[Funland] Nhạc vàng - Dòng nhạc được chưng cất từ cảm xúc dâng trào của người lính .

DHa2015

Xe container
Biển số
OF-369925
Ngày cấp bằng
10/6/15
Số km
6,183
Động cơ
452,031 Mã lực
Trình thẩm âm của cụ cao hơn ... đầu gối dồi !...
Có lẽ cụ cũng éo hiểu hết được nghĩa của từ sến sẩm nó dư nào nữa ý chứ! Tốt nhất hãy ngậm miệng kẻo bị thiên hạ chê cười !...
Gớm, cụ nguy hiểm quá.
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
30,859
Động cơ
635,269 Mã lực
Lúc đấy đói như Ngan ấp, dưng có có tí âm nhạc và tí ái vào là khỏe ngay :))
Hồi ý nghịch ngợm loa tàu, amp tự chế chạy ic tàu nốt mà nghe fm 100mê ga hẹc phê thế chứ, h đếch có cảm giác ý dù loa xịn xìn
 

donnisco

Xe hơi
Biển số
OF-326839
Ngày cấp bằng
12/7/14
Số km
148
Động cơ
286,781 Mã lực
Các cụ hay thẩm âm nhạc vàng nghe giúp e xem có tiêu hóa nổi ko ạ?
http://www.nhaccuatui.com/playlist/suot-doi-tinh-khac-sau-anh-tho-ft-ho-quang-8.j76Wvyk1ozuN.html
Em tai trâu nên em chỉ thấy rằng giọng này hát nhạc vàng thua xa Lệ Quyên.
Cháu đã thẩm, tất nhiên khi so vs cs hát nhạc đỏ thì LQ có hay hơn thật, nhưng để hát nhạc này thì cụ hãy trả về cho những cs hải ngoại.Họ phù hợp hơn ạ.Cụ nghe thử nhé, xong có khi cụ lại mắng LQ :"làm hỏng lỗ tai trâu của tao" :)
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
992
Động cơ
444,355 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Hôm nay em xin giới thiệu tiếp tới các cụ, mợ 1 nhạc sĩ nổi tiếng khác thời VNCH là Lam Phương.

Nói tới nhạc Lam Phương, hầu hết những người yêu mến nhạc của ông, thường liên tưởng ngay tới những ca khúc viết về người lính.





Nhạc sĩ Lam Phương



Ðiều này cũng dễ hiểu. Bởi vì ông không chỉ là một trong số rất ít nhạc sĩ mang hình ảnh người lính vào trong cõi giới âm nhạc của mình, sớm nhất. Mà, người lính trong ca khúc của Lam Phương, còn là hình ảnh người lính rất gần với đời thường.

Ở miền Nam, khi cuộc chiến bước lần tới giai đoạn của những trận đánh khốc liệt, với nhu cầu gia tăng quân số, khiến đa số thanh niên phải tòng quân thì số lượng ca khúc viết về tâm cảnh người lính cũng gia tăng mạnh mẽ.

Người ta thấy khá nhiều nhạc sĩ đã tạo hình ảnh người lính trong ca khúc của họ, là những thanh niên hào hoa phong nhã. Nhiều ca từ trong số những ca khúc này, cho người nghe cảm tưởng người lính ra mặt trận, đi hành quân, như đi “picnic!” Hay đi du lịch tới một nơi chốn mà ở đó, là cảnh tượng thanh bình, của những sông, suối, trăng, sao!... mơ màng, làm thơ ca ngợi mây, gió vu vơ khi nhớ, nghĩ tới người yêu “bé nhỏ” ở thành phố...

Tính chất lãng mạn hóa đời thực của người lính nơi trận tuyến của những nhạc sĩ này, theo tôi, vô hình trung là một thứ ma túy, một loại cần sa, tạo ảo giác cho cả đối tượng được nói đến trong ca khúc, cũng như những người yêu mến ca khúc ấy.

Ðứng ở góc độ tuyên truyền, những ca khúc đó rất đáng được khuyến khích. Tuy nhiên, ở lãnh vực sáng tác thì, mọi chủ tâm triệt tiêu sự thật, đời thường, lại chỉ là một thứ dầu gió hay, cao dán ngoài da. Ðôi khi phản tác dụng. Gây bất mãn cho chính người được ca ngợi.

Tôi không biết có phải bản chất Lam Phương vốn thật thà, đôn hậu hay không? Nhưng hiển nhiên, những ca khúc viết về tâm tình người lính của ông, ngay tự những năm đầu tiên, của nền Ðệ Nhất Cộng Hòa, đã cho thấy, ông không quay lưng, không chối bỏ sự thật.

Tính nhậy cảm, khả năng sống được, sống cùng những buồn vui của đám đông, kẻ khác, đã mang lại Lam Phương, đồng thời cho kho tàng âm nhạc miền Nam khá nhiều những ca khúc trung thực viết nói về người lính thời chinh chiến. Có dễ vì thế, dù chiến tranh chấm dứt đã lâu, mà hôm nay, một người không liên hệ, không trải qua những ngày binh đao xưa, vẫn có thể hình dung, cảm nhận những sự thật về người lính một thời, qua ca từ của Lam Phương.

Tôi xin trích dẫn một ca khúc Lam Phương sáng tác rất sớm, vào những năm cuối thập niên (19)50, với những bày tỏ hay, thú nhận (xác nhận) không thể thành thật và cụ thể hơn, khi ông viết:



Dù đời mình còn dài nhưng ngày vui chóng tàn

Ta yêu nhau đi thôi cho mộng không vỡ thành đôi

Từ khi anh là lính chiến không về thăm ghé nhà em

Không còn nghe tiếng cười thâu đêm buồn ơi sao là buồn.



Ôi ước mơ nhiều cũng thế thôi

Ðời chỉ làm bạn cùng sương gió

Nghe gió đêm từng cơn ru cô đơn

Biết cho chăng đêm nay

Chiến tranh đem thân trai đi ngàn phương

Ðời chỉ ân ái với cánh thư hồng ấp yêu.



Rừng lá rừng chập chùng, giá lạnh trai chiến trường

Ðêm nay xa quê hương, xa lìa tiếng nói người thương

Ngày anh lên đường chiến đấu hoa lòng đã chớm tình yêu

Nhưng chờ đâu thấy người anh yêu chờ đến xuân về chiều.

(Trích “Biết Ðến Bao Giờ”)



Theo ghi nhận của cố nhà báo Trường Kỳ, trong bài đã dẫn thì:

“...Ðến năm (19)58 là thời gian Lam Phương gia nhập quân đội thì ông nghiêng hẳn những sáng tác của mình về những nhạc phẩm đề cập đến đời lính chiến. Sang năm (19)59, ông giải ngũ để sau đó gia nhập ban văn nghệ Bảo An rồi qua đến đoàn Hoa Tình Thương. Cùng thời gian này ông cộng tác với các đài phát thanh Quân Ðội và Sài Gòn cùng một lúc là thành phần của Biệt Ðoàn Văn Nghệ cho đến ngày 30 tháng 4 năm 75, cũng là ngày ông rời khỏi Việt Nam trên chiếc tầu Trường Xuân.

“Cuộc sống vật chất của Lam Phương đã sáng sủa hơn rất nhiều sau khi ông tung ra hai nhạc phẩm về đời lính là ‘Tình Anh Lính Chiến’ và ‘Chiều Hành Quân.’

“Hai nhạc phẩm này đã do chính Lam Phương in và tự phát hành. Trước đó ông đã sắm được một chiếc Lambretta để ngày ngày đi giao những bản nhạc lẻ cho các sạp bán nhạc rời ở Sài Gòn nhờ lợi nhuận của những bản nhạc trước mang lại. ‘Tình Anh Lính Chiến’ đã đạt được con số bán kỷ lục vào thời đó. Một thời gian sau nhạc phẩm ‘Chiều Hành Quân’ ra đời và cũng đạt được một con số bán cao không kém...”

Cả hai ca khúc này, được tác giả viết trong thời miền Nam tương đối còn thanh bình. Nhưng không vì thế mà Lam Phương cho người lính một chân dung, một diện mạo khác!

Phải chăng vì vậy mà hai ca khúc vừa kể, tính đến hôm nay, vẫn còn được những người yêu nhạc trước 1975, coi là hai trong số những ca khúc “kinh điển” nhất viết về người lính?



Xuyên lá cành trăng lên lều vải

Lòng đất ấm thương tình đôi mươi

Thương những người mạch sống đang khơi

Ðang tìm một cuộc đời cho lòng vơi nét phong sương



Anh chiến trường tôi nơi hậu tuyến

Ðời lính chiến xui gặp nhau đây

Ðôi đứa mình còn mỗi đêm nay

Nói gì cạn niềm thương để rồi mai ta lên đường



Rồi ngày mai ra đi

Chốn biên thùy anh sá chi gian nguy

Có bao giờ anh nhớ chăng

Ðêm nào nằm gần nhau

Hồn xây mộng ước mai sau



Mai nếu đời ngăn chia ngàn lối

Ðừng quên nhé những ngày bên nhau

Ðêm cuối cùng buồn quá anh ơi

Bao giờ tình ngàn phương hòa lòng trai nơi sa trường.

(Lam Phương, trọn bài “Tình Anh Lính Chiến”)



Và:

Một chiều hành quân qua thôn xưa

lúc nắng xuân chưa nhạt màu,

Chạnh lòng tìm người em gái cũ:



Em tôi đã đi phương nào?

Nghẹn ngào nhìn qua hàng tre xanh

ngắm bóng chim đua trên cành,

Giờ tìm đâu hình bóng cũ: Em ơi!

Em đi về đâu?

Về đâu em ơi lúc tình còn sâu

lúc hương trần đời vẫn chờ nhau giữa đêm thâu



Về đâu khi em vẫn là nguồn sống,

khi ánh xuân nồng vừa nhẹ vương lên má hồng...

Hẹn nhau qua hết một mùa phượng rơi

nhưng hoa chưa tàn mà lòng ai đã đổi thay.

Thế thôi vui chi sống trong tình đầu!

Nhạc “chiều hành quân” nay biết gởi về đâu? (...)

(Trích “Chiều Hành Quân” Lam Phương)



Bây giờ, hình ảnh người lính miền Nam trước đây, chỉ còn được gợi nhớ qua những bộ quân phục, xuất hiện trong những lễ kỷ niệm hoặc những họp mặt lớn mỗi năm ở hải ngoại. Nhưng, người ta sẽ rất khó hình dung tâm tình của người lính miền Nam cách đây trên ba thập niên, nếu không có những ca khúc, như các ca khúc của Lam Phương.

Ở khía cạnh quân sử của một quân lực nay không còn nữa thì, đóng góp của nhạc sĩ Lam Phương, trong lãnh vực này, là một đóng góp tôi nghĩ, chúng ta không thể không ghi nhận.

Du Tử Lê

Tình anh lính chiến - Chiều hành quân:
www.youtube.com/watch?v=d4IhD0o_XJQ

Đời là vạn ngày sầu:
www.youtube.com/watch?v=VTQplbH454E

Chuyến đò vĩ tuyến:
www.youtube.com/watch?v=4Wy83LXcwKM

Đoàn người lữ thứ
www.youtube.com/watch?v=nwjMbRSYOCA

 

donnisco

Xe hơi
Biển số
OF-326839
Ngày cấp bằng
12/7/14
Số km
148
Động cơ
286,781 Mã lực
Hoa Biển :Kinh điển của những năm 90
 

vudinhtaybannha

Xe container
Biển số
OF-362446
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
8,286
Động cơ
315,257 Mã lực
Nơi ở
Ở với chệ Hằng trên cung giăng .
Có thể nói nữa sỹ Hương Lan có chất giọng "bền bỷ" nhất trong làng ca sỹ Việt. 65 tuổi vẫn hát live cực tốt !
Hương Lan sinh 1956 tên thật là Trần Ngọc Ánh chưa đến 65 tủi .Em thích nhất giọng Hương Lan thật ngọt ngào .
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,490
Động cơ
314,365 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Đêm về , ngoài trời gió heo may hun hun thổi , mây vần vũ mang hơi lạnh , lại nhớ nhạc vàng các cụ ạ . Có ai nghe Kể chuyện trong đêm với em không ?


Thức trọn đêm nay để nhớ đến anh, em nghe tình yêu thức dậy trong lòng...;;)
Và Nhớ người yêu cùng Mợ Yến :


.
 

Automation

Xe hơi
Biển số
OF-163445
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
194
Động cơ
349,360 Mã lực
E góp bài Chuyện ba mùa mưa - Quang Lê ah.
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
Bác @ca_ voi_ xanh có nhiều tư liệu quý về hoàn cảnh sáng tác và thông tin bên lề của các tác phẩm của nên ca nhạc Nam Việt Nam trước 75 hay quá. Em mời rượu bác liên tục mà máy nó không chịu :D
 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,846
Động cơ
446,716 Mã lực
Em chỉ thích mỗi Lan Hương-Tuấn Vũ. Ghét con Lợm Quyên
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Chiến tranh đã lùi xa , nhưng dòng nhạc được chưng cất từ cảm xúc dâng trào của người lính và những đứa con tha hương sẽ mãi còn trường tồn cùng văn hóa và tâm hồn của người Việt các cụ nhỉ .
Trong dòng nhạc này chúng ta thấy người lính đi vào cuộc chiến nhiều khi chẳng phải vì lý tưởng , mà đơn giản chỉ là thời cuộc . Ra đi vào cuộc chiến , bỏ lại sau lưng quê hương với mái tranh , dòng sông , cánh cò , mẹ già , người yêu , vợ hiền , con thơ và những người bạn thân thiết . Ra đi để lại niềm nhớ nhung , khắc khoải cho người hậu phương và mang theo những kỷ niệm đẹp nhất , chất chứa tình quê hương , gia đình , bạn bè.....để rồi tất cả những tình cảm này của các anh được các nhạc sỹ , ca sỹ thổi hồn vào lan tỏa , chia sẻ những tình cảm thiêng liêng này trên chiến trường giúp các anh vơi nhẹ đi nỗi niềm thương nhớ quê nhà . Thứ tình cảm này thắm đượm tình người Việt của người lính ở cả hai chiến tuyến , nên nó dễ dàng đi vào lòng người chẳng phụ thuộc vào tôn giáo , chính trị hay trình độ văn hóa của những ai tiếp cận dòng nhạc này .
Ca từ trong các bài hát như lời tâm sự của các anh . Nó mộc mạc , dân dã nhưng cũng đậm chất văn , thơ trong đó . Hầu như chỉ cần ca sỹ cất lên lời bài hát mà chưa cần nhạc đệm , nhiều khi người nghe đã thấy rưng rưng , đã thấy có bóng dáng mình lồng vào quê hương , gia đình , bạn bè....trong bài hát .
Nghe dòng nhạc này ta thấy âm nhạc là đời , đời là âm nhạc . Nhiều bài hát viết cho người vào cuộc chiến . Nhưng chúng ta lại thấy các nhạc sỹ thay người lính chuyển tải vào đó những ca từ rất tình cảm và nhân văn . Không oán trách , căm hờn cuộc chiến , thay vào đó chỉ là nỗi giận hờn vu vơ hay nuối tiếc mong ước ngược lại thời gian khi chưa chiến tranh hoặc hy vọng chiến tranh mau kết thúc để được sống với cuộc sống đời thường của mình .
Những bài hát như Căn nhà ngoại ô , Những ngày xưa thân ái , Giọt buồn không tên , Những đóm mắt hỏa châu , Quán nửa khuya , Trường cũ tình xưa , Nó và tôi , Chín tháng quân trường , Mùa xuân lá khô , Chuyện tình người đan áo , Mùa xuân của mẹ , Xuân này con không về , Tôi chưa có mùa xuân , Viết từ KBC , Lời đầu năm cho con , Xin anh giữ trọn tình quê....và nhiều bài hát nữa sẽ chẳng bao giờ thôi hay các cụ nhỉ .

Không biết ở đây có còn nhiều cụ nghe dòng nhạc này và cảm nhận giống em không ? Các cụ cùng chia sẻ cảm nhận khi nghe dòng nhạc càng nghe , càng ngấm này nhé . ~o)
"Nhạc vàng" là cách định danh dòng nhạc một cách đại khái, để chỉ dòng nhạc được sáng tác và phổ biến ở Miền Nam Việt Nam trước năm 1975, trong đó loại nhạc mà bác thích chỉ là một phần (mặc dù khá lớn). Tôi không thích những bài hát mà bác kể, nhưng thích khá nhiều bài hát phổ biến ở Miền Nam VN trước 1975
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,936
Động cơ
1,030,493 Mã lực
mời cccm thưởng thức...em rất thích bài này ạ ( Tình chết theo mùa đông..chế linh)
 

mhg1910

Xe hơi
Biển số
OF-441847
Ngày cấp bằng
1/8/16
Số km
122
Động cơ
211,360 Mã lực
Tuổi
35
Em mê mẩn nhạc vàng từ tấm bé :(
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,936
Động cơ
1,030,493 Mã lực
Ngày xưa giải phóng miền nam có ông bộ đội xách về được cái đài đĩa than...nghe nhạc vàng thì thôi rồi...em tối cứ phải đi bộ 2km sang nhà ông ý nghe...nếu hôm nào hết pin thì lại về ko cccm ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top