- Biển số
- OF-576458
- Ngày cấp bằng
- 29/6/18
- Số km
- 2,806
- Động cơ
- 762,692 Mã lực
- Nơi ở
- Hà Nội dáng kiều thơm
Văn phong của cái giấy mời vãi quá!
Sử tô bọn độc quyền nó quen thói!
Sử tô bọn độc quyền nó quen thói!
Tính chất cửa trênChính quyền xin lỗi nó chất như vậy đấy cụ ạ
Sent from my SM-G920P using Tapatalk
Em còn thấy nó mời cụ vào ngày 4/10 chủ nhật cơ, mà dưới nó lại thòng câu trừ ngày chủ nhật.Chiều muộn em đi làm về, F1 bảo ông hàng xóm chuyển cho cái giấy mời, em đọc thấy thế này:
Hỏi ông hàng xóm, hóa ra bên bán nước thu chênh tiền của dân suốt 4 năm! Vậy mà ghi "thu thừa giá dịch vụ" chứ ko đúng bản chất là thu đắt hơn qui định của Thành phố. Hơn nữa, đã sai trong công việc mà ngay cái giấy mời cũng có nét trịch thượng, từ địa chỉ "Đội 6 Sông Đà 1" cũng ko phải địa chỉ nhà em cho đến câu "Nếu sai thời gian trong giấy mời, chúng tôi sẽ không giải quyết", thật là ngược với thái độ ở câu "Rất mong" dân đến để sửa sai ngay phía trước!
Một việc cố tình làm sai suốt 4 năm ròng với hàng ngàn hộ dân, đến khi sửa sai lại có 1 thái độ như thể hậm hực kiểu bị ép buộc phải sửa chứ ko hẳn chủ động thế này, thấy lạ em mới search thì ra bài này:
http://anhsangvacuocsong.vn/nhap-nhem-gia-nuoc-sinh-hoat-giua-thu-manh-ai-nguoi-ay-tinh-tu-dinh-gia-vi-can-dam-bao-hoat-dong-kinh-doanh/
Nhập nhèm giá nước sinh hoạt giữa thủ đô, mạnh ai người ấy tính? Tự định giá – vì cần đảm bảo hoạt động kinh doanh!
05/09/2017
201
Nước sinh hoạt là nhu cầu thiết yếu trong đời sống mỗi hộ gia đình. Nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất,…, hầu hết phụ thuộc vào mạng lưới cung cấp nước sạch được Nhà nước hỗ trợ đầu tư, đặc biệt ở các khu vực đô thị nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, Nhà nước quy định giá bán đến từng hộ. Vậy mà, trong những năm qua, một số đơn vị trong hệ thống cung cấp nước ngay tại Thủ đô đã tự nâng giá với nhiều lý do khác nhau… Tại khu vực 2 Phường Mỹ Đình 1 & 2 ( Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội) là một trong những ví dụ...
Cố ý làm sai quy định hay…?
Trả lời câu hỏi của Phóng viên về nguyên nhân dẫn tới việc thu tiền nước sinh hoạt sai quy định (tại Quyết định số 38 và 39/2013/QĐ-UBND của UBND thành phố và thông báo số 1268/NS-TB năm 2015, 888/NS-TB năm 2014, 1139 năm 2013 của VIWACO) đối với hơn 5000 hộ trong suốt thời gian dài (từ 2013 đến nay), ông Nguyễn Bá Linh – Giám đốc HTX Dịch vụ Tổng hợp Nông nghiệp Mỹ Đình (viết tắt là HTX Mỹ Đình) nhẹ nhàng khẳng định: “…Chúng tôi làm kinh doanh phải có lãi mới làm, việc thu tăng so với quy định là để đảm bảo chi phí vận hành hệ thống…”. Để minh chứng, ông Linh đưa ra ví dụ đối với một số đơn vị tại các khu vực khác nhau trên thành phố cũng giống như đơn vị của ông?
Được biết, từ 2013 đến nay, HTX DV Tổng hợp Nông nghiệp Mỹ Đình đã thực hiện thu tiền nước sinh hoạt chênh lệch từ 1200-1500 đ/m3. Cụ thể, từ tháng 10/2013- tháng 10/2014 chênh lên 1200 đ/m3, 10/2014-hiện nay cao hơn 1444 đ/m3. Với tổng số trên dưới 200.000 m3 nước sạch cung cấp đến cho hơn 5000 đồng hồ trên địa bàn (số liệu do ông Linh cung cấp-PV), chỉ tính sai lệch hóa đơn cho 30m3 đầu tiên/đồng hồ, mỗi tháng HTX Mỹ Đình đã thu tăng hơn 200 triệu đồng. Nếu tính từ 2013 đến nay, đơn vị đã thu chênh lệch của các hộ dân khoảng 5-6 tỷ đồng.
(Số liệu do PV tính toán trên cơ sở bình quân tối thiểu 30m3/hộ/tháng, HTX Mỹ Đình từ chối cung cấp vì lý do bí mật kinh doanh. Hiện theo thông tin PV nắm bắt được qua hóa đơn tiền nước một số hộ, tỷ lệ hộ sử dụng dưới 30m3/tháng không đáng kể)
Có pải do bù chi phí?
Theo bà Võ Thị Mai Anh, Phụ trách Quan hệ khách hàng – Công ty cổ phần VIWACO: Khu vực Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 được công ty ký hợp đồng với HTX Mỹ Đình (được coi như đơn vị bán lẻ – như quy định tại nghị định 177/2007/NĐ-CP) cung ứng nước sạch đến hộ dân thông qua 05 đồng hồ tổng với mức giá ưu đãi (đến 97% là nước sinh hoạt – tính theo mức giá thấp nhất trong khung giá). Đây là khu vực đã có sẵn đường ống, khi ký hợp đồng chuyển giao HTX Mỹ Đình đang vận hành hệ thống này.
Cũng theo bà Mai Anh, việc thu không bù chi theo thông tin HTX Mỹ Đình trao đổi với PV là chưa hợp lý. Có chăng ở đây là sự yếu kém trong công tác quản lý gây thất thoát?
Căn cứ trên số liệu VIWACO cung cấp, riêng năm 2017, hàng tháng bình quân 05 đồng hồ tổng của HTX Mỹ Đình tiêu thụ hơn 230.000 m3 nước (thất thoát khoảng 15% lưu lượng so với số liệu ông Linh cung cấp mà theo ông Linh, đây là thất thoát đường ống). Tổng bình quân thanh toán theo tháng của HTX Mỹ Đình với VIWACO khoảng hơn 1,8 tỷ, ước tính nếu thu theo đúng giá quy định trên số lượng hơn 200.000m3/tháng, khoản dư ra “bù chi phí” của đơn vị cũng sấp sỉ 300.000.000 đ/tháng (tương đương 3,5 tỷ/năm) – khoản này liệu cho phép HTX Mỹ Đình hoạt động có lãi?
Phải nói thêm, đây là HTX chuyển đổi theo luật HTX năm 2012. Theo ông Nguyễn Văn Lâm – Chủ tịch. UBND Phường Mỹ Đình 2, hiện hệ thống đường ống đang sử dụng cung cấp nước sạch đã có từ trước năm 2013 do Nhà nước hỗ trợ 1 phần, còn lại từ vốn xã hội hóa – chi phí nâng cấp, bảo trì hệ thống hàng năm không lớn. Chưa kể, hoạt động HTX gồm số ít người này không chỉ đơn thuần dừng ở việc cung ứng nước sạch cho khu vực.
Ông Nguyễn Văn Lâm chia sẻ: Từ sau khi chuyển đổi, HTX như đơn vị kinh doanh độc lập, rất nhiều lần nhân dân trong phường đã kiến nghị, UBND Phường đã nhiều lần làm việc với HTX xong đến nay chưa giải quyết được. UBND Phường đã vài lần (từ 2003 đến nay) trực tiếp làm việc với VIWACO đề nghị VIWACO bán nước thẳng đến từng hộ dân. Tuy nhiên, do hệ thống nước đã có sẵn nên VIWACO chưa đồng thuận!
Sự việc không của riêng HTX Mỹ Đình?
Xin nhắc lại, nước sạch là sản phẩm – dịch vụ đặc thù được Nhà nước trực tiếp điều tiết nhằm đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ đời sống người dân, đặc biệt tại các khu vực đô thị…
VIWACO là đơn vị được UBND TP. Hà Nội chỉ định trong cung ứng nước khu vực Tây Nam Thành phố. Việc HTX Mỹ Đình (Đơn vị bán lẻ nước – theo hợp đồng được VIWACO ủy quyền) tự ý thu sai quy định, liệu VIWACO có phần trách nhiệm trong đó? – khi mà, theo bà Mai Anh, hợp đồng VIWACO ký với HTX Mỹ Đình không quy định giá nước bán thế nào, thu sao là do HTX Mỹ Đình tự tính toán?
Về phía UBND 2 Phường Mỹ Đình 1 & 2, dù nhận nhiều phản ảnh/kiến nghị (không chỉ về giá nước – PV) của người dân lại không có hướng giải quyết triệt để trong suốt 4 năm qua là do đâu?
Câu trả lời xin để lại cho các cơ quan chức năng có liên quan. Được biết hiện nay, HĐND-UBND Quận Nam Từ Liêm đã thành lập đoàn thanh tra xem xét toàn bộ hoạt động của HTX Mỹ Đình.
Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh đến bạn đọc trong các kỳ tiếp theo.
NMH – Hương Ly
Tóm lại ở bài trên là ông Linh - GĐ bên HTX kinh doanh dịch vụ cấp nước - B của VIWACO thầu lại phần cấp nước cho phường Mỹ Đình 1 và 2 cho rằng giá nước là thả nổi, tùy theo vận hành của bên kinh doanh và như vậy là không tuân thủ Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND về việc ban hành và thống nhất giá bán nước trên địa bàn Tp Hà Nội. Tuy PV cũng đưa ra mức chênh từ 1200đ đến 1500đ/1m3, em vẫn tìm QĐ này và thấy giá như sau:
Quả thật là chênh lớn, trên vài m3 thì ko đáng kể nhưng hàng nghìn hộ dùng suốt trong 4 năm thì ko phải nhỏ, chưa kể tính theo tỷ giá ngân hàng!
Bình thường em ko để ý giá nước vì nghĩ giá chung và đã có cấp quản lý, kể cả có lần cô thu tiền báo hóa đơn hơn 1 củ thấy vô lý, sau cô này biết mức tiêu thụ bình quân nhà em mà ghi dàn đều ra (cô này nói ghi đồng hồ và thu tiền là 2 người khác nhau) nhưng em vẫn tin vào giá. Nhưng nay mới thấy tưởng vậy mà đếch phải vậy! Search thì cũng mấy nơi như thế!
Cũng định ko lập thớt nhưng cái thái độ câu từ trong giấy mời thật là vô lý, móc túi dân suốt 4 năm mà sửa cũng không ra cái lối sửa! Thật không còn tin được!