Em xin hỏi là tại sao gọi là nhạc vàng ợ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhạc vàng là tên gọi dòng
tân nhạc Việt Nam ra đời trong
thập niên 1960 với lời ca trữ tình bình dân được viết trên những giai điệu chậm buồn đều đều (
bolero,
rumba,
ballade...), âm hưởng dân ca, hát bằng giọng thứ quãng âm trung hoặc trầm. Đôi khi nhạc vàng còn được dùng chỉ các bài thời tiền chiến hay "tình khúc 1954-1975" chậm buồn nhưng giai điệu khác với nhạc vàng, hay một số bài đậm chất dân gian nhưng không mang đặc trưng của nhạc vàng theo nghĩa phổ thông (nhiều bài đậm chất dân gian theo điệu chachacha). Đặc trưng của dòng nhạc này là lời ca giản dị, câu nhạc dễ nghe, chất chứa nỗi niềm của một bộ phận trong xã hội, chủ yếu là những người nghèo, bình dân.
Thực chất cụm từ nhạc vàng đã xuất hiện từ thời tiền chiến, màu vàng khi đó biểu thị cho sự sang trọng. Nhưng theo quan điểm của người Cộng sản thời
chiến tranh Đông Dương và
chiến tranh Việt Nam thì chỉ cụm từ nhạc vàng cho các ca khúc tiền chiến và phần lớn ở vùng
Việt Nam Cộng hòa kiểm soát thời chiến tranh cho dù mang âm hưởng Tây phương hay dân gian mà nội dung nhuốm màu bi lụy, yếu đuối, cá nhân chủ nghĩa hay nhạc "tâm lý chiến". Cụm từ "nhạc sến" chỉ dùng ở Miền Nam để phân biệt với "nhạc vàng" thường phối nhạc phương Tây sang trọng hơn, có thể nói đến chia ly, cô đơn, nhưng nội dung không nói đồng quê, nghèo khó, hay kể một câu chuyện. Tuy nhiên trong nhân dân thì cụm từ nhạc vàng hay chỉ các bài theo điệu Bolero... mang âm hưởng dân ca khi đó, chứ không dùng cho nhạc tiền chiến hay "tình khúc 1954-1975". Điểm khác biệt chính giữa "nhạc vàng" và "nhạc sến" là "nhạc vàng" thường theo điệu Slow Rock, Slow ảnh hưởng nhiều của nhạc Thiên Chúa giáo hay triết học hiện sinh, du nhập mạnh mẽ ở miền Nam khi đó, chậm, buồn, đều đều và phong cách
thính phòng, hát bằng giọng Bắc chuẩn, còn "nhạc sến" âm hưởng dân ca hát bằng giọng Bắc, Bắc pha hay giọng địa phương (tùy theo điệu dân ca, nhưng chủ yếu của Nam Bộ), về sau thường hay được hát bằng giọng Nam, hợp hơn với tầng lớp bình dân. Ngoài ra miền nam trước 1975 còn có nhạc quê hương hay được hát bởi các giọng hát "nhạc sến" nên hay được gộp chung nhạc vàng nhưng giới chuyên môn hay tách ra thành nhánh nhạc quê hương, chủ đề rộng về quê hương đất nước hoặc về làng quê đậm chất dân ca cả ba miền, không có chất sến, hát theo giọng địa phương. Cụm từ nhạc sến còn hay được sử dụng trong nhiều nhạc phẩm sau này ảnh hưởng nhạc Hoa, Nhật, Hàn, Thái, hay một số bài pop ballad (sau Đổi Mới), tùy theo giai điệu, ca từ, tư tưởng, nhưng không ai gọi là "nhạc vàng" theo thói quen hay chỉ các ca khúc điệu Bolero, Rhumba mang âm hưởng dân ca, chủ yếu Nam Bộ
[2]. Cách phân chia nhạc vàng, nhạc sến không theo quy cách phân chia nhạc thị trường (phục vụ thị hiếu một bộ phận công chúng để thu lợi nhuận) và nhạc nghệ thuật (có giá trị nghệ thuật) mà chỉ theo giai điệu, ca từ nội dung, kể cả lối hát.
Cụm từ nhạc sến ra đời từ thập niên 1960, của các gia đình thượng lưu người gốc Bắc di cư, có nuôi con sen (Marie Sến) trong nhà và họ gọi nhạc của những người bình dân gốc nông dân chủ yếu di cư từ nông thôn ra là nhạc sến. Một tên gọi khác là "nhạc máy nước", tức nhạc mà những người bình dân hay lấy nước ở các tụ điểm lấy nước công cộng nghe. Báo An ninh thế giới từng viết "Duy Khánh tuy không sến, không rên rỉ như Chế Linh nhưng cũng thuộc hàng phông-tên máy nước" (phông-tên là các điểm lấy nước công cộng ở Sài Gòn trước 1975). Còn "nhạc sến" hiện đại thường ca từ cũng không khác "nhạc sến", khai thác các chủ đề thất tình, hướng ham muốn hưởng thụ cá nhân cho dù có khi chỉ là tình cảm, nhưng có tính trách oán (do thất bại), có khác là ở giai điệu và lối hát trẻ trung hiện đại hơn, nhưng chủ đề thường bó hẹp hơn, ít chịu ảnh hưởng của dân ca. Hiện nay cả hai dòng "sến" này đều được nhà nước chấp nhận, do âm nhạc được xem là một ngành công nghiệp giải trí, và không có một đánh giá cụ thể là nhạc thị trường hay có giá trị nghệ thuật nào đó. Ít nhiều nó phù hợp tâm trạng nhất thời hay tâm lý của một bộ phận xã hội với khách quan.
Link :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhạc_vàng