[Funland] Nhận xét của một người Nhật về dân Bắc kỳ, nam kỳ!!!

phtuanbk

Xe hơi
Biển số
OF-186183
Ngày cấp bằng
20/3/13
Số km
169
Động cơ
334,610 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tính cách dân Nam dễ thương hơn nhưng trí tuệ thì dân Bắc hơn
Em không đồng ý với quan điểm của cụ đâu. Xét về trí tuệ thì chưa chắc Bắc đã hơn Nam đâu. Bắc kỳ mình nói đúng ra là khôn lỏi hơn thôi.
 

Joan_tèo

Xe tải
Biển số
OF-389248
Ngày cấp bằng
27/10/15
Số km
495
Động cơ
242,872 Mã lực
Tuổi
39
Bậy bạ nào
Chắc cụ bị nhiễm sách sử dạy bậy bạ tưởng rằng Nam kỳ là vùng đất hoang do đàng ngoài vào khai khẩn chứ gì
Lịch sử nó cũng ngàn năm như Bắc kỳ và phát triển không kém k muốn nói là hơn, nhá. Chẳng qua bị suy vong thôi. Đế quốc FUnan của nó còn thịnh vượng và mạnh hơn nhiều ngàoi này, liếm qua đất của Thái lan nữaa nhá.
Về học lại lịch sử đi
Em là dân Bắc nhá, nhưng cái gì cũng phải hiểu và nói cho đúng.
Bác chuẩn. Nói Nam Kỳ được đàng ngoài khai phá và trước đây là vùng đất hoang là nói tầm bậy. Chưa kể dân bất mãn bị tù đày là đày xuống ở miền Trung chứ không phải đày xuống tận Nam. Cho nên tính tình dân miền Trung mới can trường, lì lợm, chịu khắc khổ giỏi.
Còn dân Nam kỳ ghét Bắc kỳ là do các biến cố từ năm 54 đến năm 75 và sau 75 đến mãi tận 85 tức là cách đây vài chục năm thôi chứ không phải do gốc gác sâu xa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Fun_fun

Xe tăng
Biển số
OF-439158
Ngày cấp bằng
22/7/16
Số km
1,669
Động cơ
224,272 Mã lực
Có gì mà dìm hả cụ.
Chưa lâu đâu, e nhận thấy hình mình cuối những năm 70 trong ảnh 3-4-5 của cụ, khác 1 chút là có cái quần cộc sang trọng hơn cái khố.
Nhưng cụ còn thiếu ảnh kéo cái bừa không phải bằng trâu mà cũng là đôi vai của bọn em, có thể ảnh tư liệu báo chí đâu đó chứ bọn e khi đó làm gì biết cái chớp ảnh.
Tây hay Nhật nó nói thế hay nói nữa e thấy vẫn là chân thực hơn vạn lần sự tô son trát phấn mấy chục năm gần đây để rồi ngộ nhận, ảo tưởng.
làm vài bức ảnh minh họa tí. Thằng Nhật lùn dìm hàng tổ tiên anh em mình quá


















 

ô tô 30

Xe tải
Biển số
OF-103310
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
470
Động cơ
401,286 Mã lực
1. Dạ chả biết thật hay không chứ cháu thấy nếu nói về thật thà thì mấy ông dân tộc sống trên vùng cao hay dân vùng nông thôn khó khăn mới gọi là thật thà, thật như đếm luôn ạ, chứ bác bảo dân nam thật thà cháu thấy sai sai bởi cháu và nhiều bạn bè cháu đều cảm nhận dân nam giả tạo, 2 mặt, hèn nhát, khoái nói xấu sau lưng. Đơn giản là ngoài đời thì tỏ ra dễ chịu, thân thiện, nhưng lên mạng thì lộ mặt thật chửi như tát ao vậy.

4. Chuẩn, cái này bắt nguồn từ nguồn gốc dân trong nam đại đa số vốn là dân chạy tị nạn, trộm cướp, trốn tù, sống ngoài vòng pháp luật, thấp hèn hay những thành phần bất mãn khg sống đc ngoài Bắc nên bỏ vào nam sống. Những thành phần này vào nam sẽ luôn mang tư tưởng chống đối chính quyền nên việc dân nam ghét dân Bắc vốn thân chính quyền hay liên quan chính quyền nhiều là việc tất nhiên xảy ra
Cụ bao tuổi? đã sống trong Nam ngày nào chưa hay chỉ lên mấy cái trang mạng rồi nhận xét? Chán !
 

BMW2006

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-316568
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
2,302
Động cơ
310,376 Mã lực
Em không đồng ý với quan điểm của cụ đâu. Xét về trí tuệ thì chưa chắc Bắc đã hơn Nam đâu. Bắc kỳ mình nói đúng ra là khôn lỏi hơn thôi.
Người bắc nghĩ sâu hơn, tính xa hơn. Mang tính chiến lược hơn.

Người nam xởi lởi phóng khoáng nhưng chiều sâu kém.

Bởi thế nên thường thất bại trong những việc khó mang tính chiến lược
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
11,021
Động cơ
533,499 Mã lực

le nam 113

Xe buýt
Biển số
OF-573219
Ngày cấp bằng
9/6/18
Số km
800
Động cơ
149,710 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hà Nội
Website
tanaso.com
Mỗi một dân họ đều có cái nổi bật của họ
 

hello2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-413250
Ngày cấp bằng
28/3/16
Số km
413
Động cơ
225,850 Mã lực
Tuổi
34
Bác chuẩn. Nói Nam Kỳ được đàng ngoài khai phá và trước đây là vùng đất hoang là nói tầm bậy. Chưa kể dân bất mãn bị tù đày là đày xuống ở miền Trung chứ không phải đày xuống tận Nam. Cho nên tính tình dân miền Trung mới can trường, lì lợm, chịu khắc khổ giỏi.
Còn dân Nam kỳ ghét Bắc kỳ là do các biến cố từ năm 54 đến năm 75 và sau 75 đến mãi tận 85 tức là cách đây vài chục năm thôi chứ không phải do gốc gác sâu xa.
Bác lại lầm thời Minh mạng nhà Nguyễn chả phải lão Minh mệnh luôn phân biệt dân bắc với dân nam àh.
 

mmxhung

Xì hơi lốp
Biển số
OF-357522
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
5,023
Động cơ
302,809 Mã lực
Cần gì phải ông Nhật Bổn này nhận xét mới đúng, đọc Việt Nam Sử lược cụ Trần Trọng Kim miêu tả dân A Nam vàng vẩu thời Tự Đức ra sao thì cấm cãi được.
 

Rivers

Xe lăn
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
12,267
Động cơ
750,309 Mã lực
Éo chấp bọn chim ngắn ;))
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,361
Động cơ
561,818 Mã lực
Người bắc nghĩ sâu hơn, tính xa hơn. Mang tính chiến lược hơn.
E cũng dân Bắc kì, nghe cụ nói mà sướng phổng mũi. Đúng là Bắc mình nghĩ xa, đói thối mồm mà vẫn đang nghĩ đến tương lai: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu :)) :)) :)). E nhớ năm 75 mấy ông Nam tiến vác về quê đc cái đài quay đĩa, quạt Sanyo hay ngon hơn là Honda 67, cả phố xôn xao. Có ông hàng xóm sang chơi bật quạt rồi chạy quanh theo hướng quạt quay, khen tấm tắc: tuy mệt nhưng mát thật :)).
 

xuanmanhnguyen

Xe điện
Biển số
OF-374954
Ngày cấp bằng
24/7/15
Số km
3,016
Động cơ
-242,380 Mã lực
Bài viet quá hay ,quá chuẩn và quá chân thực!!! 1 vote cho bai viet!!
Người Việt Nam thế kỷ XIX qua lăng kính một sử gia Nhật Bản

Pháp Việt giao binh ký là cuốn sách chép cuộc chiến tranh của nước Việt Nam với nước Pháp từ những năm đầu triều Nguyễn đến những năm 1880. Nội dung cuốn sách chủ yếu xoay quanh mấy vấn đề như địa lý, phong tục, sản vật, diên cách lịch sử Việt Nam, mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam cùng cách thức mà Trung Quốc và Việt Nam đối phó với Pháp.

Tác giả của Pháp Việt giao binh ký là Sone Toshitora (曾根 俊虎/ Tăng Căn Tuấn Hổ) (1847-1910), một võ sĩ thời Bakumatsu (幕末/ Mạc mạt), Đại úy Hải quân Nhật Bản, được coi là nhân vật quan trọng nhất của thuyết Liên Á trong lịch sử cận đại Nhật Bản và là một trong những người sáng lập Hưng Á hội. Sone Toshitora từng là học trò của Watanabe Hiromoto (1848-1901), Fukuzawa Yukichi (1835-1901) và Yoshida Kensuke (1838-1893).

Pháp Việt giao binh ký chép bằng chữ Hán, xuất bản lần đầu tại Tokyo (Đông Kinh), Nhật Bản, năm Minh Trị thứ mười chín, tức là năm 1886. Sau này ảnh ấn của cuốn sách được in trong Cận đại Trung Quốc sử liệu tùng san, tập 62 近代中國史料叢刊第六十二輯, xuất bản năm 1966, Văn Hải xuất bản xã, tại Đài Bắc.

Trong lời tựa đầu sách, Sone Toshitora cũng có trình bày đại ý việc biên soạn Pháp Việt giao binh ký vì ông thấy các cường quốc Âu châu đang xâm chiếm các nước Đông phương, trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam là những nước đồng văn đồng chủng, cùng chung giáo hóa, thì lấy làm lo nên đã đứng ra lập một hội, với mục đích bênh vực các nước Đông phương, gọi là “Hưng Á hội”. Vì vậy xuyên suốt cuốn sách này, Sone Toshitora chỉ ra hết những biện pháp bóc lột của Pháp, rồi một mực kêu gọi, hô hào các chí sĩ châu Á ra tay cứu giúp một nước đang trong cảnh nguy vong là nước Việt Nam.

Người Việt Nam thế kỷ XIX qua mắt của Sone Toshitora

Thể chất

“Thân thể gầy còm, tinh thần suy yếu, tuy có khi sấn sướt làm mình ra mạnh mà rồi cũng trở nên biếng nhác tức thì. Có lẽ tại họ không có lòng kiên nhẫn. Bởi vậy, những việc khó nhọc lắm và phải làm lâu lai thì họ ắt không kham”.

“Người An Nam đa phần nhỏ thó, cái mặt trẹt, cái tai phẳng, cái mũi thấp, con ngươi đen, hơi giống người Tàu. Da hơi đen, có lẽ là bởi những người đó làm ruộng và dang nắng. Chứ còn như những người sang và các cô gái trẻ thì da cũng có trắng. Tuy vậy, đại để An Nam không có người đẹp. Người nào da trắng thì trắng như sáp, còn đen thì như đồng đen. Cũng có người da hơi vàng, giống người Mông Cổ. Con trai con gái hồi còn trẻ tuy cũng có vẻ đậm đà dễ coi, nhưng sau khi có vợ có chồng rồi thì tuồng mặt đổi hẳn, không còn được như trước nữa. Cũng có nhiều kẻ tốt tóc, nhưng ngoài hai mươi tuổi thì tóc đã trở nên xác xơ, không láng ngời nữa. Họ thường búi tóc. Kẻ nào ưa làm dáng thì hay búi bằng chang, con trai con gái đều như vậy. Nhiều người mặt mày xấu xí, cách đi đứng quê kệch, lại từ đỉnh đầu đến gót chân, thường lộ ra những nét cong queo nghiêng lệch. Đó là tại hồi còn nhỏ, người mẹ hoặc người vú hay để đứa trẻ chàng hảng hai chân ngồi lên trên hai chân của mình mà cho ăn cho bú, nên lâu ngày rồi nó như thế”.

Nguyễn Thuật có phê rằng: “Dân cày và đàn bà nhà quê mới có nhiều người tuồng mặt xấu xí; chứ còn các hàng quan thân văn sĩ hầu hết người nào cũng có nghi dung tuấn tú, không phải xấu xí cả đâu”.

Y phục, trang sức

“Về y phục, đồ mặc thường của họ quá chật. Nhưng, đàn ông mặc như thế thì được tiện và nhanh nhẹn. Đàn bà, áo dài hơn đàn ông, may bịt bùng hết, không có chỗ hở da. Đó là vì ngừa thói dâm của phụ nữ mà khiến họ có sự bất tiện. Lễ phục thì hai tay áo dài và rộng”.

“Đàn ông, đầu đội khăn; đàn bà dùng cái nón lớn để che nắng che mưa. Dân thường thì dùng một miếng vải nhỏ che trên đầu; khi đi ra đồng, đội nón lá; còn miếng vải nhỏ, vắt trên vai để thay khăn tay. Đó là điều không giống với nước nào hết.”

“Họ lại có dùng cái dải trắng và đỏ đeo hai cái đãy ngang lưng, đó cũng là điều khác với các nước nữa. Trong đãy chứa trầu cau, trái trám, để ăn. Khi ra ngoài, đeo hai cái đãy trên vai. Trong nhà thì trưng bày những đồ như cái hộp bằng đồng hoặc bằng bạc để đựng trầu cau cùng vật ăn được”.

Nguyễn Thuật phê rằng: “Cái tục mang đãy nay không còn có nữa”.

“Họ thường ăn trầu cau hoặc trái trám, cho nên răng đều vàng ra hay đen đi. Đàn bà họ lại ưa dùng đồ trang sức bằng ngà voi”.

Nguyễn Thuật nói rằng: “Ăn trầu thì có; còn trái trám thì là thức ăn phụ, coi như đồ gia vị, chớ không dùng để ăn thường”.

Đi đứng

“Đàn ông đàn bà đi ra ngoài đều đi chân không. Duy có ông già cùng người đàn bà làm tốt thì có mang giày, mà giày thì ngắn, khi mang vào, thường để hai gót ra ngoài, cho nên dáng đi cũng xấu xí. Từ ngày có người Pháp đến ở trong nước, người An Nam nào có thông hôn với người Pháp thì có đi giày đen và tất trắng”.

Nhà cửa

“Nhà làm nhỏ hay lớn, cao hay thấp là tùy người giàu nghèo sang hèn khác nhau. Đại khái nhà đều thấp, tối tăm và xấu xí; cột dùng gỗ, nghèo thì dùng tre. Trên nhà, lợp bằng lá dừa nước, hoặc tranh, hoặc rạ; cũng có lợp ngói, nhưng phải là giàu mới lợp ngói được. Trong nhà chia làm mấy ngăn, ngăn bằng ván hoặc phên. Bốn phía tường dùng ván, có khi dùng lá dừa, nên hay bị mất trộm lắm. Đồ vặt trong nhà không có mấy, vài ba bộ ván hoặc giường để mà ngồi nằm, lại với tủ hoặc rương để đựng quần áo. Nhà giàu sang thì có cái kỷ nhỏ, bày đồ trà để đãi khách”.

Vệ sinh, ăn uống

“Người An Nam đến sự ở nhà không sạch sẽ, mặc áo quần dơ bẩn thì thôi, khắp thế giới không nước nào bằng! Cũng có kẻ mặc đồ hàng lụa, áo kép, áo lót, nhưng vẫn như là lam lũ. Thật ra thì kiểu y phục của họ không thích hợp với mùa lạnh mùa nóng, còn nhà thì không thích hợp với sự ăn ở. Họ hay ăn mặn quá hoặc cay quá, chua quá, cũng có thể tại đó mà thể chất trở nên yếu đuối, tâm thần trở nên thất thường. Lại thêm khí hậu không tốt, làm cho người suy nhược. Người An Nam ít sống lâu, trẻ con phần nhiều không nuôi được. Họ đẻ con rất dễ dàng, nhưng vì ăn ở bẩn thỉu, không biết vệ sinh cho nên chúng hay chết non. Từ ngày biết phép chủng đậu, trẻ con cũng có bớt chết”.

Tính cách

“Người An Nam không thiếu người có tài có trí. Họ có tánh giỏi nhớ, tuy chưa thể vào sâu trong mọi sự, chứ được cái học mau biết. Người Pháp đến An Nam mới mười năm nay mà người An Nam học tiếng Pháp cũng đã đủ dùng, nói chuyện thường không đến nỗi ngập ngợ; vả lại viết bằng chữ Pháp cũng được nữa.

Họ không phải là không dũng khí. Nếu cai trị có phương pháp, lấy pháp luật mà chỉnh tề, lấy đạo nghĩa mà cố kết thì sự dũng cảm của người An Nam được việc lắm, sẽ không có người nước nào ở Đông phương này bằng họ được. Nay vì sự cai trị lỗi phương, trên dưới không noi đường chính, cho nên lòng người tàn bạo và khinh bạc thật hết chỗ nói. Coi như giữa chỗ pháp trường, người An Nam đến coi tuy thấy sự thảm khốc trước mắt mà họ vẫn đứng hút thuốc tự nhiên, không hề có vẻ thương xót. Như thế là vô tình quá lắm, chứ có phải dũng gì đâu!

Người An Nam ưa giữ theo tục cũ những mấy trăm năm về trước. Sự ấy đã thành ra thói quen, không sao chữa được. Nhưng có một điều đáng quý là biết kính người trên và giữ pháp luật. Từ khi có giao thiệp với người Pháp, họ dần dần bỏ mất cái tính vâng lời ngoan ngoãn ấy đi mà lại cho mình như thế là khai minh tiến bộ thì thật đáng tiếc. Tuy vậy, những người Pháp ở An Nam lại còn ngang ngạnh quá người bản xứ nữa, người An Nam có thế nào cũng còn là hơn họ. Đối với người Pháp, người An Nam tuy có vâng lời cũng chỉ bề ngoài thôi, chứ thật ra thì ai nấy đều “dạ trước mặt, trỏ *** sau lưng” vậy”.

“Coi bề ngoài thì người An Nam trong các xứ đều không khác nhau lắm. Nhưng xét kỹ mới thấy tài trí và dũng lực của người Nam Kỳ thật thua xa người Bắc Kỳ. Người Nam Kỳ gặp cảnh nghèo không chịu nổi, mà đến lúc giàu cũng không biết giữ cho bền. Người nước họ hạng trung bình, không giàu mà cũng không nghèo, thì cai trị không khó mấy. Đến những kẻ siêng ăn nhác làm, ham chơi bời quá chẳng may sa sẩy, hễ mất chỗ sinh nhai là hóa ra ăn trộm. Lại có kẻ nhờ thời may làm nên phú quý thì hay khoe khoang kiêu ngạo, làm phách với người dưới mà lờn mặt với người trên. Cho nên người ta hay nói: “Người An Nam không biết xử cảnh nghèo mà cũng không biết xử cảnh giàu”. Tóm lại, những sự ấy đều bởi tại giáo hóa chưa đến nơi.”

Nguyễn Thuật phê rằng: “Nghèo khổ mà đi ăn trộm, giàu sang mà đổ ra kiêu sa, đó chẳng qua trăm ngàn người mới có một hai người như vậy. Không phải hết thảy người An Nam đều thế cả. Cái đó cũng giống như các nước”.

“Người bản xứ hay đổi nghề. Có thể bảo họ là “vô hằng tâm [5]”. Người nào thấy một việc gì trúng ý mình thì nôn nả làm liền, lúc đầu dù có nhọc nhằn mấy cũng ráng chịu. Đến vài tháng hoặc vài năm, đã thấy lộ vẻ biếng trễ rồi, rốt cuộc công việc phải bỏ dở. Khi bỏ rồi, thấy không có nghề làm, lại muốn trở lại nghề cũ. Cái thói ấy, người Pháp muốn trừ đi cho họ, nhưng vì mới đến ở, chưa có thể được.

Phụ nữ An Nam có tài gánh gồng buôn bán ở các nơi phố chợ. Còn chồng họ thì ở nhà uống rượu nói chuyện với bạn bè hàng xóm, ngồi không mà hưởng của vợ làm ra. Cái thói ấy cho đến ngày nay thỉnh thoảng vẫn còn. Trẻ con mất dạy. Chúng nó cũng có học, nhưng chỉ học qua loa những sách dễ dễ của người Tàu. Người lớn không biết cách chỉ bảo trẻ con. Chúng có lỗi cũng không hay răn phạt. Bởi vậy trẻ con đều hung tánh, đến lúc lớn cha mẹ đối với chúng cũng chịu phép.

Con gái 14 tuổi trở lên, đã cho đi chợ bán hàng, ra chỗ đông người, rộn tai choáng mắt, sinh ra lắm điều tệ, thế mà cha mẹ cũng chẳng cấm ngăn, để muốn làm gì thì làm…

Người An Nam không có ý nỗ lực tấn tới, mà lại còn không biết biện biệt sự lợi hay hại, nên hay hư. Việc buôn bán trong nước, họ đều phó cho người Tàu, không ngó ngàng đến. Người Tàu ở đó hay rủ nhau hùn vốn lập công ty để buôn. Buôn có lời, họ lại chia ra và lập thêm công ty khác. Còn người bản xứ thì sẵn tánh khinh bạc, hay nghi ngờ nhau, chống báng nhau, không lập công ty được; cho nên mối lợi trong nước đành phải để cho người Tàu tóm thâu. Người trong nước ưa lấy sự trá ngụy để lừa dối nhau, không ai tin ai được cả. Rất đỗi bà con quen thuộc cũng không có thể tin cậy nhau được. Đây thử cử ra một sổ vay nợ để làm chứng: Người cho vay đặt ra quy điều để ngừa giữ rất nghiêm nhặt, nhưng thường không khỏi bị gạt. Vì họ cho vay ăn lời nặng quá, có khi số lời gấp đôi số vốn, thì dễ gì mà trả được? Té ra sự gạt nợ cũng tại chủ cho vay tự mình chuốc lấy”.

Dù nội dung sách vẫn còn nhiều điểm cần phải bàn bạc lại, đánh giá lại nhưng Pháp Việt giao binh ký vẫn là một trong những tập tư liệu hữu ích, nhiều hình ảnh thú vị cho các nhà nghiên cứu về quan hệ Pháp Việt và phong tục, văn hóa, địa lý… nước ta vào cuối thế kỷ XIX.

https://nghiencuulichsu.com/2016/12/26/nguoi-viet-nam-the-ky-xix-qua-lang-kinh-mot-su-gia-nhat-ban/
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
E cũng dân Bắc kì, nghe cụ nói mà sướng phổng mũi. Đúng là Bắc mình nghĩ xa, đói thối mồm mà vẫn đang nghĩ đến tương lai: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu :)) :)) :)). E nhớ năm 75 mấy ông Nam tiến vác về quê đc cái đài quay đĩa, quạt Sanyo hay ngon hơn là Honda 67, cả phố xôn xao. Có ông hàng xóm sang chơi bật quạt rồi chạy quanh theo hướng quạt quay, khen tấm tắc: tuy mệt nhưng mát thật :)).
Vâng, tài giỏi, chiến lược nhìn xa trông rộng thâm thuý sâu sắc nên gần thế kỷ chạy ầm ầm mà giờ vẫn chả hình dung nổi chạy theo hướng nào :)) định hướng rất rõ nhưng bẩu hướng đấy dư lào thì chịu :)) chỉ biết suốt ngày chạy: chạy học, chạy việc, chạy chức, chạy quyền...cái gì cũng chạy như chong chóng :))
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,361
Động cơ
561,818 Mã lực
Vâng, tài giỏi, chiến lược nhìn xa trông rộng thâm thuý sâu sắc nên gần thế kỷ chạy ầm ầm mà giờ vẫn chả hình dung nổi chạy theo hướng nào :)) định hướng rất rõ nhưng bẩu hướng đấy dư lào thì chịu :)) chỉ biết suốt ngày chạy: chạy học, chạy việc, chạy chức, chạy quyền...cái gì cũng chạy như chong chóng :))
Ấy cụ nói nhỏ thôi…:). E về quê chơi, ra quán nước ngồi là nghe đc ối chuyện thời sự đấy cụ. Từ xe ôm cho tới bán vé số, chém chuyện thiên đình, thế giới cứ vù vù, e ngồi im như thóc, chỉ biết câm nín và nghe :)).
 

BMW2006

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-316568
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
2,302
Động cơ
310,376 Mã lực
E cũng dân Bắc kì, nghe cụ nói mà sướng phổng mũi. Đúng là Bắc mình nghĩ xa, đói thối mồm mà vẫn đang nghĩ đến tương lai: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu :)) :)) :)). E nhớ năm 75 mấy ông Nam tiến vác về quê đc cái đài quay đĩa, quạt Sanyo hay ngon hơn là Honda 67, cả phố xôn xao. Có ông hàng xóm sang chơi bật quạt rồi chạy quanh theo hướng quạt quay, khen tấm tắc: tuy mệt nhưng mát thật :)).
Chuyện bt mà cụ. Xét về trí tuệ dân bắc triều còn ngon hơn nam triều và tất nhiên là hơn dân đông lào. Thế mà bây giờ chúng nó nghèo bỏ cm ra.

Thế nên phẩm chất trí lực nó ko đương nhiên khiến dân nơi đó giàu hơn hay nghèo hơn vì còn phụ thuộc vào...hên xui nữa cụ.

Và trong tranh luận nếu cụ ko phân biệt đc sự khác nhau giữa các khái niệm cơ bản thì ...:))
 

hello2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-413250
Ngày cấp bằng
28/3/16
Số km
413
Động cơ
225,850 Mã lực
Tuổi
34
E cũng dân Bắc kì, nghe cụ nói mà sướng phổng mũi. Đúng là Bắc mình nghĩ xa, đói thối mồm mà vẫn đang nghĩ đến tương lai: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu :)) :)) :)). E nhớ năm 75 mấy ông Nam tiến vác về quê đc cái đài quay đĩa, quạt Sanyo hay ngon hơn là Honda 67, cả phố xôn xao. Có ông hàng xóm sang chơi bật quạt rồi chạy quanh theo hướng quạt quay, khen tấm tắc: tuy mệt nhưng mát thật :)).
Trong đó có bác không, chắc hồi mới vào nam bác cũng cả ngố lắm nhỉ;)) Hay nói đâu xa sang năm cho bác ra Hànoi làm chuyến MRt Cát linh Hà đông chắc bác cũng ngẩn tò te chả biết sao để lên đc tàu thì hỏng, mang tiếng đi đây đi đó bao năm mà vẫn như cả ngố năm nào thì bỏ mẹ=))
 

hello2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-413250
Ngày cấp bằng
28/3/16
Số km
413
Động cơ
225,850 Mã lực
Tuổi
34
Trong lời tựa đầu sách, Sone Toshitora cũng có trình bày đại ý việc biên soạn Pháp Việt giao binh ký vì ông thấy các cường quốc Âu châu đang xâm chiếm các nước Đông phương, trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam là những nước đồng văn đồng chủng, cùng chung giáo hóa, thì lấy làm lo nên đã đứng ra lập một hội, với mục đích bênh vực các nước Đông phương, gọi là “Hưng Á hội”. Vì vậy xuyên suốt cuốn sách này, Sone Toshitora chỉ ra hết những biện pháp bóc lột của Pháp, rồi một mực kêu gọi, hô hào các chí sĩ châu Á ra tay cứu giúp một nước đang trong cảnh nguy vong là nước Việt Nam.

đội bóng đá VN 100% dân Bắc đây ạ, đừng bác nào nói cháu nhận vơ ;))

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top