- Biển số
- OF-193774
- Ngày cấp bằng
- 13/5/13
- Số km
- 3,467
- Động cơ
- 360,554 Mã lực
Hơn 2 chục năm rồi chưa hát lại những bài này.
Em đánh dấu phát hôm nào đi karaoke thử.
Em đánh dấu phát hôm nào đi karaoke thử.
Có đấy cụ , đĩa nhựa có , có bài con đường xưa em đi hát cả Thanh tuyền , tên đĩa em quên mất rồiCháu chưa nghe Chê linh hát rừng lá thấp trước 75 bgio.
Ko biết cụ có nhầm ko ạ ??
Vâng!! Những người tha hương luôn mang trong mình hình bóng quên nhà nên những bài hát trữ tình luôn làm voi bớt nỗi nhớ hoặc nỗi buồn cụ ah!!!Vâng , cụ cũng tha hương như em , chắc cụ đã thưởng liên khúc này mỗi khi đông tàn , xuân sang :
.
Em thích Đan Nguyen, Trường Vũ , Manh Quỳnh va Tuấn Vũ. Đặc biệt Rừng Lá Thấp của TV.Cho em hỏi cụ nghe ca sĩ nào thể hiện ạ ...? Em mến trường vũ trầm ngâm còn Tuấn vũ với bản mp3 remix cụ ạ
Các cụ nhầm linh tinh thần chưởng, Khánh Ly đóng đinh với nhạc TCS đúng k cụ. Nhạc vàng e cũng thả được cỡ 90% các bài phổ biến, nghe tê tái phết, có lần đi đám cưới hát chơi chơi, vậy mà tắc đường vì người đi đường dừng hết lại nghe.Không hiểu sao nhiều bác bảo thích nghe nhạc vàng mà lại nghe Khánh Ly nhỉ
Em nghe nhạc vàng nhiều đến nỗi, bây giờ đi hát karaoke bài nào hát cũng thành giọng nhạc vàng hết, vãi chưởng
Em cũng nghĩ như cụ .. bây giờ đình đám vẫn là Trưòng vũ Tv đan nguyên cụ nhỉGiọng Chế Linh xuống quá .. lẽ ra
Còn bác Giang Tử thì ra đi sớm quá. Tiếc
Vâng , ngoài việc công và việc riêng ra , thì em lại xoay sang OF và "ngâm cứu , chế biến" dòng nhạc này giải khuây .Cụ DE-VN hình như cụ đang ở nc Đức phỏng ah ???
Ôi..! Lam phương của em .. chưa bỏ nhạc phẩm nào của chú ấy .. cụ nói em nhớ da diếtVới ca từ hay , giai điệu day dứt , nhạc sỹ Lam Phương gửi vào ca khúc . Nên hầu như ai hát cũng hay, từ Chế Linh , Thái Châu , đến thế hệ nối tiếp Đan Nguyên , Hồ Hoàng Yến sau này :
.
Mời cụ nghe ca khúc thần sầu này của chú ấy :Ôi..! Lam phương của em .. chưa bỏ nhạc phẩm nào của chú ấy .. cụ nói em nhớ da diết
vâng ..thank cụ em đang ngheMời cụ nghe ca khúc thần sầu này của chú ấy :
Mời cụ nghe ca khúc thần sầu này của chú ấy :
Và Buồn chi em ơi :
.
.
Trường Vũ thì nói làm gì cụ, truyền nhân của Chế Linh rồi, em đang định mua vé tháng 11 này nghe cụ ấy hát cùng Giao Linh, Phương Dung, Mạnh Đình ở Cung VH Hà Nội đây. Tiếc cái show của cụ Chế, đúng 28/10 em lại bay mới đau.Cụ thấy Trường Vũ biểu cảm thế nào ạ ... ? Em mến bài Căn nhà ngoại ô cụ nghe thử xem thế nào ạ
Nghe nhạc vàng nhưng nếu biết hoàn cảnh ra đời những ca khúc đó thì còn hay hơn. Cụ nào có ca khúc nào hay và hoàn cảnh ra đời post lên mọi người thưởng thức
Hay rùng mình cụ ơi, lâu lắm mới nghe lại giọng ca của cô này. Bác Lam Phương thì tài hoa quá nên cái nghiệp nó vận vào thân, đời buồn y như những bài hát của bác. Nhớ hồi Thúy Nga làm chương trình về bác, dựn g bài Một mình (sáng mai thức giấc, nhìn quanh một mình...) quay chính bác luôn, chảy nước mắt.Mời cụ nghe ca khúc thần sầu này của chú ấy :
.
Bác Nguyễn Văn Đông này bài nào em cũng kết, đặc biệt bài Chiều mưa biên giới và Phiên gác đêm xuân, cô Thanh Tuyền đổ thì thôi rồi. Ngày trc nghe bài Chiều mưa biên giới cụ Lữ Liên (bố Anh Tú, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Lưu Bích...) chế và trình bày trong ban AVT mà cười đau bụng
"Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi, một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.
Ngày đó Đồng Tháp Mười còn là đồng không mông quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đồng lầy nước nổi quanh năm. Người ở hậu phương lúc bấy giờ nhìn về Đồng Tháp Mười như là vùng đất bí hiểm với những huyền thoại Lúa Ma nuôi quân đánh giặc, về Tổng Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Vương thời chống Pháp qua những trận đánh lẫy lừng ở Gãy Cờ Đen, Gò Tháp mà chiến tích được tạc vào bia đá ở Tháp Mười Tầng còn lưu lại đến ngày nay. Mùa xuân năm đó, đơn vị tôi đóng trên Gò Bắc Chiêng, có tên là Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường.
Đơn vị của tôi đã có những cuộc giao tranh đẫm máu vào những ngày giáp tết trên những địa danh Ấp Bắc, Kinh 12 và tuyến lửa Thông Bình, Cái Cái, Tân Thành. Dù vậy, mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt. Cứ mỗi độ xuân về, sông Vàm Cỏ lại mang về từng đàn tôm cá từ biển hồ Tông Lê Sáp, vượt vũ môn theo đám lục bình trôi về vùng Tam Giác Sắt, như nhắc nhở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Đồng Tháp Mười lập danh sách cho những người được về quê ăn Tết. Vì còn độc thân nên tên tôi được ưu tiên ghi vào Sổ Nhật Ký Hành Quân và ở lại đơn vị trong những ngày Tết. Dù không ai nghĩ có đánh nhau ngày đầu năm nhưng quân lệnh phãi được tuân hành nghiêm chỉnh. Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh của người em gái hậu phương, cũng là cơ duyên sau đó để tôi viết nên bài tình ca Sắc Hoa Màu Nhớ.
Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình. Tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn dưới đóm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang. Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên phiên gác. Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân. Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân:
“Đón giao thừa một phiên gác đêm
chào Xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
ngở rằng pháo tung bay
ngờ đâu hoa lá rơi…”
Rồi mơ ước rất đời thường:
“Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
mơ rằng đây máinhà tranh
mà ước chiếc bánh ngày xuân
cùng hương khói vương niềm thương…”
Bài Phiên Gác Đêm Xuân được ra đời trong hoàn cảnh như thế, cách đây nửa thế kỷ, đánh dấu một chuỗi sáng tác của tôi về đời lính như Chiều Mưa Biên Giới, Mấy Dặm Sơn Khê, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Xin Đừng Trách Anh, Lá Thư Người Lính Chiến, Anh Trước Tôi Sau, Lời Giã Biệt… vân vân. Sau ngày 30 tháng Tư năm 75, các bản nhạc này cùng chung số phận tan tác như cuộc đời chìm nổi của tôi."
http://www.luanhoan.net/Bai Moi Trong Ngay/html/bm 31-8-15.htm
Vâng, có thời gian "nghe" rồi nhưng có cả thời gian để "ngâm" nữa thì sẽ thấy thấm bài ca hơn.Nghe nhạc vàng nhưng nếu biết hoàn cảnh ra đời những ca khúc đó thì còn hay hơn. Cụ nào có ca khúc nào hay và hoàn cảnh ra đời post lên mọi người thưởng thức