Giai điệu và ca từ nhạc vàng khó mà có thể kể hết ảnh hưởng của nó đến tâm hồn con người.
Riêng em thì mê nhạc vàng đã đành, nhưng khi nghe ca sỹ Bảo Tuấn hát thấy cái chất riêng đượm qua từng câu từ, cách nhả chữ. Một thời kỷ niệm ùa về mình bỗng chợt tìm thấy thứ gì đó rất quý đã đánh mất từ lâu.
Bảo Tuấn hát hay, quá truyền cảm, lột hết cái thần của bài hát. Nhiều bài làm chấn động người nghe lúc đêm về nhưng không ủy mị như Trường Vũ. (Riêng Chế Linh Thời sung sức thường hát với Thanh Tâm, giờ là vợ Bảo Thu như bài "Căn nhà dĩ vãng" thì không ủy mị nhưng về già hoặc lúc không sung cũng nhựa như Trường Vũ).
Bảo Tuấn tuy hát ít nhưng bài nào cũng hát đỉnh cả như "Tà áo đêm Noel", "Tâm sự người lính trẻ" (Từ khi anh thôi học)-->Em cho rằng đây là những bài đỉnh nhất của nhạc vàng về người lính.
Bài "Hai Mùa Mưa" Bảo Tuấn hát là hay nhất (sau cái thời mới xuất hiện với giọng ca Trang Mỹ Dung trong đĩa Sóng Nhạc đầu tiên ngày nào).
"Chuyện người con gái ao sen" Bảo Tuấn đã làm lu mờ giọng Trường Vũ (với cả Núi Đôi). Tím Cả Rừng Chiều cũng quá tuyệt !!!
"Nó và tôi" làm ta như sống lại thời chiến ngày xưa "chiều khu chiến mưa sụt sùi. . ."
"Hận Đồ Bàn" xuất sắc làm người nghe mơ về gót chinh nhân của Chế Bồng Nga, Kiêu hùng và uất hận.
Lâu rồi mới nghe được một giọng ca nhạc vàng có thể khiến lòng người xiêu lòng đến thế.
"Nó", đã lột tả hết tinh túy của nhạc vàng. . .
Không như các ca sĩ trẻ bây giờ hát nhạc vàng. Nào là Quang Dũng với giọng như ngậm sỏi rót mật (Tôi vẫn nhớ. . ."), Cẩm Ly, Đan Trường, Lý Hải, Lệ Quyên, Đàm Vĩnh Hưng. . .cũng xơ cứng khi hát nhạc vàng nên giọng không truyền cảm, không lột hết cái thần của nhạc vàng vì cái tâm không hòa quyện với dòng nhạc.