[Dẫn]
Ngày xuân, em rong ruổi từ Hà thành đi tới Phú Yên, gần như bám bờ biển hoàn toàn bằng ô tô (and fun) cho đúng tinh thần offers.
Đất nước mình quá đẹp, xem ảnh dưới. Ngược dòng lịch sử nó còn là sự kết hợp giữa hai nền văn minh sông Ấn sông Hằng và sông Dương Tử, Hoàng Hà. Việt Nam hiện tại, bao gồm cả phần đất Chăm Pa cũ (từ Quảng Bình tới Bình Thuận hiện tại). Ngay từ thế kỷ thứ VIII, thậm chí nhà Abbas, một vương quốc ở tận khu vực Ô Man, Iraq, Pakistan ngày nay với trung tâm là Bagdad đã có ảnh hưởng và giao lưu văn hóa, chính trị với quốc gia sơ khởi của Chăm pa ngay tại Huế, Quảng Trị (ngày nay) khi nhà Đường suy yếu. Đó chỉ là 1 vệt loang nhẹ của đế chế xa xôi này, vì như ta thấy, tôn giáo của họ là Hồi giáo còn sau này, khi khảo cứu và các di tích để lại như thánh địa Mỹ Sơn, bắt đầu tầm thế kỷ IV, V, các dấu ấn văn hóa chính xác là Bà la môn, ảnh hưởng của Ấn Độ ngay từ thế kỷ thứ II với quốc gia Lâm Ấp của người Chăm pa với kinh thành đặt đâu đó quanh Huế thông qua các thương gia người Ấn Độ.
Nói như vậy để nhấn mạnh, Việt Nam ta là giao thoa chính xác của văn hóa Ấn – Trung. Và một điều không thể chối cãi – như một điều thường thấy ở lịch sử hình thành các quốc gia thời cổ, Bắc Việt Nam đã lấn dần, từ Bắc Quảng Bình, chèn ép quốc gia Chăm pa tới diệt vong. Hệ quả là chúng ta có được một dải đất đẹp đẽ, một hệ sinh thái đa dạng, một nền văn hóa đa dạng và sống hòa thuận.
Như đã biết ngay từ thời nhà Hán (quanh năm 0) và Đường đô hộ, nước Việt Nam đã bao gồm tới hết Hà Tĩnh, và tới thời nhà Trần, chúng ta đã hoàn toàn sở hữu dải đất tới hết Huế ngày nay. Tuy nhiên, sự mở mang sau ranh giới đèo Hải Vân, thực sự mới đem lại sự mới mẻ và tương lai sáng lạn. Đời nhà Hậu Lê, đặc biệt là Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là người có công lớn mở mang bờ cõi tới Thạch Bi Sơn, bắc đèo Cả, nam Phú Yên hiện tại. Mặc dù vậy, phải nói rằng sự ảnh hưởng của chính quyền trung ương tại đất Quảng Nam (Đà nẵng – Phú Yên) là chưa nhiều. Cho tới khi một người theo dòng chảy lịch sử đã đặt dấu ấn và khai phá hoàn toàn, đưa các vùng đất mới về với nước ta. Người đó là Nguyễn Hoàng (1525 – 1613).
Quảng Bình
Huế, đầm Lập An
Đà nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Ninh Thuận
Bình Thuận
Ngày xuân, em rong ruổi từ Hà thành đi tới Phú Yên, gần như bám bờ biển hoàn toàn bằng ô tô (and fun) cho đúng tinh thần offers.
Đất nước mình quá đẹp, xem ảnh dưới. Ngược dòng lịch sử nó còn là sự kết hợp giữa hai nền văn minh sông Ấn sông Hằng và sông Dương Tử, Hoàng Hà. Việt Nam hiện tại, bao gồm cả phần đất Chăm Pa cũ (từ Quảng Bình tới Bình Thuận hiện tại). Ngay từ thế kỷ thứ VIII, thậm chí nhà Abbas, một vương quốc ở tận khu vực Ô Man, Iraq, Pakistan ngày nay với trung tâm là Bagdad đã có ảnh hưởng và giao lưu văn hóa, chính trị với quốc gia sơ khởi của Chăm pa ngay tại Huế, Quảng Trị (ngày nay) khi nhà Đường suy yếu. Đó chỉ là 1 vệt loang nhẹ của đế chế xa xôi này, vì như ta thấy, tôn giáo của họ là Hồi giáo còn sau này, khi khảo cứu và các di tích để lại như thánh địa Mỹ Sơn, bắt đầu tầm thế kỷ IV, V, các dấu ấn văn hóa chính xác là Bà la môn, ảnh hưởng của Ấn Độ ngay từ thế kỷ thứ II với quốc gia Lâm Ấp của người Chăm pa với kinh thành đặt đâu đó quanh Huế thông qua các thương gia người Ấn Độ.
Nói như vậy để nhấn mạnh, Việt Nam ta là giao thoa chính xác của văn hóa Ấn – Trung. Và một điều không thể chối cãi – như một điều thường thấy ở lịch sử hình thành các quốc gia thời cổ, Bắc Việt Nam đã lấn dần, từ Bắc Quảng Bình, chèn ép quốc gia Chăm pa tới diệt vong. Hệ quả là chúng ta có được một dải đất đẹp đẽ, một hệ sinh thái đa dạng, một nền văn hóa đa dạng và sống hòa thuận.
Như đã biết ngay từ thời nhà Hán (quanh năm 0) và Đường đô hộ, nước Việt Nam đã bao gồm tới hết Hà Tĩnh, và tới thời nhà Trần, chúng ta đã hoàn toàn sở hữu dải đất tới hết Huế ngày nay. Tuy nhiên, sự mở mang sau ranh giới đèo Hải Vân, thực sự mới đem lại sự mới mẻ và tương lai sáng lạn. Đời nhà Hậu Lê, đặc biệt là Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là người có công lớn mở mang bờ cõi tới Thạch Bi Sơn, bắc đèo Cả, nam Phú Yên hiện tại. Mặc dù vậy, phải nói rằng sự ảnh hưởng của chính quyền trung ương tại đất Quảng Nam (Đà nẵng – Phú Yên) là chưa nhiều. Cho tới khi một người theo dòng chảy lịch sử đã đặt dấu ấn và khai phá hoàn toàn, đưa các vùng đất mới về với nước ta. Người đó là Nguyễn Hoàng (1525 – 1613).
Quảng Bình
Huế, đầm Lập An
Đà nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Ninh Thuận
Bình Thuận
Chỉnh sửa cuối: