[TNGT] Nhân tiện có vụ tai nạn xe ở đèo Khánh Lê xin các bác chỉ giáo em với

nnhntvma

Đi bộ
Biển số
OF-197870
Ngày cấp bằng
9/6/13
Số km
9
Động cơ
325,390 Mã lực
Chẳng là 22.6 này em phải lái xe về Huế lộ trình từ Đả Lạt -Nha Trang-Huế. em kinh nghiệm đi xe không nhiều (mới lấy bằng dc 5 tháng), ra đường chỉ dám chạy 40km/h thôi,đi đèo thì hầu như chẳn có tý gì gọi là kinh nghiệm luôn (đi đèo pren thì e đi dc bác ah) TT xe em số sàn , em viết bài này mong các bác cho em ít kinh nghiệm Đổ Đèo (đọc bài tai nạn thấy sợ quá) sợ mất phanh ,và bác nào hay đi tuyến đường trên thì cho em hỏi luôn là lộ trình đó có khó đi không xxx nhiều không..... em xin chân thành cảm ơn các bác..............
 
Chỉnh sửa cuối:

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
Em có chút gởi cụ.

-Không bao giờ lấn tuyến cho dù không có xe chiều ngược.
-Có xe ngược chiều phía trước, phải giảm tốc ngay, bò từ từ tránh nhau xong rồi đi bình thường lại. Cần thiết nhưng vẫn an toàn thì nhường xe ngược 1 chút.
-Không nên qua mặt xe cùng chiều khi lên hay xuống đèo.
-Đổ đèo thì không nên cho xe khác bám đuôi, nhường cho họ qua mặt, phòng khi họ có sự cố ủi mình.
-Đến các khúc cua, nhá pha dù ngày hay đêm kèm tin tin vài cái cho xe ngược nhưng khuất tầm nhìn có thể phát hiện ra mình thông qua các gương cầu gắn tại các khúc cua.
-Dù lấy tay lái vào hay ra để tránh chướng ngại vật thì nên nhá xi nhan tương ứng để các xe nếu có biết rõ ý định đi của mình.
-Bất kỳ lúc nào thấy bất an nên tìm chỗ đỗ xe an toàn, xuống thư giãn, ổn định tinh thần rồi lái tiếp. Ví dụ nhỏ nhất là có mắc tiểu thì cứ dừng xả cho nhẹ người, không bị phân tâm.
-Bất kỳ lúc nào, phát hiện có xe bị sự cố thì quan sát thật nhanh & tấp càng sát lề nhưng còn an toàn càng tốt. Còn thời gian & tỉnh táo thì tìm chỗ đậu giống như trốn phòng họ ủi vào mình.
-Nên tính toán sao cho qua đèo trong khoảng thời gian khí hậu tốt nhất trong ngày:8h->15h, trời không sương mù, không mưa càng tốt.

*Khi xe lên đỉnh đèo cần thông qua 1 vài thao tác đơn giản sau:
-Trước là nhấp phanh 1 vài cái xem xe phản ứng ổn không, có thể kéo phanh tay test luôn.
-Sau là tấp xe vào lề đường thư giản chút, tranh thủ vòng quanh xem xe ổn về ngoại hình như lốp, gầm, cần thiết thì mở nắp ca bô xem máy móc thế nào. Rờ tay thấy tăng bua nóng quá thì nên chờ cho nguội...
Nước nôi, xả xiếc xong lên xe, lúc này tinh thần thoải mái, cẩn trọng & xuống đèo với những bài học căn bản như đi chậm, phanh số, hạn chế phanh thường...

*1 khi bị mất phanh thì áp dụng ngay kỹ thuật phanh bằng số: ga thật cao, thậm chí gần tới mức bể máy cũng được, miễn là đồng tốc để vào cho bằng được số kế thấp, rồi cứ lập lại như thế để về số thấp kế tiếp, cuối cùng tìm đường cứu nạn thông qua các biển báo mà ủi vào.

Cụ đừng phân tâm về xxx, qua đèo an toàn mà mừng rồi.

Chúc cụ may mắn!
 
Chỉnh sửa cuối:

coixay

Xe buýt
Biển số
OF-73563
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
620
Động cơ
430,490 Mã lực
Kiểm tra xe thắng/phanh, hơi lốp, nước làm mát,...trước khi xuống đèo. Nói chung thì cụ đừng đi quá 60km/h, đi đúng số. Chủ động về số khi cần giảm tốc để hạn chế dùng phanh. Chỉ dùng phanh khi cần thiết.

Bổ sung ý kiến cụ lanhuong1965 là nếu gặp mù thì bật đèn gầm, đèn vị trí để xe đi ngược chiều phát hiện được mình từ xa. Tránh bật pha vì sẽ làm lóa mắt xe ngược và cả chính mình.

Có cái hướng dẫn đi đường đèo của Mỹ đây cụ: http://www.roadtripamerica.com/tips/mountaindriving.htm
 
Chỉnh sửa cuối:

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,247
Động cơ
3,565,951 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Em có chút gởi cụ.

-Không bao giờ lấn tuyến cho dù không có xe chiều ngược.
-Có xe ngược chiều phía trước, phải giảm tốc ngay, bò từ từ tránh nhau xong rồi đi bình thường lại. Cần thiết nhưng vẫn an toàn thì nhường xe ngược 1 chút.
-Không nên qua mặt xe cùng chiều khi lên hay xuống đèo.
-Đổ đèo thì không nên cho xe khác bám đuôi, nhường cho họ qua mặt, phòng khi họ có sự cố ủi mình.
-Đến các khúc cua, nhá pha dù ngày hay đêm kèm tin tin vài cái cho xe ngược nhưng khuất tầm nhìn có thể phát hiện ra mình thông qua các gương cầu gắn tại các khúc cua.
-Dù lấy tay lái vào hay ra để tránh chướng ngại vật thì nên nhá xi nhan tương ứng để các xe nếu có biết rõ ý định đi của mình.
-Bất kỳ lúc nào thấy bất an nên tìm chỗ đỗ xe an toàn, xuống thư giãn, ổn định tinh thần rồi lái tiếp. Ví dụ nhỏ nhất là có mắc tiểu thì cứ dừng xả cho nhẹ người, không bị phân tâm.
-Bất kỳ lúc nào, phát hiện có xe bị sự cố thì quan sát thật nhanh & tấp càng sát lề nhưng còn an toàn càng tốt. Còn thời gian & tỉnh táo thì tìm chỗ đậu giống như trốn phòng họ ủi vào mình.
-Nên tính toán sao cho qua đèo trong khoảng thời gian khí hậu tốt nhất trong ngày:8h->15h, trời không sương mù, không mưa càng tốt.

*Khi xe lên đỉnh đèo cần thông qua 1 vài thao tác đơn giản sau:
-Trước là nhấp phanh 1 vài cái xem xe phản ứng ổn không, có thể kéo phanh tay test luôn.
-Sau là tấp xe vào lề đường thư giản chút, tranh thủ vòng quanh xem xe ổn về ngoại hình như lốp, gầm, cần thiết thì mở nắp ca bô xem máy móc thế nào. Rờ tay thấy tăng bua nóng quá thì nên chờ cho nguội...
Nước nôi, xả xiếc xong lên xe, lúc này tinh thần thoải mái, cẩn trọng & xuống đèo với những bài học căn bản như đi chậm, phanh số, hạn chế phanh thường...

*1 khi bị mất phanh thì áp dụng ngay kỹ thuật phanh bằng số: ga thật cao, thậm chí gần tới mức bể máy cũng được, miễn là đồng tốc để vào cho bằng được số kế thấp, rồi cứ lập lại như thế để về số thấp kế tiếp, cuối cùng tìm đường cứu nạn thông qua các biển báo mà ủi vào.

Cụ đừng phân tâm về xxx, qua đèo an toàn mà mừng rồi.

Chúc cụ may mắn!
Vì bổ ích nên em quote lại tất:D, Mời cụ một ly. Chúc các cụ lái xe an toàn.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,245
Động cơ
553,317 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Em có chút gởi cụ.
Mợ nói chuẩn đấy ạ ! Quan trọng nhất là có kỹ năng, làm chủ xe và luôn luôn cẩn trọng dù lái mớii hay cũ. Lúc lên tránh xa đuôi xe tải, nhất là những đoạn dốc lớn.
Đèo Pren độ dốc không lớn và cũng không cua gấp, Cụ chủ thớt đi được thì các đèo khác nên đi chậm hơn khi chưa biết đường ! Đúng là kỹ năng đi đèo của 1 số lái xe có v/đ thật. Ngay trên đèo Pren này, cách đây 4 năm, nhà Cháu chạy sau 1 xe Ford Escape mà thấy mít đỏ liên tục cho đến lúc xuống Dalat, sợ thật !
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chỉnh sửa cuối:

drumer

Xe tăng
Biển số
OF-20597
Ngày cấp bằng
30/8/08
Số km
1,615
Động cơ
514,272 Mã lực
Nơi ở
nơi có hoa và bướm
Cụ mới lấy = 5 tháng thì cháu khuyên cụ ko nên chạy đèo ạ.nhờ ai lái cứng chạy hộ 1 chuyến,sau này chạy vững hãy leo lên đèo.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,347
Động cơ
899,784 Mã lực
Bác chủ mới lái mà đi MT thì cũng hơi khó 1 chút, mặc dù MT hỗ trợ xuống dốc tốt hơn những cái AT thấp rất nhiều!
Xuống dốc khi tốc độ không chậm lắm, sang số không tốt còn nguy hiểm hơn lúc lên dốc. Mà lên dốc thì ai đi thi cũng biết chỗ đề pa là hay bị trượt. Nhưng khi lên dốc, cùng lắm máy xe bị gõ hay chết máy nếu không vào kịp số hợp lý, còn lúc xuống dốc, gặp chỗ dốc cao cua gấp thì sẽ làm tốc độ tăng lên rất nhanh. Mới lái thì khó bỏ qua được phải phanh liên tục. Nhưng với xe nhỏ thì cũng không nguy hiểm lắm nếu phanh không quá cũ, khác với các bác chạy xe tải trên vùng núi thì các các ấy hoàn toàn phải dựa vào máy xe làm phanh, vì quá tải như các bác ấy cõng thì không loại phanh nào giúp được!
Với xe AT đời cao thường có các tiện ích hỗ trợ lên-xuống dốc. Đến chỗ có dốc chỉ cần bấm cái nút ấy rồi chân chuyển sang pedal phanh, chỉ khi cần tăng thêm tốc độ mới phải gí thêm một chút vào pedal ga rồi lại canh ở pedal phanh. Nhưng xe AT thấp hơn thì chạy ở số D không đủ cho những chỗ dốc cao, nhất là khi xuống dốc. Tuỳ loại xe phải chuyển sang D1, D2 hay L, S,... hoặc một số xe có hỗ trợ MT để chuyển trực tiếp vào từng số như MT thật. Nhưng ở những cái dốc rất cao (>15o) thì do cơ chế của bộ côn AT xe vẫn trôi khá nhanh cho nên vẫn phải hỗ trợ bằng phanh, trong khi ở số thấp xe MT có thể chỉ bò rất chậm.
Câu lên số nào-xuống số ấy cũng chỉ đúng để chạy ở dôc vừa phải, tốc độ khá chậm, đoạn dốc thẳng, tầm quan sát tốt. Thực tế cần phải dựa vào tốc độ, độ dốc và độ gắt của cua (thường ở vùng núi cuối những cái dốc là cua). Đi ở số nào phụ thuộc vào tốc độ muốn đạt được, do cuối dốc thường là cua, nhiều cái cua bị che lấp bởi vách ta luy, chỉ khi nào đến nơi mới phát hiện được độ gắt cho nên số cần phải hạ thấp hơn. Vì vậy khi lên, hay xuống dốc ở gần các đoạn cuối thường phải chuẩn bị hạ tiếp số (tốc độ tối đa của mỗi số xe thường được in ngay trong quyển hướng dẫn, nếu chạy đến 2/3 tốc độ ấy thì ít sợ ảnh hưởng đến máy). Lúc đó mà hoảng hốt dùng phanh, bánh xe trượt không bám mặt đường sẽ làm "mất lái", xe văng. Đâm được vào ta luy dương còn rất may, còn không bên kia là vực!
Sử dụng độ ỳ của máy làm phanh không chỉ ở chỗ dốc mà nên tập thành thói quen chạy xe thường ngày, ngay cả trên đường bằng. Khi gặp đường trơn cũng quan trọng không kém ở chỗ dốc cao, cua gắt. Nguyên tắc chắc chỉ cần nhớ khi bánh xe còn quay được thì còn lái được, phanh chết là bánh xe trượt, hết lái. Cái xe em chạy sau hơn 13 năm chưa thay phanh tay, còn phanh chính thì chỉ phải quan tâm sau 5 hay 6 năm...!
 
Chỉnh sửa cuối:

nnhntvma

Đi bộ
Biển số
OF-197870
Ngày cấp bằng
9/6/13
Số km
9
Động cơ
325,390 Mã lực
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn các cụ vì đã nhiệt tình chỉ giáo em........khi em đổ đèo pren thì hình như trước cua khoảng 10m em mới bắt đầu phanh bác ah......còn lại thì em cứ để xe chạy với đồng hồ tua máy khoảng 1500 cao hơn em mớidapjd phanh các cụ ah.........đèo khánh lê dài ko pek đi theo cách đó có ổn không nữa lo lắm các cụ ạ........nhân tiện đây em xin up cái ảnh và hỏi các cụ mấy vấn đề nữa ạ
1.......


đây là ống dầu gì ạ........ hum bữa cho tay vào ống dầu này em thấy có cặn màu đen không biết có phải là bỉnh thường không ạ

2.....


đây là ống dầu gì ạ

3.......


thằng ku này chắc là dầu tay lái

4...

em mua chai này chơi hết vào 3 ống kia có được không ạ


Em xin hết các cụ ạ.............cảm ơn các cụ đã bỏ chút thời gian quý báu để giúp đỡ em ạ.......chúc các cụ THƯỢNG LỘ BÌNH AN
 

nnhntvma

Đi bộ
Biển số
OF-197870
Ngày cấp bằng
9/6/13
Số km
9
Động cơ
325,390 Mã lực
Kiểm tra xe thắng/phanh, hơi lốp, nước làm mát,...trước khi xuống đèo. Nói chung thì cụ đừng đi quá 60km/h, đi đúng số. Chủ động về số khi cần giảm tốc để hạn chế dùng phanh. Chỉ dùng phanh khi cần thiết.

Bổ sung ý kiến cụ lanhuong1965 là nếu gặp mù thì bật đèn gầm, đèn vị trí để xe đi ngược chiều phát hiện được mình từ xa. Tránh bật pha vì sẽ làm lóa mắt xe ngược và cả chính mình.

Có cái hướng dẫn đi đường đèo của Mỹ đây cụ: http://www.roadtripamerica.com/tips/mountaindriving.htm
tKS BÁC quan tâm nhưng thật sự Tiếng Anh của em thì...................
 

nnhntvma

Đi bộ
Biển số
OF-197870
Ngày cấp bằng
9/6/13
Số km
9
Động cơ
325,390 Mã lực
Em có chút gởi cụ.

-Không bao giờ lấn tuyến cho dù không có xe chiều ngược.
-Có xe ngược chiều phía trước, phải giảm tốc ngay, bò từ từ tránh nhau xong rồi đi bình thường lại. Cần thiết nhưng vẫn an toàn thì nhường xe ngược 1 chút.
-Không nên qua mặt xe cùng chiều khi lên hay xuống đèo.
-Đổ đèo thì không nên cho xe khác bám đuôi, nhường cho họ qua mặt, phòng khi họ có sự cố ủi mình.
-Đến các khúc cua, nhá pha dù ngày hay đêm kèm tin tin vài cái cho xe ngược nhưng khuất tầm nhìn có thể phát hiện ra mình thông qua các gương cầu gắn tại các khúc cua.
-Dù lấy tay lái vào hay ra để tránh chướng ngại vật thì nên nhá xi nhan tương ứng để các xe nếu có biết rõ ý định đi của mình.
-Bất kỳ lúc nào thấy bất an nên tìm chỗ đỗ xe an toàn, xuống thư giãn, ổn định tinh thần rồi lái tiếp. Ví dụ nhỏ nhất là có mắc tiểu thì cứ dừng xả cho nhẹ người, không bị phân tâm.
-Bất kỳ lúc nào, phát hiện có xe bị sự cố thì quan sát thật nhanh & tấp càng sát lề nhưng còn an toàn càng tốt. Còn thời gian & tỉnh táo thì tìm chỗ đậu giống như trốn phòng họ ủi vào mình.
-Nên tính toán sao cho qua đèo trong khoảng thời gian khí hậu tốt nhất trong ngày:8h->15h, trời không sương mù, không mưa càng tốt.

*Khi xe lên đỉnh đèo cần thông qua 1 vài thao tác đơn giản sau:
-Trước là nhấp phanh 1 vài cái xem xe phản ứng ổn không, có thể kéo phanh tay test luôn.
-Sau là tấp xe vào lề đường thư giản chút, tranh thủ vòng quanh xem xe ổn về ngoại hình như lốp, gầm, cần thiết thì mở nắp ca bô xem máy móc thế nào. Rờ tay thấy tăng bua nóng quá thì nên chờ cho nguội...
Nước nôi, xả xiếc xong lên xe, lúc này tinh thần thoải mái, cẩn trọng & xuống đèo với những bài học căn bản như đi chậm, phanh số, hạn chế phanh thường...

*1 khi bị mất phanh thì áp dụng ngay kỹ thuật phanh bằng số: ga thật cao, thậm chí gần tới mức bể máy cũng được, miễn là đồng tốc để vào cho bằng được số kế thấp, rồi cứ lập lại như thế để về số thấp kế tiếp, cuối cùng tìm đường cứu nạn thông qua các biển báo mà ủi vào.

Cụ đừng phân tâm về xxx, qua đèo an toàn mà mừng rồi.

Chúc cụ may mắn!

đã thông suốt gần hết bác ạ.........nhưng em hỏi ngu tý tăng bua là cái gì vậy bác
 

GP2620

Xe đạp
Biển số
OF-194697
Ngày cấp bằng
19/5/13
Số km
20
Động cơ
327,600 Mã lực
quan trong nhất la cụ phải tự tin vào bản thân mình ....
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn các cụ vì đã nhiệt tình chỉ giáo em........khi em đổ đèo pren thì hình như trước cua khoảng 10m em mới bắt đầu phanh bác ah......còn lại thì em cứ để xe chạy với đồng hồ tua máy khoảng 1500 cao hơn em mớidapjd phanh các cụ ah.........đèo khánh lê dài ko pek đi theo cách đó có ổn không nữa lo lắm các cụ ạ........nhân tiện đây em xin up cái ảnh và hỏi các cụ mấy vấn đề nữa ạ
1.......


đây là ống dầu gì ạ........ hum bữa cho tay vào ống dầu này em thấy có cặn màu đen không biết có phải là bỉnh thường không ạ

2.....


đây là ống dầu gì ạ

3.......


thằng ku này chắc là dầu tay lái

4...

em mua chai này chơi hết vào 3 ống kia có được không ạ


Em xin hết các cụ ạ.............cảm ơn các cụ đã bỏ chút thời gian quý báu để giúp đỡ em ạ.......chúc các cụ THƯỢNG LỘ BÌNH AN
Em khuyên cụ nên vào hãng cho họ test xe toàn diện rồi hãy đi đèo. Riêng dầu thắng, thì cụ nên cho hãng thay 100%, không châm thêm ạ!!!
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
đã thông suốt gần hết bác ạ.........nhưng em hỏi ngu tý tăng bua là cái gì vậy bác
Có thể em dùng từ sai nhưng thắng hoạt động do càng thắng có dán bố thắng bung ra, ép mạnh vào tăng bua ( Phần gắn liền với bánh xe & trục chủ động làm quay bánh xe đó cụ)
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
789
Động cơ
388,346 Mã lực
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn các cụ vì đã nhiệt tình chỉ giáo em........khi em đổ đèo pren thì hình như trước cua khoảng 10m em mới bắt đầu phanh bác ah......còn lại thì em cứ để xe chạy với đồng hồ tua máy khoảng 1500 cao hơn em mớidapjd phanh các cụ ah.........đèo khánh lê dài ko pek đi theo cách đó có ổn không nữa lo lắm các cụ ạ........nhân tiện đây em xin up cái ảnh và hỏi các cụ mấy vấn đề nữa ạ
1.......


đây là ống dầu gì ạ........ hum bữa cho tay vào ống dầu này em thấy có cặn màu đen không biết có phải là bỉnh thường không ạ

2.....


đây là ống dầu gì ạ

3.......


thằng ku này chắc là dầu tay lái

4...

em mua chai này chơi hết vào 3 ống kia có được không ạ


Em xin hết các cụ ạ.............cảm ơn các cụ đã bỏ chút thời gian quý báu để giúp đỡ em ạ.......chúc các cụ THƯỢNG LỘ BÌNH AN
Em không rành lắm. Nhưng 2 cái đầu là dầu phanh, cụ có thể dùng chai DOT3 cho vào 2 cái ấy. Cái thứ 3 là dầu lái, hình như phải dùng loại dầu khác.
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
Lái xe đi đèo lạ hay lái mới, em khuyên nên cho 1 bạn đồng hành ngồi ghế phụ quan sát dùm & thông báo liên tục nhưng không làm phân tâm tài xế những gì mà tài yêu cầu khi bắt đầu vào đèo theo cái kiểu đua xe địa hình có phụ ngồi kế thông báo trước bao mét có cua hay dốc...
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,245
Động cơ
553,317 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
đã thông suốt gần hết bác ạ.........nhưng em hỏi ngu tý tăng bua là cái gì vậy bác
Nhà Cháu xin phép Mợ LanHương 1965 (chả biết là Cụ hay Mợ ạ !): Tăm bua (brake drum) - phanh tang trống - là cái mặt trong của la zăng, nơi má phanh (bố thắng) ép vào đấy ạ ! Nhà Cháu giải thích như thế không biết đã đúng chưa ạ ?
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
Nhà Cháu xin phép Mợ LanHương 1965 (chả biết là Cụ hay Mợ ạ !): Tăm bua (brake drum) - phanh tang trống - là cái mặt trong của la zăng, nơi má phanh (bố thắng) ép vào đấy ạ ! Nhà Cháu giải thích như thế không biết đã đúng chưa ạ ?
Em nói Việt cho nó thuần: cái vỏ gắn vào niềng(La zang), niềng gắn vào cái mà cụ kia hỏi có thể nói nhiều từ như đĩa phanh nếu là phanh đĩa, tăng bua hay tiếng Việt kêu = gì em không biết luôn nếu là phanh tang trống. :))
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,780
Động cơ
269,136 Mã lực
Tăm-bua = tambour = drum = cái trống.

Dội nước vào tăm-bua thì không nên, nứt vỡ có ngày, tốt nhất là nghỉ ngơi cho mát mẻ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top