Những ai từng sống ở HN thiết nghĩ không dưới một lần đi qua tổ đình Phúc Khánh. Cái tên "tổ đình" em mới biết, còn trước kia, thời đường Tây Sơn chưa mở rộng như bây giờ, quả thực đi qua em không biết đến sự tồn tại của một địa điểm linh thiêng đến như vậy. Sau, vào ngày rằm, mồng 1, đặc biệt là rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, những ngày tổ chức giải hạn...đi làm về toàn bị tắc đường đoạn đó em mới biết. Mấy năm gần đây, những ngày đó chỉ khoảng 1km đường quanh cầu vượt ngã tư Sở, lượng người tập trung dễ đến hàng vạn (?)...vỉa hè, lề đường, thành cầu đều được trưng dụng làm nơi hành lễ, thậm chí có người đứng tận cổng tòa Mipec vái vọng.
Theo Đông Tác Giao Lưu, em được biết, Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở theo địa danh cũ (nay tọa lạc tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, tp Hà Nội). Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê, là một cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Sau đó gặp hỏa hoạn bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho rằng chùa nằm trong khu vực diễn ra trận Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hổ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) người đã từng ém quân ở chùa. Đô đốc còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa. Chùa đã qua nhiều lần trùng tu xây dựng vào các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Năm 1940, Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa làm cơ sở đào tạo tăng tài và điểm An cư kiết hạ hàng năm của chư Tăng....Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia từ năm 1988.
Nếu đọc qua lịch sử chùa như trên, sẽ là câu hỏi: tại sao chùa Phúc Khánh lại được gọi là "tổ đình"? Sự linh thiêng (theo quan niệm của người dân hiện nay thể hiện qua sự sùng bái) bắt nguồn từ đâu? Và đúng là có sự linh thiêng như thế? (hay chỉ là người sau theo người trước?).....
Cụ, mợ nào biết về chùa, hay từng lễ, làm giải hạn....tại tổ đình Phúc Khánh chia sẻ giúp em...
Theo Đông Tác Giao Lưu, em được biết, Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở theo địa danh cũ (nay tọa lạc tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, tp Hà Nội). Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê, là một cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Sau đó gặp hỏa hoạn bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho rằng chùa nằm trong khu vực diễn ra trận Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hổ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) người đã từng ém quân ở chùa. Đô đốc còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa. Chùa đã qua nhiều lần trùng tu xây dựng vào các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Năm 1940, Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa làm cơ sở đào tạo tăng tài và điểm An cư kiết hạ hàng năm của chư Tăng....Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia từ năm 1988.
Nếu đọc qua lịch sử chùa như trên, sẽ là câu hỏi: tại sao chùa Phúc Khánh lại được gọi là "tổ đình"? Sự linh thiêng (theo quan niệm của người dân hiện nay thể hiện qua sự sùng bái) bắt nguồn từ đâu? Và đúng là có sự linh thiêng như thế? (hay chỉ là người sau theo người trước?).....
Cụ, mợ nào biết về chùa, hay từng lễ, làm giải hạn....tại tổ đình Phúc Khánh chia sẻ giúp em...
Chỉnh sửa cuối: