- Biển số
- OF-404838
- Ngày cấp bằng
- 16/2/16
- Số km
- 985
- Động cơ
- 235,886 Mã lực
- Tuổi
- 43
Nếu bugi của các bác bị hỏng nó có thể sinh ra hàng loạt các nguyên nhân về động cơ như: hao xăng, máy nổ yếu, xe bị ì, khó tăng tốc, máy nổ bị rung, đề ba khó nổ…vân vân và mây mây. Chẳng may đang gặp phải các vấn đề này các bác hãy thử tháo bugi ra để kiểm tra xem sao nhé, nếu nguyên nhân không phải ở đây thì tiện thể chúng ta vệ sinh luôn cái bugi đó cũng rất tốt mà. Đen lắm thì khi tháo bugi ra các bác sẽ phát hiện chiếc bugi của mình có các hiện tượng như:
Khi tháo bugi ra soi dưới ánh sáng mặt trời hay dưới ánh đèn các bác hoàn toàn có thể nhìn hình mà bắt trúng bệnh của động cơ. Chỉ cần nhìn sơ tình trạng chiếc bugi là các bác có thể biết sau đây cần phải đánh xe đến gara để bảo dưỡng cái gì rồi.
Đầu tiên hãy tháo bugi ra, cách đặt cục máy của mỗi hãng mỗi dòng xe sẽ khác nhau nên để chắc chắn thì cứ google tham khảo trước các bác nhé. Gì chứ hướng dẫn thì phút mốt là ra cả đống. Sau đó cầm chiếc bugi lên và quan sát hiện tượng của nó, hãy nhìn vào phần cuối của chiếc bugi (em cứ gọi là phần cuối nhé, cái phần mà phải…đút vào trong hốc xilanh ấy) các bác có thể sẽ phát hiện ra một trong các trường hợp sau.
Bugi bình thường, Một chiếc bugi bình thường sẽ có màu nâu hoặc nâu xám trên điện cực dương, phần sứ cách điện sẽ không có tình trạng bong tróc, khe hở giữa các cực bugi tiêu chuẩn tầm 1,1mm. Nếu bugi của bác như hình thì chúc mừng, bugi của các bác vẫn hoạt động tốt.
Trường hợp bugi có bám các muội than đen và khô ở trên đầu các cực, điều này cho thấy khả năng các bác cần phải kiểm tra bộ lọc gió khả năng chúng bị bám bẩn, thời gian dài vừa qua xe luôn hoạt động ở dải tốc độ thấp, hoặc bộ trộn nhiên liệu đang hòa trộn hỗn hợp nhiên liệu không đều (giàu xăng) hoặc các bác đã đổ phải nhiên liệu…đểu.
Bugi ướt có thể là hệ quả của việc nước vào động cơ (qua đường xả hoặc qua đường nạp) hoặc xăng nhiễm nước. Nếu rời vào các trường hợp này các bác có thể vệ sinh lại bugi bằng cách dùng hơi nén xì khô cả buồng đốt và bugi, sau đó nhỏ ít dầu máy vào buồng đốt và lắp bugi để khởi động máy.
Thêm một trường hợp bugi bị ướt nhưng là bugi có màu đen và có hiện tượng ẩm ướt đây là dấu hiệu cho biết dầu đã lọt vào xi lanh, bị đốt tạo thành muội than bám trên bugi và dầu bám vào bugi làm buugi ướt. Nguyên nhân dầu lọt vào xi lanh có thể do hở supap, hở sec-măng hoặc thành xi lanh bị mài mòn. Trong trường hợp xe ra khói trắng và có mùi khét, cần phải nhanh chóng sửa chữa (làm máy) để không gây sự cố hư hỏng thêm khi xe hoạt động (bó máy khi hết dầu bôi trơn).
Bugi bị hỏng các cực, xuất hiện các vết phồng rộp trên phần sứ cách điện, điện cực nóng chảy hoặc cặn trắng xuất hiện là dấu hiệu của bugi bị cháy và đang chạy quá nóng. Các nguyên nhân có thể bao gồm động cơ quá nóng, dùng không đúng loại bugi (bugi lạnh), bugi lỏng, thời điểm đánh lửa không chính xác hoặc hỗn hợp không khí / nhiên liệu quá loãng. Nên thay thế bugi phù hợp hơn.
Các điện cực bị mòn và bị ăn mòn là các triệu chứng của một bugi đã quá thời hạn sử dụng. Bugi đã hoạt động quá lâu cần thay thế một chiếc bugi mới. Khoảng thời gian thay thế thông thường: sau 10.000 đến 60.000 km. Kiểu có điện cực platin hoặc iridium: sau 100.000 đến 240.000 km. Khoảng thời gian thay bugi có thể thay đổi tuỳ theo kiểu xe, đặc tính động cơ, và nước sử dụng…
Bugi bị vỡ đầu sứ chủ yếu là do tác động của ngoại lực, có khả năng bugi quá dài có thể gây hư hỏng nhiều cho động cơ của các bác trong khi bugi ngắn có thể gây ra khả năng tiết kiệm xăng kém và bám bẩn bugi. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng của hãng (hoặc các dòng xe) để đảm bảo rằng các bác có đúng loại bugi cho xe của mình.
Nếu đã xác định được các nguyên nhân lỗi do bugi các bác có thể khắc phục hoặc thay mới. Nếu đã loại trừ hết các triệu chứng do bugi có thể gây ra mà động cơ vẫn có vấn đề thì việc các bác cần làm là đánh xe ra một gara uy tín để được tìm lỗi và các phương án khắc phục. Chúc các bác lái xe an toàn và vui vẻ
- Tình trạng bình thường, được thế này thì vui quá còn gì
- Bugi bị bám muội than
- Bugi bị ướt (nhiều bác gặp phải vấn đề này lắm nhé)
- Bugi bị vỡ lớp sứ cách điện
- Bugi bị mòn điện cực
- Bugi hỏng…
Khi tháo bugi ra soi dưới ánh sáng mặt trời hay dưới ánh đèn các bác hoàn toàn có thể nhìn hình mà bắt trúng bệnh của động cơ. Chỉ cần nhìn sơ tình trạng chiếc bugi là các bác có thể biết sau đây cần phải đánh xe đến gara để bảo dưỡng cái gì rồi.
Đầu tiên hãy tháo bugi ra, cách đặt cục máy của mỗi hãng mỗi dòng xe sẽ khác nhau nên để chắc chắn thì cứ google tham khảo trước các bác nhé. Gì chứ hướng dẫn thì phút mốt là ra cả đống. Sau đó cầm chiếc bugi lên và quan sát hiện tượng của nó, hãy nhìn vào phần cuối của chiếc bugi (em cứ gọi là phần cuối nhé, cái phần mà phải…đút vào trong hốc xilanh ấy) các bác có thể sẽ phát hiện ra một trong các trường hợp sau.
Bugi bình thường, Một chiếc bugi bình thường sẽ có màu nâu hoặc nâu xám trên điện cực dương, phần sứ cách điện sẽ không có tình trạng bong tróc, khe hở giữa các cực bugi tiêu chuẩn tầm 1,1mm. Nếu bugi của bác như hình thì chúc mừng, bugi của các bác vẫn hoạt động tốt.
Trường hợp bugi có bám các muội than đen và khô ở trên đầu các cực, điều này cho thấy khả năng các bác cần phải kiểm tra bộ lọc gió khả năng chúng bị bám bẩn, thời gian dài vừa qua xe luôn hoạt động ở dải tốc độ thấp, hoặc bộ trộn nhiên liệu đang hòa trộn hỗn hợp nhiên liệu không đều (giàu xăng) hoặc các bác đã đổ phải nhiên liệu…đểu.
Bugi ướt có thể là hệ quả của việc nước vào động cơ (qua đường xả hoặc qua đường nạp) hoặc xăng nhiễm nước. Nếu rời vào các trường hợp này các bác có thể vệ sinh lại bugi bằng cách dùng hơi nén xì khô cả buồng đốt và bugi, sau đó nhỏ ít dầu máy vào buồng đốt và lắp bugi để khởi động máy.
Thêm một trường hợp bugi bị ướt nhưng là bugi có màu đen và có hiện tượng ẩm ướt đây là dấu hiệu cho biết dầu đã lọt vào xi lanh, bị đốt tạo thành muội than bám trên bugi và dầu bám vào bugi làm buugi ướt. Nguyên nhân dầu lọt vào xi lanh có thể do hở supap, hở sec-măng hoặc thành xi lanh bị mài mòn. Trong trường hợp xe ra khói trắng và có mùi khét, cần phải nhanh chóng sửa chữa (làm máy) để không gây sự cố hư hỏng thêm khi xe hoạt động (bó máy khi hết dầu bôi trơn).
Bugi bị hỏng các cực, xuất hiện các vết phồng rộp trên phần sứ cách điện, điện cực nóng chảy hoặc cặn trắng xuất hiện là dấu hiệu của bugi bị cháy và đang chạy quá nóng. Các nguyên nhân có thể bao gồm động cơ quá nóng, dùng không đúng loại bugi (bugi lạnh), bugi lỏng, thời điểm đánh lửa không chính xác hoặc hỗn hợp không khí / nhiên liệu quá loãng. Nên thay thế bugi phù hợp hơn.
Các điện cực bị mòn và bị ăn mòn là các triệu chứng của một bugi đã quá thời hạn sử dụng. Bugi đã hoạt động quá lâu cần thay thế một chiếc bugi mới. Khoảng thời gian thay thế thông thường: sau 10.000 đến 60.000 km. Kiểu có điện cực platin hoặc iridium: sau 100.000 đến 240.000 km. Khoảng thời gian thay bugi có thể thay đổi tuỳ theo kiểu xe, đặc tính động cơ, và nước sử dụng…
Bugi bị vỡ đầu sứ chủ yếu là do tác động của ngoại lực, có khả năng bugi quá dài có thể gây hư hỏng nhiều cho động cơ của các bác trong khi bugi ngắn có thể gây ra khả năng tiết kiệm xăng kém và bám bẩn bugi. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng của hãng (hoặc các dòng xe) để đảm bảo rằng các bác có đúng loại bugi cho xe của mình.
Nếu đã xác định được các nguyên nhân lỗi do bugi các bác có thể khắc phục hoặc thay mới. Nếu đã loại trừ hết các triệu chứng do bugi có thể gây ra mà động cơ vẫn có vấn đề thì việc các bác cần làm là đánh xe ra một gara uy tín để được tìm lỗi và các phương án khắc phục. Chúc các bác lái xe an toàn và vui vẻ