Bác chủ mới lái mà đi MT thì cũng hơi khó 1 chút, mặc dù MT hỗ trợ xuống dốc tốt hơn những cái AT thấp rất nhiều!
Xuống dốc khi tốc độ không chậm lắm, sang số không tốt còn nguy hiểm hơn lúc lên dốc. Mà lên dốc thì ai đi thi cũng biết chỗ đề pa là hay bị trượt. Nhưng khi lên dốc, cùng lắm máy xe bị gõ hay chết máy nếu không vào kịp số hợp lý, còn lúc xuống dốc, gặp chỗ dốc cao cua gấp thì sẽ làm tốc độ tăng lên rất nhanh. Mới lái thì khó bỏ qua được phải phanh liên tục. Nhưng với xe nhỏ thì cũng không nguy hiểm lắm nếu phanh không quá cũ, khác với các bác chạy xe tải trên vùng núi thì các các ấy hoàn toàn phải dựa vào máy xe làm phanh, vì quá tải như các bác ấy cõng thì không loại phanh nào giúp được!
Với xe AT đời cao thường có các tiện ích hỗ trợ lên-xuống dốc. Đến chỗ có dốc chỉ cần bấm cái nút ấy rồi chân chuyển sang pedal phanh, chỉ khi cần tăng thêm tốc độ mới phải gí thêm một chút vào pedal ga rồi lại canh ở pedal phanh. Nhưng xe AT thấp hơn thì chạy ở số D không đủ cho những chỗ dốc cao, nhất là khi xuống dốc. Tuỳ loại xe phải chuyển sang D1, D2 hay L, S,... hoặc một số xe có hỗ trợ MT để chuyển trực tiếp vào từng số như MT thật. Nhưng ở những cái dốc rất cao (>15o) thì do cơ chế của bộ côn AT xe vẫn trôi khá nhanh cho nên vẫn phải hỗ trợ bằng phanh, trong khi ở số thấp xe MT có thể chỉ bò rất chậm.
Câu lên số nào-xuống số ấy cũng chỉ đúng để chạy ở dôc vừa phải, tốc độ khá chậm, đoạn dốc thẳng, tầm quan sát tốt. Thực tế cần phải dựa vào tốc độ, độ dốc và độ gắt của cua (thường ở vùng núi cuối những cái dốc là cua). Đi ở số nào phụ thuộc vào tốc độ muốn đạt được, do cuối dốc thường là cua, nhiều cái cua bị che lấp bởi vách ta luy, chỉ khi nào đến nơi mới phát hiện được độ gắt cho nên số cần phải hạ thấp hơn. Vì vậy khi lên, hay xuống dốc ở gần các đoạn cuối thường phải chuẩn bị hạ tiếp số (tốc độ tối đa của mỗi số xe thường được in ngay trong quyển hướng dẫn, nếu chạy đến 2/3 tốc độ ấy thì ít sợ ảnh hưởng đến máy). Lúc đó mà hoảng hốt dùng phanh, bánh xe trượt không bám mặt đường sẽ làm "mất lái", xe văng. Đâm được vào ta luy dương còn rất may, còn không bên kia là vực!
Sử dụng độ ỳ của máy làm phanh không chỉ ở chỗ dốc mà nên tập thành thói quen chạy xe thường ngày, ngay cả trên đường bằng. Khi gặp đường trơn cũng quan trọng không kém ở chỗ dốc cao, cua gắt. Nguyên tắc chắc chỉ cần nhớ khi bánh xe còn quay được thì còn lái được, phanh chết là bánh xe trượt, hết lái. Cái xe em chạy sau hơn 13 năm chưa thay phanh tay, còn phanh chính thì chỉ phải quan tâm sau 5 hay 6 năm...!