield (sân bay, nói cho oai, chứ thật ra là một miếng ruộng ...lác, được nhà đầu tư nào đó đổ đất để đô thị hoá) mà tham khảo anh em. Bạn yên tâm là anh em sẽ rất khoái khi thấy có thêm hội viên mà chia ngọt xẻ ...tàu, do đó sẽ rất tận tình dìu dắt bạn trên bước đường ...phi hành (mà không thu...học phí đâu, thật đấy). Ngoài ra, nếu đã đọc được những dòng này (thì chắc bạn truy cập internet được chứ nhỉ ? hả ?) thì bạn cũng rất nên ghé thăm vài site về bán hàng RC (link), cụ thể như Tower Hobbies chẳng hạn. Tuy bạn khó mà mua hàng trực tiếp từ TH, nhưng bạn cũng có thể nghiên cứu thêm về giá cả và chủng loại hàng hoá, từ đó có thể...cộng thêm một ít chi phí, rồi tính ra giá chấp nhận được tại thị trường nước ta. Theo tôi, TH là site bán hàng quan trọng trong làng. Ồ không đâu, tôi cũng chỉ là...con nợ của Tower Hobbies thôi, không phải cổ đông chia lãi nên phải quảng cáo du dương, như bạn nghĩ đâu.
Đến đây, tôi nghĩ rằng bạn có thể lên đường được rồi đấy. Chúc bạn may mắn, và,
BAY SƯỚNG NHÉ !
Theo: http://www.saigonpilots.com/index.htm